Mang đa thai: - các biến chứng tiềm ẩn!
Mang đa thai có nhiều nguy cơ hơn mang thai đơn không?
Nguy cơ lớn nhất là bạn sẽ sinh con sớm, làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe.
Những nguy cơ sinh non?
Theo March of Dimes, gần 60% các ca mang thai đôi và hơn 90% ca mang thai ba sẽ sinh non (trước 37 tuần). Thai kỳ mang thai đôi trung bình kéo dài 35 tuần, thai kỳ mang thai ba trung bình 33 tuần, và thai kỳ mang thai bốn trung bình là 29 tuần.
Những đứa trẻ được sinh ra trước khi đủ ngày không thể hoàn toàn sẵn sàng đối mặt với thế giới bên ngoài. Phổi, não và các cơ quan khác của chúng chưa thể phát triển đầy đủ, hệ thống miễn dịch của chúng cũng chưa sẵn sàng để chống nhiễm trùng, và chúng không thể bú hoặc nuốt được.
Bé được sinh ra càng sớm, rủi ro càng lớn. Những trẻ sinh non từ tuần 34 đến tuần 37 thường ổn định rất tốt. Trẻ sinh ra trước 28 tuần có thể sống sót nhưng cần được chăm sóc y tế chuyên sâu và cần thêm một chút yếu tố may mắn.
Nếu bạn chuyển dạ trước 34 tuần, đội ngũ y tế có thể trì hoãn trong vài ngày. Họ sẽ sử dụng thêm thời gian này để điều trị cho con bằng corticosteroid, thuốc giúp phổi và các cơ quan khác phát triển nhanh hơn để tăng cơ hội sống sót. Các con bạn cũng có thể nhận được magie sulfate, giúp giảm nguy cơ bị bại não.
Các biến chứng tiềm ẩn khác khi mang đa thai?
Ngoài việc sinh non, có một số vấn đề có thể xảy ra:
- Thai đôi hoặc đa thai thường không có cơ hội để đạt được cân nặng khỏe mạnh trước khi chúng được sinh ra. Trong khi một đứa trẻ trung bình nặng 3,5kg khi sinh, thì các bé song sinh trung bình nặng khoảng 2,7kg. Các bé trong thai ba thường nặng khoảng 2kg và bé trong thai bốn thường nặng khoảng 1,5kg. Các bé dưới 2,7kg được xem là có cân nặng khi sinh thấp.
- Trẻ sơ sinh có trọng lượng khi sinh thấp có thể gặp vấn đề về sức khoẻ ngay cả khi trẻ không sinh non. Trẻ sinh nhẹ cân thường có biểu hiện khó thở. Chúng có thể không được chuẩn bị đầy đủ để chống lại các bệnh nhiễm trùng, kiểm soát nhiệt độ cơ thể hoặc cân nặng. Vì những lý do này, hầu hết trẻ sơ sinh nhẹ cân phải nằm tại phòng chăm sóc tích cực trước khi về nhà.
- Tiền sản giật là một tình trạng nghiêm trọng được đặc trưng bởi huyết áp cao và protein trong nước tiểu hoặc những bất thường ở thận hoặc gan. Nó phát triển ở khoảng 10 đến 15% phụ nữ sinh đôi, gấp hai đến ba lần tỷ lệ ở phụ nữ mang thai đơn. Tình trạng này cũng có xu hướng phát triển sớm hơn. Và một khi bắt đầu, nó có thể đặc biệt nghiêm trọng. Khi chứng tiền sản giật tiến triển nặng, nó có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan và vị trí của thai nhi, gây ra các vấn đề nghiêm trọng hoặc thậm chí đe dọa đến mạng sống.
- Bệnh tiểu đường thai kỳ phổ biến hơn ở phụ nữ mang đa thai. Nếu bạn mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ, bác sĩ sẽ theo dõi chặt chẽ. Rất có thể bạn sẽ được yêu cầu kiểm soát mức đường máu bằng chế độ ăn kiêng và tập thể dục, nhưng một số phụ nữ cũng cần tiêm insulin hoặc uống thuốc viên. Bệnh tiểu đường thai kỳ nếu kiểm soát kém có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho bạn và con.
- Bong nhau thai, là khi nhau thai tách ra khỏi thành tử cung trước khi sinh, cũng có nhiều khả năng xảy ra hơn khi bạn mang nhiều em bé. Nó có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong nửa sau của thai kỳ và có thể dẫn đến vấn đề về hạn chế tăng trưởng trong tử cung, sinh non, hoặc thai chết lưu. Ở những ca mang đa thai, tình trạng bong nhau thai có thể xảy ra ngay sau khi đứa trẻ đầu tiên được sinh ra bằng đường âm đạo. Khi xảy ra, đứa trẻ còn lại hoặc những đứa trẻ khác còn trong tử cung có thể cần được mổ để đưa ra.
- Hội chứng truyền máu song thai là một biến chứng hiếm gặp nhưng khá nghiêm trọng xảy ra ở những cặp sinh đôi cùng trứng khi máu chảy từ bé này sang bé khác trong nhau thai dùng chung của chúng. Theo March of Dimes, 10 đến 15% cặp song sinh cùng trứng phát triển hội chứng này. Tình trạng này có thể được điều trị bằng cách sử dụng phẫu thuật laser để “gắn” lại các kết nối giữa các mạch máu của những đứa trẻ này.
Tôi có phải nằm một chỗ trên giường không?
Bác sĩ có thể chỉ định bạn nằm một chỗ trên giường, đặc biệt nếu bạn đã phát triển các biến chứng sinh non. Không có bằng chứng nào cho thấy việc nằm một chỗ có thể ngăn cản sinh non ở những phụ nữ mang đa thai, nhưng có một số trường hợp có thể phải giảm hoạt động thể chất của bạn hoặc cần nghỉ ngơi thường xuyên. Nếu bác sĩ đề nghị như vậy, hãy yêu cầu bác sĩ thảo luận về những ưu và khuyết điểm với bạn.
Ngoài ra, xác định chính xác những gì bạn có thể hoặc không thể làm và trong bao lâu. Nằm một chỗ có thể có ý nghĩa là giảm các hoạt động của bạn theo đúng nghĩa đen, không rời khỏi giường vì bất cứ lý do gì. Ngay cả khi thai kỳ của bạn diễn ra “trơn tru” thì hầu hết các bác sĩ cũng khuyên bạn nên hoạt động nhẹ từ đầu tam cá nguyệt thứ ba.
Hãy chuẩn bị cho mình một danh sách các câu hỏi về chỉ định nằm một chỗ để biết chính xác mình cần làm gì.
Nguy cơ nào khiến tôi có thể sảy một con hoặc nhiều hơn?
Khi một thai phụ mang cặp song sinh, một bé có thể bị sẩy thai trong giai đoạn đầu thai kỳ, trong khi bé khác vẫn bình thường. Tình trạng này được gọi là hội chứng biến mất sinh đôi (vanishing twin) – xảy ra ở khoảng 20% trong số các ca sinh đôi. Nếu bạn đang mang thai ba, có 40% nguy cơ mà một hoặc nhiều bé sẽ sẩy trong nửa đầu thai kỳ.
Trong những ngày trước khi siêu âm, những ca sẩy thai này phần lớn không được chú ý. Triệu chứng duy nhất là xuất huyết âm đạo và đứa trẻ còn lại thường vẫn phát triển bình thường.
Thai chết lưu – sẩy một bé sau 20 tuần – đôi khi khá phổ biến ở những ca mang đa thai, nhưng tình trạng này vẫn rất hiếm. Chỉ có khoảng 1 đến 2% các ca sinh đôi hoặc ba bị chết lưu, so với khoảng 0,5% ca mang thai đơn.
Một số đứa trẻ bị chết lưu ở cuối thai kỳ và được sinh ra cùng với đứa trẻ còn sống. Trong một vài trường hợp hiếm gặp thì đứa trẻ chết lưu có thể được sinh ra trước vài tuần đứa trẻ còn sống.
Nếu bạn mang cặp song sinh cùng trứng, cùng nhau thai, thì tình trạng sẩy một bé sau 20 tuần có thể rất nguy hiểm cho bé sống sót còn lại. Nếu các bé của bạn không cùng nhau thai, thì có cơ hội lớn bé còn lại vẫn phát triển bình thường.
Trong cả hai trường hợp, bác sĩ sẽ thăm khám và kiểm tra. Nếu bé còn lại không bị ảnh hưởng ngay lập tức, thường không có lý do gì để kích mẹ sinh sớm.
Tôi có thể làm gì để giảm nguy cơ mắc các vấn đề trên?
Mặc dù nhiều biến chứng khi mang thai đôi hoặc đa thai không liên quan nhiều đến lối sống hoặc hành vi của bạn, nhưng việc được xác nhận sớm rằng mình đang mang thai đôi hoặc đa thai sẽ giúp bác sĩ có nhiều thời gian để theo dõi và điều trị bất kỳ biến chứng nào xảy ra.
Hãy tự mình tìm hiểu về những nguy cơ và biến chứng phổ biến nhất khi mang thai đôi, đa thai, nhưng đừng quá ám ảnh về chúng. Tìm hiểu và làm quen với các dấu hiệu cảnh báo sinh non. Hãy chắc chắn bạn ăn uống tốt và cung cấp đủ nước. Cuối cùng, không được bỏ bất kỳ buổi thăm khám nào với bác sĩ và chắc chắn làm theo hướng dẫn của họ.
Các bác sĩ khuyên phụ nữ mang thai không nên chủng ngừa vắc-xin sống, sử dụng virus được làm suy yếu, như vắc-xin MMR (sởi, quai bị và rubella) và vắcxin thủy đậu. Nhưng có hai loại vắc xin mà bác sĩ khuyến cáo các bà bầu nên tiêm: vắc xin cúm và Tdap (uốn ván-bạch hầu-ho gà).
Sự lo lắng trở thành vấn đề khi cảm xúc mạnh mẽ đến nỗi không biến mất hoặc bắt đầu can thiệp vào cuộc sống hàng ngày của bạn. Nếu những suy nghĩ của bạn ngăn cản bạn làm những việc mà bạn thường làm, thì đó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn mắc chứng rối loạn lo âu.
Nhiều người thắc mắc các triệu chứng bệnh lupus bùng phát khác gì với các triệu chứng mang thai?
Hầu hết các trường hợp mang thai đều không có biến chứng. Điều đó cho thấy, rất hữu ích khi biết được các vấn đề y tế nghiêm trọng ảnh hưởng nhiều nhất đến những bà mẹ trong tương lai. Dưới đây là hướng dẫn cơ bản về 7 biến chứng thai kỳ phổ biến nhất:
Một phụ nữ mang thai có thể phải đối mặt với sự thay đổi tâm trạng, thèm ăn, khó chịu, buôn nôn và một loạt các bệnh thai nghén khác. Nếu mọi thứ chưa đủ thì hãy tưởng tượng sẽ như nào nếu bạn đời của bạn cũng bắt đầu trải qua những triệu chứng tương tự như vậy?
- 1 trả lời
- 1132 lượt xem
Năm ngoái, vợ em mang thai và sinh non ở tuần thai thứ 29, bé được 1,15 kg, nhưng không nuôi được. Giờ, vợ em đang mang song thai ở tuần thứ 12, với một bánh rau và hai buồng ối. Bs khám bảo: cổ tử cung vợ em hơi bị ngắn và yếu nên có thể khâu cổ tử cung. Nhưng vợ chồng về cân nhắc kỹ vì đôi khi, cũng có thể sảy ra biến chứng đấy. Hiện, vợ chồng em rất hoang mang. Mong nhận được lời khuyên của bs ạ?
- 1 trả lời
- 996 lượt xem
Bác sĩ ơi, tôi tiêm phòng trong khi đang mang thai thì có an toàn cho em bé không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 725 lượt xem
Thưa bác sĩ, tôi đang mang thai, tôi có thể tiêm vắc xin để đi du lịch không ạ? Việc tiêm vắc xin như vậy có an toàn cho tôi và thai nhi không, thưa bác sĩ?
- 1 trả lời
- 671 lượt xem
Bác sĩ cho hỏi, sử dụng liệu pháp quấn tảo biển nóng để làm đẹp khi đang mang thai có an toàn không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 581 lượt xem
Tháng tới, Bv Phụ sản hẹn chuyển phôi trữ đông vào cơ thể để chuẩn bị mang thai cho em. Đầu tháng này, em bị chó cắn nên phải đi tiêm vacxin phòng dại Verorab của Pháp. Em đã tiêm được 3 mũi. Nếu tiêm nốt 2 mũi cuối thì sẽ trùng với lịch hẹn dùng thuốc hỗ trợ nội mạc tử cung của Bv. Giờ, em biết tính sao đây?