1

Bị cúm khi mang thai: những điều cần biết

Bị cúm khi mang thai: những điều cần biết Bị cúm khi mang thai: những điều cần biết

Nội dung chính bài viết:

  • Phụ nữ mang thai bị cúm thường rất lo sợ do có nhiều mối nguy hiểm đe dọa sức khỏe cả mẹ và thai nhi đang phát triển, trong đó viêm phổi là một trong các mối lo ngại.
  • Phát hiện sớm triệu chứng và điều trị là chìa khóa.
  • Tamiflu được chứng minh là an toàn và có hiệu quả trị bệnh cúm cho phụ nữ có thai.
  • Vắc-xin phòng cúm được khuyến khích tiêm cho mọi người, không riêng gì phụ nữ có thai. Loại vắc xin này không những đem lại nhiều lợi ích trong thời gian thai kỳ mà còn giúp bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi bệnh cúm suốt 6 tháng sau sinh.
  • Tuân thủ các biện pháp phòng tránh để giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc bệnh cúm khi mang thai.

Tại sao bệnh cúm lại đặc biệt nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai?

Mang thai ức chế hệ thống miễn dịch và gây căng thẳng cho tim, phổi. Điều này có thể khiến cho phụ nữ mang thai bị cảm cúm.

Cơ thể của phụ nữ khi mang thai sẽ tự nhiên giảm khả năng phòng bệnh trong suốt thai kỳ để hệ thống miễn dịch của cơ thể không “từ chối” em bé. Trong thời gian này, tim và phổi hoạt động nhiều hơn để cung cấp máu và oxy cho bạn và thai nhi, hơn nữa phổi phải hoạt động trong một không gian nhỏ hơn do áp lực từ chiếc bụng ngày càng to dần. Tất cả những điều này góp phần gây căng thẳng cho cơ thể bạn, khiến bạn dễ bị bệnh hơn.

Phụ nữ mang thai mắc bệnh cúm nghi cơ gặp các biến chứng nghiêm trọng có thể cần nhập viện, và thai nhi có nhiều nguy cơ không phát triển đủ trong bụng mẹ. Viêm phổi là mối lo ngại lớn nhất – một căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng và cũng có thể làm tăng nguy cơ sinh non.

Phụ nữ mang thai bị cúm cũng có nguy cơ cao mắc phải các biến chứng liên quan đến bệnh cúm trong thời kỳ hậu sản.

Tất nhiên, nhiều mẹ bầu bị nhiễm cúm không có biến chứng. Nhưng theo thống kê, bạn có nhiều khả năng phát triển một tình trạng nghiêm trọng nếu nhiễm cúm khi mang bầu.

Tôi nên đề phòng những triệu chứng nào của bệnh cúm?

Các triệu chứng của bệnh cúm đến bất ngờ, có thể gồm sốt, đau nhức, mệt mỏi, đau đầu và các triệu chứng của cảm lạnh như sổ mũi hoặc nghẹt mũi, đau họng, ho, và ớn lạnh. Bạn cũng có thể bị tiêu chảy hoặc ớn lạnh. Hãy gọi bác sĩ nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nào dưới đây để họ có thể quyết định xem bạn có cần điều trị không.

Cần can thiệp y tế ngay lập tức nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào dưới đây:

  • Khó thở hoặc hơi thở ngắn
  • Sốt hoặc ho thuyên giảm nhưng chúng lại tái phát hoặc trở nên tồi tệ hơn
  • Đau hoặc cảm thấy nặng ngực hoặc bụng kéo dài
  • Chóng mặt dai dẳng, lú lẫn, buồn ngủ hoặc mê mệt
  • Nôn mửa nặng hoặc dai dẳng
  • Không cảm thấy nhiều dấu hiệu thai máy
  • Sốt cao không đáp ứng với acetaminophen
  • Co giật
  • Yếu người hoặc loạng choạng
  • Không đi tiểu
  • Đau cơ nghiêm trọng

Tôi nên làm gì nếu tôi cảm thấy mình đang bị cúm?

Điều trị sớm là chìa khóa, vì vậy nếu bạn đang mang thai (hoặc đã sinh con hoặc đã mất thai trong vòng 2 tuần qua) và có các triệu chứng giống bệnh cúm, hãy gọi điện cho bác sĩ ngay lập tức để biết cách xử trí.

Nếu bạn bị ốm với các triệu chứng cúm thì hãy ở nhà, hạn chế tiếp xúc với người khác, và gọi cho bác sĩ. Họ sẽ xác định xem bạn có cần phải đi xét nghiệm hay điều trị gì hay không. Các xét nghiệm có thể bao gồm lấy dịch mũi (thực hiện tốt nhất trong 4 ngày đầu sau khi bị ốm). Nếu bạn ở nhà một mình, hãy nhờ người khác đến kiểm tra thường xuyên.

Nếu bạn tiếp xúc gần với người bị cúm, hãy gọi bác sĩ của bạn để xem việc điều trị có làm giảm nguy cơ bị lây cúm hay không. Lưu ý rằng những người bị cúm sẽ truyền nhiễm từ ngày trước khi họ xuất hiện các triệu chứng và vẫn tiếp tục lây nhiễm đến một tuần sau khi họ bị ốm.

Tôi nên điều trị cảm cúm như thế nào khi đang mang thai

Hạ sốt ngay lập tức (sốt khi mới mang thai có thể liên quan tới các dị tật ống thần kinh ở trẻ sơ sinh). Acetaminophen được khuyến cáo sử dụng để hạ sốt cho phụ nữ mang thai.

Gọi cho bác sĩ ngay lập tức nếu bạn có bất kỳ triệu chứng bệnh cúm nào. Nếu bác sĩ xác nhận hoặc nghi ngờ bạn bị cúm, bác sĩ sẽ kê thuốc kháng virus cho bạn (Xem bên dưới).

  • Uống nhiều chất lỏng.
  • Nếu bạn ăn không ngon, hãy thử ăn nhiều bữa nhỏ để duy trì lượng dinh dưỡng.
  • Nghỉ ngơi nhiều.
  • Tránh lây lan bệnh cúm, hãy giữ khoảng cách với những người khác khi bạn bị ốm.

Sử dụng thuốc chống virus như Tamiflu để trị bệnh cúm có an toàn khi mang thai không?

Câu trả lời là có. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), một loại thuốc chống virus đường uống có tên oseltamivir (Tamiflu) được khuyên dùng cho bà bầu vì thuốc này có nhiều dữ liệu nhất cho thấy độ an toàn và có lợi trong thai kỳ. Một loại thuốc kháng virus khác đôi khi được kê cho phụ nữ có thai bị cúm là zanamivir (Relenza). Tuy nhiên, không có nhiều dữ liệu về độ an toàn của thuốc này khi sử dụng trong thai kỳ.

Các thuốc kháng virus có thể giúp bệnh của bạn ít nghiêm trọng hơn, giúp bạn cảm thấy tốt hơn và ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng của bệnh cúm như viêm phổi. Thuốc chống virus hoạt động hiệu quả nhất khi bạn bắt đầu dùng thuốc trong vòng 2 ngày từ khi có triệu chứng.

Một số bác sĩ sẽ kê đơn thuốc chống virus để giảm nguy cơ mắc bệnh của bạn. Hoặc bác sĩ có thể quyết định không cần dùng thuốc kháng virus trừ khi bạn phát triển các triệu chứng.

Nếu được kê thuốc kháng virus, bạn sẽ sử dụng thuốc tối đa khoảng 7 ngày. Bạn vẫn có thể bị lây bệnh trong khi sử dụng thuốc – ít nhất là 4 ngày, và có thể lâu hơn – vì thế hãy đề phòng những người xung quanh.

Uống thuốc cùng với bữa ăn có thể giúp tránh buồn nôn, nôn mửa – tác dụng phụ phổ biến nhất của Tamiflu. (Tất nhiên, buồn nôn và nôn mửa cũng có thể là các triệu chứng của bệnh cảm cúm cũng như khi mang thai).

Lưu ý: Tamiflu không giống Theraflu. Tamiflu là tên biệt dược của thuốc kháng virus oseltamivir – loại thuốc phải được bác sĩ kê đơn. Theraflu là tên biệt dược của một loại thuốc bán tự do, có chứa thành phần giảm đau và các thfnh phần khác. Nó có thể làm dịu một số triệu chứng tạm thời, nhưng không ngăn được quá trình phát triển của virus cúm. Bởi vì Theraflu có chứa phenylephrine nên không được khuyến khích trong thời kỳ mang thai.

Biện pháp phòng ngừa lây nhiễm cúm

  • Tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh cúm càng sớm càng tốt, khi bắt đầu mùa thu. Sẽ mất khoảng vài tuần để hệ miễn dịch của bạn phát triển sau khi tiêm vắc xin. Tuy nhiên, ngay cả khi bạn chưa tiêm vaccine vào mùa thu, bạn vẫn nên tiêm muộn nhất vào tháng 3, bởi vì bệnh cúm có thể tiếp diễn vào mùa xuân. Đừng lo lắng – bạn không thể bị cúm do tiêm vắc-xin phòng cúm. Điểm cộng: bạn có thể bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi bệnh cúm trong suốt 6 tháng sau khi sinh.
  • Rửa tay thường xuyên: ngay trước khi ăn, sau khi hắt hơi, và sau khi đi vệ sinh. Áp dụng các bước rửa tay tiêu chuẩn, chà xát 2 mặt của bàn tay với xà phòng trong ít nhất 20 phút và rửa sạch tay dưới vòi nước chảy. Khi không có sẵn nước và xà phòng, hãy sử dụng khăn lau tay dùng 1 lần hoặc nước/ gel rửa tay khô có chứa cồn với nồng độ cồn thấp nhất là 60%.
  • Đừng chạm vào mắt, mũi, hoặc miệng của bạn. Có thể bạn nghĩ rằng tay mình sạch nhưng nếu bạn chạm vào tay nắm cửa, chén, tay cầm tủ lạnh hoặc bất kỳ vật dụng nào khác mà người khác đã chạm tay bị nhiễm virus của họ vào thì tay bạn sẽ mang theo vi rút và có thể lây nhiễm sang bạn.
  • Thường xuyên lau sạch các bề mặt ở nhà chẳng hạn như đồ chơi, bàn cạnh giường ngủ, tay nắm cửa, điện thoại, và quầy bếp và phòng vệ sinh với chất khử trùng. Virus và vi khuẩn có thể sống từ 2-8 giờ trên bề mặt cứng.
  • Tránh xa những người bị bệnh, kể cả bất cứ ai bị bệnh trong nhà bạn.
  • Nếu có ai đó trong ngôi nhà bạn sống mà bị cúm, bác sĩ có thể khuyên bạn uống thuốc chống virus.

Tiêm văc-xin phòng cúm khi mang thai có an toàn không?

Có an toàn. Theo CDC và các cơ quan y tế khác của chính phủ, việc tiêm phòng cúm đã được chứng minh là an toàn và có hiệu quả cho phụ nữ mang thai và thai nhi đang phát triển ở tất cả các giai đoạn của thai kỳ bao gồm cả 3 tháng đầu.

Tiêm phòng cúm thực sự được khuyến khích, không phải mỗi khi mang thai. Vắc xin phòng cúm giúp giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh cúm nặng và rất hiệu quả trong việc bảo vệ thai nhi.

Bạn cần tiêm phòng cúm hàng năm ngay cả khi bạn đã tiêm phòng trong những năm trước đó, vì các chủng cúm khác nhau xuất hiện mỗi năm. Tốt nhất nên tiêm phòng cúm ngay khi bắt đầu mùa thu – tốt nhất là vào cuối tháng 10 để bạn được bảo vệ trước khi mùa cúm bắt đầu.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: quá trình
Tin liên quan
Sử dụng cần sa trong thai kỳ - Những điều cần biết!
Sử dụng cần sa trong thai kỳ - Những điều cần biết!

Chúng ta không biết nhiều về những tác động có thể xảy ra. Tuy nhiên, trong khi nghiên cứu về điều này hiện vẫn đang được tiến hành thì hầu hết các chuyên gia, bao gồm cả Trường Cao đẳng Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) và Học viện Nhi khoa Mỹ (AAP) đều khuyên thai phụ không nên sử dụng cần sa. Tại sao?

Những điều lưu ý khi cho con bú mẹ lúc mang thai
Những điều lưu ý khi cho con bú mẹ lúc mang thai

Cho con bú trong khi mẹ đang mang thai có an toàn không? Mẹ cần lưu ý những gì để vẫn cho con bú được mà lại an toàn cho thai nhi? Cùng suckhoe123 tìm hiểu trong bài viết đưới đây!

Những Điều Cần Biết Về Kỳ Kinh Đầu Tiên Sau Khi Sảy Thai
Những Điều Cần Biết Về Kỳ Kinh Đầu Tiên Sau Khi Sảy Thai

Sảy thai sẽ gây ảnh hưởng lớn đến cả tâm lý và thể chất của người phụ nữ. Sau khi sảy thai, thường phải mất khoảng một tháng thì cơ thể mới hồi phục trở lại trạng thái bình thường. Trong thời gian này, kinh nguyệt sẽ trở nên bất thường nhưng đây không phải là vấn đề đáng lo ngại.

Những nguy cơ nếu mang thai và có con ở độ tuổi 35 trở lên
Những nguy cơ nếu mang thai và có con ở độ tuổi 35 trở lên

Trở ngại lớn nhất đối với những phụ nữ từ 35 tuổi trở lên có thể là khả năng có thai ngay lập tức.

Thuốc điều trị thiếu máu do thiếu sắt trong thời kỳ mang thai
Thuốc điều trị thiếu máu do thiếu sắt trong thời kỳ mang thai

Điều trị sớm tình trạng thiếu máu do thiếu sắt trong khi mang thai sẽ bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé tốt hơn, giảm thiểu một số nguy cơ trong thai kỳ.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Tôi nghĩ chân mình to hơn khi mang thai, điều này có thể không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  834 lượt xem

- Bác sĩ ơi, tôi cảm thấy chân mình to hơn trong khi mang thai. Điều này có đúng không, thưa bác sĩ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với nhé!

Điều trị bệnh rơ lưỡi khi mang thai
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1832 lượt xem

Em bị nhiễm nấm Candida ở lưỡi nên thường hay phải sử dụng bột rơ lưỡi có chứa Nystatin. Nhưng trong thời gian em đang mang thai, liệu điều đó có làm ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi không?

Khám thai tiếp ở Bv Phụ sản TW, phải mang theo những gì?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  493 lượt xem

Em có thai 24 tuần (song thai). Bình thường, em khám và chích ngừa tại phòng khám tư nhân ở gần nhà. Giờ, em muốn đăng kí khám thai tiếp theo tại Bv Phụ sản TW có được không? Đi khám cần mang theo những gì ạ?

Uống kháng sinh khi không biết đã mang thai 2 tuần?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  2937 lượt xem

Em bị cảm, đã dùng 3 loại thuốc: cefixim, metason, rhumedol. Thấy trễ kinh, em đi khám, bác sĩ cho biết, em đã có thai khoảng hơn 2 tuần rồi. Vậy, 3 loại thuốc ấy có ảnh hưởng gì tới thai nhi không ạ?

Chụp X-quang khi không biết đã mang thai, có sao không?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1424 lượt xem

Tuần trước, em bị đau nửa đầu nên có đi chụp X-quang đầu. Hôm qua, em đi khám thì mới phát hiện là mình đã mang thai đuợc 5 tuần. Việc em chụp X- quang đầu như vậy, có ảnh hưởng gì tới thai nhi không ạ? Trả lời

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây