Những điều lưu ý khi cho con bú mẹ lúc mang thai
Cho con bú trong khi mẹ đang mang thai có an toàn không?
Chắc chắn là có! Không có lý do gì để không tiếp tục cho con bú khi đang mang thai nếu bạn muốn làm như vậy. Nhiều bà mẹ không chỉ tiếp tục cho con bú trong thời kỳ mang thai mà còn “nuôi bú song song" - nghĩa là cho cả bé lớn và bé sơ sinh bú.
Bạn có thể lo mình sẽ không thể ăn đủ để vừa nuôi dưỡng cho đứa trẻ ở bên trong vừa sản xuất đủ sữa để cho đứa trẻ lớn bú, nhưng cơ thể chúng ta rất tuyệt vời, chúng biết chính xác phải làm gì. Ăn uống lành mạnh và cân bằng - ăn khi bạn đói và uống khi bạn khát - là tất cả những gì bạn cần làm.
Những lưu ý khi bạn cho con bú trong thời gian mang thai
Dưới đây là một số điều khác cần lưu ý khi bạn cho con bú trong thời gian mang thai. Tất cả những điều này đều là hoàn toàn bình thường:
- Núm vú và vú của bạn có thể nhạy cảm hơn trong thai kỳ
- Nguồn cung cấp sữa có thể giả chút ít
- Những đứa trẻ mới chập chững biết đi và biết nói có thể nói với bạn rằng sữa của bạn có vị khác. Tại sao? Vì đến cuối thai kỳ, sữa mẹ sẽ thay đổi thành loại sữa non (sữa non là sữa có màu vàng sẫm mà cơ thể bạn sản xuất trong lúc mang thai và vài ngày đầu sau khi sinh con).
Một số bà mẹ lo ngại rằng, kích thích núm vú trong khi cho con bú sẽ dẫn đến việc chuyển dạ sớm. Đúng là kích thích núm vú sẽ kích thích sản xuất hormone oxytocin, làm suy giảm sữa và cũng đóng vai trò trong các cơn co thắt khi bạn chuyển dạ. May mắn là, lượng oxytocin giải phóng ra không đủ để kích thích chuyển dạ trong những điều kiện bình thường. Đôi khi thai phụ có vài cơn co thắt nhẹ, nhưng đó là bình thường và không có gì phải lo lắng.
Việc phóng thích oxytocin chỉ là đáng lo ngại nếu bạn có nguy cơ chuyển dạ sớm và bác sĩ đã yêu cầu bạn phải nằm một chỗ trên giường, không được phép âu yếm hay kích thích vú. Nếu bạn là một trong những người có nguy cơ và bác sĩ lo lắng rằng bất cứ hành động kích thích ngực nào cũng có thể dẫn đến việc chuyển dạ sớm, thì hai người có lẽ sẽ muốn thảo luận về tình trạng riêng của bạn. Bác sĩ có thể muốn bạn cai sữa cho đến khi đứa trẻ chào đời hoặc có thể khuyến khích bạn cắt giảm số lần cho con bú.
Trở ngại lớn nhất đối với những phụ nữ từ 35 tuổi trở lên có thể là khả năng có thai ngay lập tức.
Tiểu đường thai kỳ nếu không được kiểm soát tốt sẽ dẫn đến các biến chứng cho cả mẹ và bé trong khi mang thai và khi sinh nở.
Điều trị sớm tình trạng thiếu máu do thiếu sắt trong khi mang thai sẽ bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé tốt hơn, giảm thiểu một số nguy cơ trong thai kỳ.
Bà bầu có thể thắc mắc không biết nên ngừng dùng thuốc điều trị bệnh lupus ban đỏ hay không? Nhưng việc dừng thuốc cũng rất nguy hiểm, không chỉ đối với bạn, mà còn đối với con. Nếu không dùng thuốc, lupus có thể bùng phát trong thai kỳ, dẫn đến nguy cơ xảy ra biến chứng cao hơn. Cùng tìm hiểu những kiến thức trong bài viết dưới đây để có thể đưa ra lựa chọn tốt nhất cho mình.
Trong thời kỳ mang thai, bạn rất dễ lo lắng về mọi cơn đau nhỏ nhặt và việc lựa chọn thực phẩm, nhưng hãy ghi nhớ rằng phần lớn những đứa bé đều ổn. Hãy lắng nghe các bà mẹ đã từng có kinh nghiệm trong cộng đồng nói về những gì nên loại khỏi danh sách lo lắng của bạn.
- 1 trả lời
- 989 lượt xem
- Bác sĩ ơi, tôi cảm thấy chân mình to hơn trong khi mang thai. Điều này có đúng không, thưa bác sĩ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với nhé!
- 1 trả lời
- 1979 lượt xem
Em bị nhiễm nấm Candida ở lưỡi nên thường hay phải sử dụng bột rơ lưỡi có chứa Nystatin. Nhưng trong thời gian em đang mang thai, liệu điều đó có làm ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi không?
- 1 trả lời
- 619 lượt xem
Em có thai 24 tuần (song thai). Bình thường, em khám và chích ngừa tại phòng khám tư nhân ở gần nhà. Giờ, em muốn đăng kí khám thai tiếp theo tại Bv Phụ sản TW có được không? Đi khám cần mang theo những gì ạ?
- 1 trả lời
- 413 lượt xem
Nghe nói trước khi mang thai nên uống bổ sung sắt ít nhất 3 tháng. Nếu đúng vậy thì nên uống sắt loại nào, có cần phải đến bs không hay chỉ ra Nhà thuốc mua là được? Hiện, em đang chích ngừa 6 trong 1 trước khi mang thai và em có cần chuẩn bị thêm gì nữa không ạ?
- 1 trả lời
- 837 lượt xem
Năm trước, bà xã tôi có bầu nhưng thai ngoài tử cung, dùng thuốc không được nên cuối cùng phải cắt bỏ 1 bên. Giờ, bà xã tôi có thai lại được 6 tuần. Đi khám, bs bảo đã có tim thai, nhưng thai vẫn ngoài tử cung. Như vậy, vợ tôi có phải bỏ thai không ạ?