1

Những điều cần biết khi xỏ khuyên, xăm hình lúc mang thai

Xỏ khuyên trong quá trình mang thai có an toàn không? Mang thai có nên tháo bỏ khuyên rốn? Xăm hình trong quá trình mang thai thì thế nào? Cách chăm sóc hình xăm khi mang thai sẽ như thế nào? Đó là những câu hỏi xung quanh nghệ thuật hình thể được các bà mẹ vô cùng quan tâm. Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây!
Những điều cần biết khi xỏ khuyên, xăm hình lúc mang thai Những điều cần biết khi xỏ khuyên, xăm hình lúc mang thai

Xỏ khuyên

Xỏ khuyên trong quá trình mang thai có an toàn không?

Cho dù bạn có đang nghĩ đến việc có xỏ khuyên vú, cơ quan sinh dục và thai nhi trong bụng đang dần lớn lên hay không, thì cũng nên suy nghĩ lại. “Việc đâm xuyên da trong thai kỳ là một ý tưởng không hề hay ho, vì nó làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng, sau đó có thể lây vào dòng máu” - theo theo Diana Madfes, bác sĩ da liễu đồng thời là hướng dẫn lâm sàng tại Trung tâm Y tế Mt. Sinai ở Manhattan. Đang mang thai khiến miễn dịch của bạn bị suy yếu nên sẽ dễ bị nhiễm trùng hơn.

Như vậy nếu mang thai và đã xỏ khuyên rồi thì sao? Nếu thế thì đừng sợ, cơ thể hiện tại của bạn sẽ không làm hại đến thai nhi trong bụng. Đọc thêm về các mẹo chăm sóc cho các vị trí xỏ khuyên.

Tôi có nên tháo bỏ khuyên rốn không?

Quần jean yêu thích không phải là thứ duy nhất bạn thấy chật chội hơn khi vòng eo dần mở rộng. “Nếu bắt đầu thấy khuyên rốn chặt hơn, hãy tháo bỏ nó hoặc thay nó bằng trang sức rộng rãi, thoải mái hơn”, Joey Wyman – từng là người chuyên xỏ khuyên cơ thể và hiện là bà mẹ của đứa trẻ 5 tháng tuổi cho biết. Thay đổi khuyên tròn của bạn bằng loại luyên móc hình lưỡi câu, nó sẽ uốn cong thoải mái với vòng bụng đang phát triển của bạn. Wyman cho biết, bạn sẽ không cần lo lắng hay thận trọng nếu đã xỏ khuyên được ít nhất 3 đến 4 năm vì lỗ khuyên trong trường hợp này sẽ không tịt vào.

Nếu vẫn cảm thấy thoải mái khi giữ khuyên trong suốt thai kỳ và bác sĩ cho phép, hãy cứ đeo nó như bình thường. Nguy cơ nó ảnh hưởng đến lúc sinh thực sự rất nhỏ. Leslie Kardos, một bác sĩ tại Trung tâm Y tế California Pacific ở San Francisco và mẹ của hai đứa con, cho biết: "Chúng tôi luôn có thể thao tác xung quanh khuyên rốn, thực ra tôi vẫn để khuyên của mình khi sinh đứa con thứ hai mà chẳng có vấn đề gì xảy ra”.

khuyen rốn

Vết rạch khi sinh mổ sẽ chạy theo đường viền quần nhỏ, không ảnh hưởng gì đến vùng rốn. Và nếu vì một lý do gì đó, khuyên rốn gây vấn đề trong quá trình sinh, nó có thể được tháo ra một cách dễ dàng.

Cách làm sạch khuyên rốn?

Hãy chăm sóc khuyên rốn như các bạn đã làm trước khi mang thai, lau rửa sạch sẽ bằng xà phòng và nước ấm. Quan trọng là giữ cho lỗ khuyên luôn sạch sẽ nhưng bạn cũng nên đặc biệt cẩn thận với khuyên rốn vì nó thường dễ bị nhiễm trùng hơn các lỗ xỏ ở các vị trí khác. Vì thực tế rốn là nơi có xu hướng tích tụ vi khuẩn nhiều hơn cả.

Tôi có nên tháo bỏ khuyên vú không?

Khi nhắc đến khuyên vú, ý kiến của bác sĩ sản khoa Kardos có phần thận trọng hơn khuyên rốn: “Tốt nhất là nên thảo bỏ khuyên vú khi bạn mang thai, đặc biệt là nếu bạn dự định cho con bú”. Ngoài việc gây nguy hiểm cho trẻ sơ sinh, Kardos chỉ ra rằng, khuyên vú còn can thiệp vào khả năng ngậm vú đúng cách của bé và sữa cũng có thể rỉ vào lỗ khuyên.

Tốt nhất là bạn nên tháo khuyên vú và để nó lành lặn lại. Một khi bé ngừng bú bạn có thể xỏ lại.

khuyên vú

Tôi có nên tháo bỏ khuyên ở vùng kín của mình không?

Hãy nghe theo sự thoải mái của mình “Nếu khuyên ỏ vùng kín không làm phiền bạn trong suốt thai kỳ, hãy cứ đeo và để nó ở đó” bác sĩ sản khoa Kardos cho biết. Tuy nhiên cô ấy khuyên nên tháo nó ra khi đã đến ngày dự sinh vì tình trạng kéo căng quá nhiều khi sinh con có thể khiến lỗ khuyên dễ bị rách dẫn đến tổn thương âm đạo thêm.

Các làm sạch lỗ khuyên vùng kín?

Chăm sóc lỗ khuyên vùng kín như bạn vẫn thường làm trước khi mang thai, lau rửa sạch sẽ với xà phòng và nước ấm.

Xăm hình

Xăm hình trong quá trình mang thai có an toàn không?

Không hề an toàn, vì như thế nghĩa là bạn đang tự đặt mình vào nguy cơ mắc các bệnh lây nhiễm qua đường máu như viêm gan B, viêm gan C và HIV từ kim tiêm bị nhiễm bệnh. Thực tế hầu hết các nghệ sĩ xăm và xỏ khuyên được cấp phép đều sử dụng các dụng cụ vô trùng, do đó nguy cơ rất thấp – nhưng có thể khi mang thai một sinh linh, bạn sẽ không muốn tự rước hiểm họa cho mình. Aleph Kali, quản lý Tattoo City ở San Francisco, cho biết “Tại sao lại đặt thêm áp lực cho cơ thể đang ngày một thay đổi của mình trong khi bạn hoàn toàn có thể chờ cho đến sau khi đứa trẻ được sinh ra và xăm tên đứa nhỏ này trên lưng mình”.

Nếu quyết định hi sinh cho con, tốt nhất hãy chờ cho đến khi đã cho con bú sữa mẹ xong. Vì nếu lỡ bị nhiễm trùng bạn có thể lây truyền sang con qua sữa mẹ.

Cách chăm sóc hình xăm của tôi

May mắn là hình xăm đã có sẵn trên người thai phụ sẽ không ảnh hưởng đến em bé, nhưng ngược lại em bé đang dần lớn lên trong bụng thì có thể ảnh hưởng đến hình xăm của bạn. Các vết rạn da có thể khiến một hình xăm bị đổi màu và biến dạng.

Diane Madfes, bác sĩ da liễu và hướng dẫn lâm sàng tại Mt. Trung tâm Y tế Sinai ở Manhattan, khuyên nên giữ ẩm da thường xuyên. Madfes nói: "Tôi nói với các bệnh nhân của tôi phải dưỡng ẩm hai lần một ngày. Bất kỳ loại dưỡng ẩm nào đều có hiệu quả nhưng tôi thường thích loại chứa bơ hạt mỡ vì nó giúp tạo thành một hàng rào bảo vệ. Bôi loại kem này lên cơ thể với chuyển động tròn và cố gắng từ từ kéo căng da khi bôi vào”. Mặc dù không có bằng chứng khoa học nào chứng minh kem chống rạn da có thể ngăn ngừa được những vết rạn da khi mang thai nhưng chúng sẽ giúp giữ ẩm cho da.

xam hinh 2

Vậy phải làm gì nếu bạn đã thử tất cả các loại kem dưỡng ẩm để kiểm soát các vết rạn da cũng như hình xăm nhưng cuối cùng trông chúng vẫn tệ hơn? Vâng, may mắn là các hình xăm có thể sửa lại sau khi sinh, khi cơ thể bạn đã trở lại trạng thái bình thường như trước khi xăm. Sự khác biệt về cấu trúc da do các vết rạn gây ra sẽ vẫn còn nhưng màu sắc của hình xăm sẽ được khôi phục trở lại, theo Joey Wyman, cựu nghệ sĩ xăm hình ở San Francisco.

Sử dụng màu mực xăm từ thực vật trong thời kỳ mang thai có an toàn không?

Trong suốt hơn 5000 năm qua, phụ nữ trên khắp thế giới đã trang trí và kỉ niệm trên cơ thể mang thai của mình bằng những thiết kế Henna đẹp. (Xăm hình Henna là hình thức xăm tạm thời với việc sử dụng màu mực có nguồn gốc từ thực vật, do đó dễ dàng xóa bỏ). Mặc dù không có nghiên cứu chính xác nào về kiểu xăm Henna này trong thai kỳ, nhưng những hình xăm tạm thời với mực xăm từ thực vật này sẽ an toàn miễn là bạn tuân thủ một số lưu ý. Giống như bất cứ sản phẩm làm đẹp cơ thể nào, bạn nên kiểm tra với bác sĩ trước khi sử dụng Henna.

henne

Diane Madfes, bác sĩ da liễu ở New York và là hướng dẫn viên lâm sàng tại Trung tâm Y tế Mt.Sinai ở Manhatta, cho biết: "Khi đang mang thai, da của bạn nhạy cảm hơn nhiều, vì vậy có thể dễ bị dị ứng với thuốc nhuộm tự nhiên. Yêu cầu nghệ sĩ xăm thử trên một vùng da nhỏ và chờ 24 giờ để giảm nguy cơ kích ứng da.

Cần lưu ý là có nhiều loại Henna khác nhau. Bạn sẽ muốn chắc chắn làm ở nơi nghệ sĩ sử dụng loại tự nhiên, nguyên chất, mà sẽ khiến da bạn có màu nâu đỏ trong từ 1 đến 4 tuần. Tránh xa loại có màu đen, loại chứa para-phenylendiamine, một chất hóa học có thể gây ra các vết loang, bỏng và các phản ứng ngoài da khác kéo dài hàng tháng.

Renda Dabit, nghệ sỹ xăm hình Henna và chủ của Garden Henna cho biết, “Nếu bạn định xăm hình Henna trong khi mang thai, hãy đảm bảo nghệ sĩ có tay nghề tốt và chắc chắn sản phẩm nguyên chất”. Tốt nhất là tránh xa các nghệ sĩ biểu diễn đường phố và các bộ dụng cụ Henna tự làm vì chúng đôi khi sử dụng mực đen vẽ Henna.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Sử dụng cần sa trong thai kỳ - Những điều cần biết!
Sử dụng cần sa trong thai kỳ - Những điều cần biết!

Chúng ta không biết nhiều về những tác động có thể xảy ra. Tuy nhiên, trong khi nghiên cứu về điều này hiện vẫn đang được tiến hành thì hầu hết các chuyên gia, bao gồm cả Trường Cao đẳng Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) và Học viện Nhi khoa Mỹ (AAP) đều khuyên thai phụ không nên sử dụng cần sa. Tại sao?

Những điều lưu ý khi cho con bú mẹ lúc mang thai
Những điều lưu ý khi cho con bú mẹ lúc mang thai

Cho con bú trong khi mẹ đang mang thai có an toàn không? Mẹ cần lưu ý những gì để vẫn cho con bú được mà lại an toàn cho thai nhi? Cùng suckhoe123 tìm hiểu trong bài viết đưới đây!

Những Điều Cần Biết Về Kỳ Kinh Đầu Tiên Sau Khi Sảy Thai
Những Điều Cần Biết Về Kỳ Kinh Đầu Tiên Sau Khi Sảy Thai

Sảy thai sẽ gây ảnh hưởng lớn đến cả tâm lý và thể chất của người phụ nữ. Sau khi sảy thai, thường phải mất khoảng một tháng thì cơ thể mới hồi phục trở lại trạng thái bình thường. Trong thời gian này, kinh nguyệt sẽ trở nên bất thường nhưng đây không phải là vấn đề đáng lo ngại.

Những nguy cơ nếu mang thai và có con ở độ tuổi 35 trở lên
Những nguy cơ nếu mang thai và có con ở độ tuổi 35 trở lên

Trở ngại lớn nhất đối với những phụ nữ từ 35 tuổi trở lên có thể là khả năng có thai ngay lập tức.

Thuốc điều trị thiếu máu do thiếu sắt trong thời kỳ mang thai
Thuốc điều trị thiếu máu do thiếu sắt trong thời kỳ mang thai

Điều trị sớm tình trạng thiếu máu do thiếu sắt trong khi mang thai sẽ bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé tốt hơn, giảm thiểu một số nguy cơ trong thai kỳ.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Tôi nghĩ chân mình to hơn khi mang thai, điều này có thể không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  998 lượt xem

- Bác sĩ ơi, tôi cảm thấy chân mình to hơn trong khi mang thai. Điều này có đúng không, thưa bác sĩ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với nhé!

Có nên xỏ hoặc đeo khuyên rốn trong khi mang thai?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  2999 lượt xem

Thưa bác sĩ, tôi có nên xỏ khuyên rốn hoặc đã đang đeo khuyên rốn trong khi mang thai không ạ?

Xăm hình khi đang mang thai có được không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  4551 lượt xem

Bác sĩ ơi, tôi có nên xăm hình khi đang mang thai không ạ? Việc xăm hình có gây ảnh hưởng gì cho thai nhi không? Cảm ơn bác sĩ!

Điều trị bệnh rơ lưỡi khi mang thai
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1982 lượt xem

Em bị nhiễm nấm Candida ở lưỡi nên thường hay phải sử dụng bột rơ lưỡi có chứa Nystatin. Nhưng trong thời gian em đang mang thai, liệu điều đó có làm ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi không?

Khám thai tiếp ở Bv Phụ sản TW, phải mang theo những gì?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  637 lượt xem

Em có thai 24 tuần (song thai). Bình thường, em khám và chích ngừa tại phòng khám tư nhân ở gần nhà. Giờ, em muốn đăng kí khám thai tiếp theo tại Bv Phụ sản TW có được không? Đi khám cần mang theo những gì ạ?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây