1

Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến em bé như thế nào?

Chỉ số đường huyết cao trong suốt thai kỳ và quá trình chuyển dạ làm tăng nguy cơ em bé bị hạ đường huyết sau khi sinh và trẻ sinh ra quá to.
Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến em bé như thế nào? Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến em bé như thế nào?

Nội dung chính bài viết:

  • Nếu được kiểm soát tốt, bà bầu bị tiểu đường thai kỳ thường có con sinh ra khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu bệnh tiểu đường thai kỳ không được điều trị, nó có thể gây nhiều vấn đề nghiêm trọng cho em bé.
  • Có một số dấu hiệu và triệu chứng giúp bạn nhận biết tình trạng hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh.
  • Trẻ sơ sinh có mẹ bị tiểu đường thai kỳ (không được kiểm soát tốt) dễ gặp phải nguy cơ sinh non, vàng da sau sinh, chức năng hoạt động của tim kém, hoặc trẻ phát triển quá to.
  • Bà bầu cần siêu âm thường xuyên để theo dõi sự phát triển của trẻ. Nếu trẻ quá to, bác sĩ có thể chỉ định mổ đẻ, đề phòng một số nguy cơ và rủi ro có thể xảy ra nếu đẻ thường.

Bệnh tiểu đường thai kỳ có gây ảnh hưởng cho thai nhi không?

Hầu hết phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ (TDTK) thường có con khỏe mạnh. Thay đổi chế độ ăn uống và tập thể dục cũng đủ để duy trì kiểm soát mức đường trong máu (glucose), mặc dù đôi khi bạn cũng cần phải uống thuốc.

Nhưng bệnh TDTK nếu không được điều trị có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng. Nếu lượng đường trong máu tăng lên, máu của em bé sẽ có quá nhiều đường glucose. Khi điều đó xảy ra, tuyến tụy của em bé cần sản xuất thêm insulin để xử lý lượng đường thêm này.

Quá nhiều đường trong máu và insulin có thể khiến bé thừa cân, và được lưu trữ dưới dạng chất béo. Điều này có thể làm cho thai nhi phát triển quá to (khó đẻ thường).

Ngoài ra, chỉ số đường huyết cao trong suốt thai kỳ và quá trình chuyển dạ làm tăng nguy cơ em bé bị hạ đường huyết sau khi sinh. Vì cơ thể trẻ sản xuất ra insulin bổ sung để đáp đáp ứng với lượng đường dư thừa của người mẹ. Insulin làm giảm lượng đường trong máu.

Các dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh bao gồm:

  • Trẻ dễ bị kích thích
  • Tiếng khóc yếu hoặc khóc gào lên
  • Hôn mê hoặc buồn ngủ
  • Khó thở
  • Da có màu xanh
  • Gặp vấn đề khi bú
  • Đảo mắt
  • Co giật

Trẻ sơ sinh cũng có nguy cơ cao gặp các vấn đề về hô hấp khi sinh, đặc biệt nếu mức đường trong máu không được kiểm soát tốt hoặc bé được sinh sớm. (Nếu bạn bị tiểu đường thai kỳ, phổi của bé có khuynh hướng trưởng thành hơi muộn). Nguy cơ vàng da ở trẻ sơ sinh cũng cao hơn.

Nếu bạn kiểm soát đường huyết đặc biệt kém, chức năng tim của em bé cũng bị ảnh hưởng, có thể gây khó thở. Đái tháo đường thai kỳ đôi khi còn làm dày cơ tim của em bé (chứng phình động mạch phổi), khiến bé thở nhanh và không thể có đủ oxy từ máu.

Có thể dễ dàng hiểu được cảm giác lo lắng của bạn về tình trạng tiểu đường thai nghén ảnh hưởng đến sức khỏe em bé. Nhưng tin tốt là nếu đường máu của bạn được kiểm soát tốt, thông qua chế độ ăn kiêng hoặc thuốc men (hoặc cả hai), em bé của bạn sẽ ít gặp vấn đề hơn.

Điều gì sẽ xảy ra nếu trẻ sinh ra quá to

Mang thai trẻ quá to sẽ khiến quá trình chuyển dạ và sinh đẻ trở nên khó khăn hơn. Ngoài ra cũng có nguy cơ bé bị kẹt ở đường sinh trong quá trình đẻ (đẻ khó do kẹt vai). Điều này có thể gây tổn thương dây thần kinh ở cổ và vai (chấn thương thần kinh cánh tay) hoặc thậm chí là gãy xương đòn.

Những thương tích này sẽ lành lặn lại mà không gây ra bất kì vấn đề vĩnh viễn nào, nhưng trong những trường hợp hiếm hoi, tình trạng đẻ khó do kẹt vai khiến một em bé không có đủ oxy trong quá trình đẻ.

Bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm thường xuyên trong suốt thai kỳ và bạn có thể được siêu âm trong tam cá nguyệt thứ ba để kiểm tra mức độ phát triển của bé. Bác sĩ cũng có thể sẽ đề nghị đẻ mổ nếu em bé của bạn đặc biệt to.

Cũng có những rủi ro lâu dài liên quan đến việc thai nhi quá to. Trẻ to có nhiều khả năng bị thừa cân hoặc béo phì trong thời thơ ấu. Ngoài ra chúng cũng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường túyp 2 khi lớn hơn.

Em bé có cần chăm sóc đặc biệt sau sinh không?

Có thể. Bởi vì em bé có nguy cơ hạ đường huyết, nhiều bé được kiểm tra lượng đường trong máu ngay sau khi sinh. Nếu các xét nghiệm này cho thấy kết quả không ổn, bác sĩ sẽ theo dõi chặt chẽ em bé.

Cho con bú sớm nhất có thể sau khi sinh, tốt nhất là bằng cách cho bé bú trực tiếp, có thể ngăn ngừa hoặc chống lại hạ đường huyết. Trong những trường hợp bé bị hạ đường huyết nặng, có thể sẽ được truyền tĩnh mạch dung dịch glucose.

Con bạn có thể sẽ cần nằm ở phòng chăm sóc tích cực cho trẻ sơ sinh sau khi sinh ra. Điều này cũng phụ thuộc vào kiểu sinh và tình trạng của em bé.

Trẻ có khả năng cần được chăm sóc đặc biệt nếu:

  • Sinh non
  • Cần hỗ trợ thở
  • Có một tình trạng sức khoẻ khác, như vàng da
  • Bị hạ đường huyết

Ngay cả khi tình hình em bé tốt, cũng cần phải kiểm tra máu thường xuyên trong một hoặc hai ngày để đảm bảo mức đường máu trở lại bình thường.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: tieu duong thai ky
Tin liên quan
Chế độ ăn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ
Chế độ ăn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ

Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ cần phải lưu ý đến chế độ ăn kiêng như thế nào? Hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết cụ thể sau đây!

Kiểm soát tiểu đường thai kỳ
Kiểm soát tiểu đường thai kỳ

Chìa khóa để kiểm soát tình trạng là theo dõi mức đường trong máu của bạn. Điều này giúp kiểm soát bệnh và đảm bảo rằng kế hoạch điều trị đang hiệu quả.

Thuốc điều trị tiểu đường thai kỳ
Thuốc điều trị tiểu đường thai kỳ

Tiêm insulin nhằm giảm lượng đường trong máu của bà bầu mắc tiểu đường thai kỳ bằng mức nồng độ đường máu của người phụ nữ bình thường. 1

Bị tiểu đường thai kỳ nên sinh thường hay sinh mổ
Bị tiểu đường thai kỳ nên sinh thường hay sinh mổ

Kích thước của em bé là yếu tố chính để bác sĩ xác định xem bạn có thể đẻ thường không hay cần mổ đẻ.

Chia sẻ của bà bầu: Đối phó với tiểu đường thai kỳ
Chia sẻ của bà bầu: Đối phó với tiểu đường thai kỳ

Đối phó với bệnh tiểu đường thai kỳ có thể khó khăn, nhưng bạn không đơn độc. Đọc tiếp để biết một số lời khuyên và những lời sáng suốt từ những người sắp làm mẹ khác dưới đây.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Ảnh hưởng của tiểu đường thai kì đến mẹ và em bé?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  512 lượt xem

Em mang thai 27 tuần, đi test đường, cho kết quả dương tính, bác sĩ bảo em bị tiểu đường thai kì và bảo đến khoa Nội tiết của Bv tỉnh kiểm tra lại lần nữa. Em rất ít ăn ngọt, cơm cũng ít, thử nước tiểu bình thường nên chẳng biết có cần phải đi làm test lại hay không? Và tiểu đường thai kỳ có ảnh hưởng nhiều đến mẹ bầu không ạ?

Làm xét nghiệm tiểu đường thai kì có cần nhịn ăn?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1703 lượt xem

Vào tuần thứ 29, em đi khám thai thì bác sĩ bảo em bị tiểu đường thai kỳ. Bác sĩ hẹn 2 tuần sau tái khám sẽ làm xét nghiệm máu để xem định lượng HbA1c và định lượng Glucose sau ăn 2 giờ là thế nào? Vậy, trước khi làm hai xét nghiệm này em có cần nhịn đói không hay vẫn ăn bình thường

Cần lưu ý gì khi bị tiểu đường thai kì?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  673 lượt xem

Đi tầm soát tiểu đường thai kỳ ở tuần thứ 27 bằng test dung nạp 75g đường, em thấy có kết quả: Glucose lúc đói: 94,61 mg/dl; sau 1 giờ: 162, 64mg/dl; sau 2 giờ: 143,43 mg/dl. Có đúng là em bị tiểu đường thai kỳ không? Vậy, em phải lưu ý những gì?

Tiểu đường thai kì cần chế độ ăn thế nào?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  708 lượt xem

Mang thai 28 tuần, bs bảo em bị tiểu đường. Em đi xét nghiệm thì có kết quả: Đường huyết lúc đói: 5,4mmol/L. Sau uống 1 giờ: 11,5mmol/L. Sau uống 2 giờ: 9,6mmol/L. Em phải có chế độ ăn tiết chế thế nào để kiểm soát được đường huyết ạ?

Tiểu đường thai kỳ có lặp lại khi mẹ mang bầu lần tiếp theo?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  733 lượt xem

Em đang có một bé gái 6 tuổi, hiện đã qua 2 lần sinh mổ. Bé thứ 2 được 25 tuần thì em bị tiểu đường, phải chích insulin sáng chiều và đến tuần 36 thì bé mất. Em có tiền sử bị tiểu đường như vậy, lần này nếu mang thai liệu có bị tiểu đường và sinh mổ lần nữa có sao không?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây