Thuốc điều trị tiểu đường thai kỳ
Nội dung chính bài viết:
- Khoảng 15% phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ không thể kiểm soát được lượng đường trong máu nếu chỉ thay đổi lối sống, do đó cần dùng tới thuốc trị bệnh tiểu đường khi mang thai.
- Insulin (dạng tiêm) là thuốc phổ biến nhất để điều trị tiểu đường. Ngoài ra còn có một số loại thuốc khác như Glyburide, metformin.
- Ngay cả khi dùng thuốc thì vẫn cần tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh và tập luyện đều đặn.
Những thuốc điều trị tiểu đường khi mang thai
Rất nhiều phụ nữ mang thai không cần sử dụng thuốc để điều trị tiểu đường thai kỳ. Họ kiểm soát tình trạng này bằng cách tuân thủ một chế độ ăn uống đặc biệt và tập luyện thể dục. Tuy nhiên, khoảng 15% bà bầu không thể kiểm soát được lượng đường trong máu nếu chỉ thực hiện chế độ ăn kiêng và tập thể dục.
Trong trường hợp đó, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc uống hoặc cho tiêm insulin để giảm lượng đường trong máu.
Insulin là một hormone mà tuyến tụy sản xuất ra một cách tự nhiên. Insulin được dùng trong điều trị đái tháo đường là insulin tổng hợp. Tiêm insulin nhằm giảm lượng đường trong máu của bà bầu mắc tiểu đường thai kỳ bằng mức nồng độ đường máu của người phụ nữ bình thường.
Insulin được đưa vào cơ thể thông qua đường tiêm, và bạn có thể cần tiêm vài lần mỗi ngày. Bác sĩ sẽ dạy bạn cách tự tiêm insulin tại nhà. (Insulin không qua nhau thai, vì vậy nó được xem là an toàn cho thai nhi).
Ngay cả khi đã dùng insulin, bạn vẫn cần phải tuân theo chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh. Điều này có nghĩa là bạn cần chú ý đến lượng carbohydrate (chất đường, bột) và sử dụng các thực phẩm ít làm thay đổi nồng độ đường huyết, bao gồm ngũ cốc nguyên cám, rau xanh, đậu và đậu lăng.
Làm sao để biết được bản thân đang sử dụng thuốc đúng cách?
Tiêm Insulin là cách điều trị hiệu quả, nhưng cần phải chú ý cẩn thận. Bạn sẽ cần phải kiểm tra chỉ số đường huyết ít nhất bốn lần mỗi ngày (sử dụng bộ kit kiểm tra tại nhà mà bác sĩ cung cấp cho bạn), và ghi lại kết quả.
Bạn cũng cần phải ghi lại liều lượng insulin đã dùng. Bác sĩ sẽ xem xét thông tin này với bạn trong lần khám thai tới, và điều chỉnh liều lượng nếu cần. Nói chung, nhu cầu insulin của bạn sẽ tăng lên khi thai kỳ về sau.
Nếu lượng đường máu của bạn luôn nằm trong phạm vi bình thường, điều đó có nghĩa là thuốc đang hoạt động tốt. Đường máu có thể thay đổi nhanh trong thời kỳ mang thai. Vì vậy, ngay cả khi bạn thấy kết quả tốt, vẫn cần tiếp tục xét nghiệm theo khuyến cáo của bác sĩ.
Bệnh tiểu đường thai kỳ có thể làm cho con bạn phát triển quá to, vì vậy bác sĩ cũng sẽ kiểm tra xem thai nhi đang phát triển có đúng mức hay không. Bạn có thể có thêm các cuộc siêu âm trong tam cá nguyệt thứ ba để ước lượng kích thước và trọng lượng của thai nhi.
Nếu đang uống thuốc để kiểm soát bệnh tiểu đường, bạn sẽ được thực hiện các xét nghiệm kiểm tra sức khỏe thai nhi bắt đầu từ khoảng tuần thai thứ 32. Đây là một bài kiểm tra an toàn cho phép bác sĩ kiểm tra các dấu hiệu cho thấy con bạn có thể không nhận đủ lượng máu chảy qua nhau thai.
Bác sĩ sẽ gắn cảm biến vào bụng bạn và đo nhịp tim cũng như các chuyển động của bé trong khoảng 20 phút. Bạn có thể cần thực hiện quy trình này một hoặc hai lần mỗi tuần cho đến khi sinh.
Các thuốc điều trị khác thay thế insulin
Bác sĩ có thể kê toa các loại thuốc điều trị đái tháo đường khác, như glyburide và metformin, để giảm chỉ số đường huyết. Cả hai đều là thuốc uống.Tuy nhiên, ngay cả khi đã sử dụng những loại thuốc này bạn vẫn cần tuân theo chế độ ăn uống cẩn thận và theo dõi mức đường máu của mình.
Ngoài ra, một lượng nhỏ từ hai loại thuốc này có thể qua được hàng rào nhau thai. Mặc dù chưa có báo cáo về các vấn đề về sức khoẻ thai nhi do các thuốc này gây ra, nhưng những ảnh hưởng lâu dài hiện vẫn chưa rõ. Và đôi khi các loại thuốc này không có hiệu quả kiểm soát lượng đường máu, do đó bạn vẫn có thể phải tiêm insulin.
Nếu cảm thấy lo lắng về việc uống thuốc, hãy nói chuyện với bác sĩ của mình. Bác sĩ sẽ có thể trả lời câu hỏi của bạn và làm điều gì đó để đảm bảo. Hãy nhớ rằng bệnh đái tháo đường thai kỳ không được điều trị có thể gây hại cho cả mẹ lẫn con.
Nếu cảm thấy khoẻ và bác sĩ hài lòng với kết quả xét nghiệm, bạn có thể cảm thấy tự tin rằng thuốc đang hoạt động tốt.
Đôi khi bệnh tiểu đường thai kỳ không biến mất sau khi sinh. Nếu đây là trường hợp của bạn, bạn sẽ được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ cần phải lưu ý đến chế độ ăn kiêng như thế nào? Hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết cụ thể sau đây!
Điều trị sớm tình trạng thiếu máu do thiếu sắt trong khi mang thai sẽ bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé tốt hơn, giảm thiểu một số nguy cơ trong thai kỳ.
Chìa khóa để kiểm soát tình trạng là theo dõi mức đường trong máu của bạn. Điều này giúp kiểm soát bệnh và đảm bảo rằng kế hoạch điều trị đang hiệu quả.
Kích thước của em bé là yếu tố chính để bác sĩ xác định xem bạn có thể đẻ thường không hay cần mổ đẻ.
- 1 trả lời
- 1708 lượt xem
Vào tuần thứ 29, em đi khám thai thì bác sĩ bảo em bị tiểu đường thai kỳ. Bác sĩ hẹn 2 tuần sau tái khám sẽ làm xét nghiệm máu để xem định lượng HbA1c và định lượng Glucose sau ăn 2 giờ là thế nào? Vậy, trước khi làm hai xét nghiệm này em có cần nhịn đói không hay vẫn ăn bình thường
- 1 trả lời
- 677 lượt xem
Đi tầm soát tiểu đường thai kỳ ở tuần thứ 27 bằng test dung nạp 75g đường, em thấy có kết quả: Glucose lúc đói: 94,61 mg/dl; sau 1 giờ: 162, 64mg/dl; sau 2 giờ: 143,43 mg/dl. Có đúng là em bị tiểu đường thai kỳ không? Vậy, em phải lưu ý những gì?
- 1 trả lời
- 3317 lượt xem
Đang chuẩn bị mang thai thì em bị viêm đường tiết niệu. Đi khám, bs phụ khoa kê thuốc cho em uống trong vòng 5 ngày: Scanax 500mg, Acid mefenamic 500mg và Domi tazoke. Bác sĩ cho em hỏi uống hết liều thuốc trên thì bao lâu em có thể thụ thai được ạ?
- 1 trả lời
- 711 lượt xem
Mang thai 28 tuần, bs bảo em bị tiểu đường. Em đi xét nghiệm thì có kết quả: Đường huyết lúc đói: 5,4mmol/L. Sau uống 1 giờ: 11,5mmol/L. Sau uống 2 giờ: 9,6mmol/L. Em phải có chế độ ăn tiết chế thế nào để kiểm soát được đường huyết ạ?
- 1 trả lời
- 737 lượt xem
Em đang có một bé gái 6 tuổi, hiện đã qua 2 lần sinh mổ. Bé thứ 2 được 25 tuần thì em bị tiểu đường, phải chích insulin sáng chiều và đến tuần 36 thì bé mất. Em có tiền sử bị tiểu đường như vậy, lần này nếu mang thai liệu có bị tiểu đường và sinh mổ lần nữa có sao không?