Bị tiểu đường thai kỳ nên sinh thường hay sinh mổ
Nội dung chính bài viết:
- Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ thường có thai nhi to hơn so với tuổi thai.
- Kích thước của em bé là yếu tố chính để bác sĩ xác định xem bạn có thể đẻ thường không hay cần mổ đẻ.
- Tiểu đường thai kỳ làm tăng nguy cơ cao huyết áp và tiền sản giật ở bà bầu, dẫn đến tăng nguy cơ sinh non. Bác sĩ sẽ theo dõi sát sao tình trạng của bà bầu trước và trong quá trình sinh nở nhằm bảo vệ tốt sức khỏe của mẹ và thai nhi.
- Khuyến khích cho con bú sữa mẹ vì điều này giúp đường huyết của mẹ trở lại bình thường sau khi sinh, đồng thời giúp cân bằng lượng đường máu của em bé.
Bị tiểu đường thai kỳ có thể sinh thường không?
Nếu bà bầu kiểm soát tốt tình trạng tiểu đường khi mang thai thì hoàn toàn có thể sinh thường được. Bị bệnh tiểu đường thai kỳ sẽ làm tăng nguy cơ cần sinh mổ, nhưng hầu hết phụ nữ có tình trạng này đều có thể sinh thường mà không bị biến chứng.
Kích thước của em bé là yếu tố chính để bác sĩ xác định xem bạn có thể đẻ thường không hay cần mổ đẻ. Bệnh tiểu đường thai kỳ (TDTK) có thể làm cho em bé to hơn bình thường, hoặc lớn hơn so với tuổi thai.
Trẻ sơ sinh được coi là lớn hơn so với tuổi thai nếu cân nặng khi sinh của trẻ lớn hơn 90% các trẻ khác sinh ra ở cùng tuổi thai.
Nếu bạn bị tiểu đường thai kỳ, con bạn cũng có thể có vai to và mỡ trên cơ thể. Điều này làm tăng nguy cơ vai của em bé bị mắc kẹt trong khung chậu trong khi sinh (khó sinh do kẹt vai). Tình trạng này mặc dù không phổ biến nhưng có thể dẫn đến tổn thương, chẳng hạn như gãy xương đòn hoặc ảnh hưởng đến dây thần kinh trong cổ em bé và vai (chấn thương vùng thần kinh cánh tay). Những tổn thương này gần như sẽ trở lại bình thường. Đôi khi có trường hợp, trẻ sơ sinh bị kẹt vai không nhận đủ oxy trong khi sinh, có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng.
Sinh con quá to cũng có thể gây ra vấn đề cho bạn trong quá trình sinh: Bạn có thể có nguy cơ bị rách tầng sinh môn và mất máu nhiều hơn. Có thể thay thế bằng sinh mổ, nhưng điều này cũng có thể có nguy cơ. Nói chuyện với bác sĩ về những nguy cơ tiềm ẩn và lợi ích của việc sinh thường thay vì sinh mổ.
Thai phụ có nguy cơ sinh non không?
Đái tháo đường thai kỳ làm tăng nguy cơ cao huyết áp và tiền sản giật, điều này dễ dẫn đến sinh con sớm hơn. Tuy nhiên, nhiều bà bầu mắc tiểu đường khi mang thai vẫn sinh con đủ tuần tuổi.
Nếu siêu âm thấy thai nhi to, hoặc nếu bạn có một vấn đề sức khỏe khác (cao huyết áp), bác sĩ có thể khuyên kích đẻ chủ động. Điều này thường xảy ra khi bạn đang mang thai từ 37 đến 39 tuần.
Thai phụ bị tiểu đường thai kỳ cần theo dõi sát sao trong quá trình sinh đẻ?
Vâng, nhìn chung là vậy. Bác sĩ sẽ theo dõi bạn và con thường xuyên hơn để đảm bảo rằng cả hai đều ổn.
Nếu bệnh tiểu đường được kiểm soát qua chế độ ăn kiêng, có thể bạn sẽ không cần theo dõi đường máu hoặc thực hiện liệu pháp tiêm insulin trong thời gian chuyển dạ. Nhưng nếu bạn bị tiểu đường không được kiểm soát tốt hoặc đang dùng thuốc, bạn sẽ được theo dõi chặt chẽ hơn và có thể phải tiêm insulin.
Bác sĩ có thể sẽ theo dõi thai nhi liên tục để kiểm tra xem em bé đang đối mặt với những cơn co thắt của bạn như nào. Điều này thường được thực hiện thông qua Máy giám sát thai nhi điện tử (EFM), còn gọi là CTG (Máy ghi nhịp tim thai và co thắt tử cung).
Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn đeo một chiếc đai đo nhịp tim của bé và các cơn co thắt của bạn. Bạn thường phải nằm xuống trong khi đeo dây đai này và sẽ không được phép đứng dậy trừ khi y tá, bác sĩ tháo nó ra. Một số bệnh viện có hệ thống giám sát không dây, cho phép bạn di chuyển nhiều hơn một chút.
Sau khi vỡ ối bác sĩ có thể sẽ gắn một điện cực nhỏ vào da đầu của bé để theo dõi nhịp tim một cách chính xác hơn. Điều này sẽ không làm tổn thương bé và nó có thể cung cấp cho bác sĩ thông tin hữu ích về tình trạng hiện tại của bé.
Điều gì xảy ra sau khi sinh con?
Bác sĩ có thể khuyến khích bạn cho con bú sữa mẹ vì cho con bú sữa mẹ giúp lượng đường trong máu trở lại bình thường sau khi sinh. Nó cũng có thể giúp cân bằng lượng đường trong máu của em bé.
Vì trẻ có nguy cơ có lượng đường máu thấp sau khi sinh, nên em bé sẽ được kiểm tra đường huyết sau khi sinh. Nếu các xét nghiệm này nằm ngoài phạm vi bình thường, nhà cung cấp sẽ theo dõi chặt chẽ hơn.
Có thể bé sẽ cần ở phòng chăm sóc sơ sinh tích cực (NICU). Điều này có thể xảy ra nếu con bạn có tình trạng to hơn bình thường trong thời kỳ mang thai, có vấn đề về hô hấp, hoặc đã được sinh ra và hạ đường huyết. Nhà cung cấp sẽ theo dõi lượng đường máu trong vòng từ 24 đến 72 giờ sau sinh.
Tin tốt là hầu hết phụ nữ đều hồi phục hoàn toàn từ bệnh tiểu đường thai kỳ và không có bất kỳ vấn đề nào khác. Mặc dù đôi khi bệnh tiểu đường thai kỳ không biến mất. Nếu điều này xảy ra với bạn, bạn sẽ được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường týp 2.
Chỉ số đường huyết cao trong suốt thai kỳ và quá trình chuyển dạ làm tăng nguy cơ em bé bị hạ đường huyết sau khi sinh và trẻ sinh ra quá to.
Đôi khi bệnh tiểu đường thai kỳ không biến mất sau khi sinh. Nếu đây là trường hợp của bạn, bạn sẽ được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ cần phải lưu ý đến chế độ ăn kiêng như thế nào? Hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết cụ thể sau đây!
Chìa khóa để kiểm soát tình trạng là theo dõi mức đường trong máu của bạn. Điều này giúp kiểm soát bệnh và đảm bảo rằng kế hoạch điều trị đang hiệu quả.
Tiêm insulin nhằm giảm lượng đường trong máu của bà bầu mắc tiểu đường thai kỳ bằng mức nồng độ đường máu của người phụ nữ bình thường. 1
- 1 trả lời
- 510 lượt xem
Mang thai được 34 tuần, em tăng tới 25kg. Như vậy, chắc khó có khả năng sinh thường, phải không ạ? Em có lịch hẹn tái khám khi thai được 36 tuần. Vậy, khi nào thì bác sĩ mới chỉ định xem em có khả năng sinh thường hay sinh mổ ạ?
- 1 trả lời
- 575 lượt xem
Năm trước, khi thai được 3 tuần, em từng bị sảy thai tự nhiên. Và sau đó, khi thai được 8 tuần, em lại bị hút thai lưu. Giờ, em đang có thai được 35 tuần. Liệu em có thể sinh thường được không, hay phải sinh mổ ạ?
- 1 trả lời
- 1025 lượt xem
Vợ em mang song thai được gần 37 tuần rồi mà sao đi khám, bác sĩ vẫn hẹn cuối tuần này tái khám. Thường song thai là sinh mổ hay sinh và nếu sinh mổ thì bao nhiêu tuần sinh là tốt nhất ạ?
- 1 trả lời
- 746 lượt xem
Mười năm trước, em có bị bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn. Nhưng trước khi mang bầu, tình trạng sức khỏe của em đã trở về bình thường, không cần điều trị bằng thuốc. Hiện em đang có bầu 25 tuần, đi khám và siêu âm tại Bv Phụ sản, kết quả bình thường - Bs kê đơn thuốc là ferup và canxi carbonat 518mg (mỗi ngày uống 1v). Sang khám chuyên khoa bên Viện huyết học truyền máu (VHHTM), cho kết quả là tiểu cầu 86 và số lượng hồng cầu là 2.99 - Bs kê cho đơn thuốc: ferricon (ngày uống 2v), molcarin, caledo (ngày uống 1v) và bảo em bỏ đơn bên Bv Phụ sản đi. Vậy, em biết uống theo đơn thuốc nào bây giờ? Với tình trạng tiểu cầu thấp, em có thể sinh thường được không ạ?
- 1 trả lời
- 653 lượt xem
Lần đầu, em sinh bé bằng phương pháp sinh mổ với lý do là thai lớn (bé nặng 4200gr). Lúc mổ là 39 tuần, khi chưa có dấu hiệu chuyển dạ. Bs cho em hỏi: với lý do sinh mổ lần đầu như vậy thì lần mang thai sau, em có thể sinh thường được hay vẫn phải mổ ạ?