Cần lưu ý gì khi bị tiểu đường thai kì?
Các bs sản khoa quy định tiêu chuẩn chẩn đoán bằng test dung nạp 75g Glucose thì mẹ bầu sẽ bị tiểu đường thai kì khi có bất kỳ giá trị đường huyết nào như sau: Lúc đói ≥ 92 mg/dL (5,1 mmol/L); 1 giờ ≥ 180 mg/dL (10,0 mmol/L); 2 giờ ≥ 153 mg/dL (8,5 mmol/L).
Kết quả xét nghiệm của bạn có 1 giá trị là đường huyết lúc đói 94,61 mg/dL vượt ngưỡng nên bạn đã bị tiểu đường thai kỳ. Khi bị TĐ thai kỳ, bạn cần lưu ý giảm lượng tinh bột ăn vào, chia nhỏ bữa ăn, chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như gạo lứt, bánh mì nguyên cám,... Ưu tiên ăn trái cây thô và tăng cường rau xanh cung cấp nhiều chất xơ. Hạn chế tối đa đồ ăn ngọt như bánh kẹo, nước ngọt, nước mía, kể cả sinh tố và nước ép trái cây. TĐ thai kỳ có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe mẹ bầu và em bé, Do đó, để đảm bảo đủ năng lượng cho mẹ và bé mà đường huyết không tăng, bạn nên đăng ký khám và tư vấn dinh dưỡng để có được một chế độ ăn hợp lý, phù hợp với tình trạng dinh dưỡng của mình.
Làm xét nghiệm tiểu đường thai kì có cần nhịn ăn?
Vào tuần thứ 29, em đi khám thai thì bác sĩ bảo em bị tiểu đường thai kỳ. Bác sĩ hẹn 2 tuần sau tái khám sẽ làm xét nghiệm máu để xem định lượng HbA1c và định lượng Glucose sau ăn 2 giờ là thế nào? Vậy, trước khi làm hai xét nghiệm này em có cần nhịn đói không hay vẫn ăn bình thường
- 1 trả lời
- 1703 lượt xem
Tiểu đường thai kì cần chế độ ăn thế nào?
Mang thai 28 tuần, bs bảo em bị tiểu đường. Em đi xét nghiệm thì có kết quả: Đường huyết lúc đói: 5,4mmol/L. Sau uống 1 giờ: 11,5mmol/L. Sau uống 2 giờ: 9,6mmol/L. Em phải có chế độ ăn tiết chế thế nào để kiểm soát được đường huyết ạ?
- 1 trả lời
- 708 lượt xem
Tiểu đường thai kỳ có lặp lại khi mẹ mang bầu lần tiếp theo?
Em đang có một bé gái 6 tuổi, hiện đã qua 2 lần sinh mổ. Bé thứ 2 được 25 tuần thì em bị tiểu đường, phải chích insulin sáng chiều và đến tuần 36 thì bé mất. Em có tiền sử bị tiểu đường như vậy, lần này nếu mang thai liệu có bị tiểu đường và sinh mổ lần nữa có sao không?
- 1 trả lời
- 733 lượt xem
Lần đầu bị tiểu đường thai kỳ, lần sau có sao không?
Lúc mang thai bé đầu lòng (nay đã 5 tuổi), em bị tiểu đường thai kỳ. Sau khi sanh 1-2 năm, em đi kiểm tra lại đường huyết thì bình thường. Giờ, em vừa đi khám tiền sản, đường lúc đói là 5.8 và HbA1c là 5.0. Với mức đường như trên, em có thể mang thai được không?
- 1 trả lời
- 1158 lượt xem
Liệu em có bị tiểu đường thai kì?
Em đang mang thai ở tuần 25. Hai ngày trước, em đi Bệnh viện tỉnh làm test đường thì kết quả lần test thứ 3 (sau khi dung nạp đường) cao hơn mức cho phép. Bác sĩ cho làm thêm xét nghiệm HBA1C thì kết quả là 5.4. Vậy, em có bị tiểu đường thai kỳ không ạ?
- 1 trả lời
- 545 lượt xem
Tiểu đường thai kỳ nếu không được kiểm soát tốt sẽ dẫn đến các biến chứng cho cả mẹ và bé trong khi mang thai và khi sinh nở.
Chỉ số đường huyết cao trong suốt thai kỳ và quá trình chuyển dạ làm tăng nguy cơ em bé bị hạ đường huyết sau khi sinh và trẻ sinh ra quá to.
Đôi khi bệnh tiểu đường thai kỳ không biến mất sau khi sinh. Nếu đây là trường hợp của bạn, bạn sẽ được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ cần phải lưu ý đến chế độ ăn kiêng như thế nào? Hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết cụ thể sau đây!
Chìa khóa để kiểm soát tình trạng là theo dõi mức đường trong máu của bạn. Điều này giúp kiểm soát bệnh và đảm bảo rằng kế hoạch điều trị đang hiệu quả.