Có phải phụ nữ mang thai sẽ đi tiểu nhiều hơn?
"Trong thời gian mang thai,khối lượng máu trong cơ thể tăng rất nhanh", bác sĩ chuyên khoa tiết niệu Tristi Muir, giám đốc Trung tâm Sức khoẻ của Trường Đại học Y khoa Texas, Galveston, nói. "Điều đó có nghĩa là thận có nhiều chất lỏng cần xử lý." Và khi tử cung của bạn mở rộng để thích ứng với đứa bé đang phát triển, nó có thể gây áp lực lên bàng quang, làm cho bàng quang cảm thấy đầy hơn thực tế.
Một số cuốn sách về mang thai nói rằng bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhõm hơn trong tam cá nguyệt thứ hai khi tử cung của bạn to hơn từ khung chậu, nhưng nghiên cứu không ủng hộ ý tưởng này. Thực tế là, bạn chẳng có được một tam cá nguyệt thứ hai nhẹ nhõm như vậy.
Trong một nghiên cứu, trong đó phụ nữ mang thai thực sự đo tần suất và số lần đi tiểu, các nhà nghiên cứu nhận thấy cả tần suất và thể tích đều tăng lên trong suốt thời kỳ mang thai của phụ nữ, không có sự giảm bớt trong tam cá nguyệt thứ hai.
Bạn có thể nhận thấy cần đi tiểu nhiều hơn vào ban đêm. Một phần là do bạn nằm xuống, một số chất lỏng mà bạn tích lại ở chân và bàn chân trong suốt cả ngày sẽ quay trở lại dòng máu và cuối cùng đi vào bàng quang của bạn.
Nếu bạn đang cố gắng tránh đi tiểu nhiều hơn vào ban đêm, hãy hạn chế uống chất lỏng trước khi đi ngủ. Nhưng hãy chắc chắn là bạn uống nhiều vào ban ngày. Nước tiểu có màu vàng hoặc vẩn đục là do bạn uống không đủ nước. Cơ thể cần nước để vận chuyển chất dinh dưỡng cho bạn và bé, bổ sung nước ối, rửa chất độc và loại bỏ vi khuẩn có thể dẫn đến nhiễm trùng đường tiểu.
Cuối cùng, đừng bỏ qua nếu buồn đi tiểu. Tích nước tiểu sẽ cho vi khuẩn nhiều thời gian hơn để phát triển sinh sôi nảy nở và gây ra các vấn đề nghiêm trọng, vì vậy hãy đi ngay khi buồn.
Hít phải khói từ gỗ trong khi mang thai có an toàn không?
Bác sĩ ơi, nhà em ở vùng miền núi, thường xuyên dùng bếp củi để nấu ăn. Vừa rồi em nghe thấy thông tin là hít phải khói từ gỗ trong khi mang thai là không tốt. Em lại đang mang thai nữa, không hiểu thông tin đó có đúng không bác sĩ?
- 1 trả lời
- 3747 lượt xem
Phải làm sao khi bị cám dỗ bởi các loại thuốc ngủ trong thời kỳ mang thai?
- Thưa bác sĩ, từ khi mang thai, mỗi khi đi ngủ tôi lại có cảm giác vô cùng khó chịu. Lúc ấy, tôi chỉ muốn uống thuốc ngủ có được một giấc ngủ thật ngon. Bác sĩ bảo tôi phải làm thế nào bây giờ?
- 1 trả lời
- 988 lượt xem
Có phải mang thai gây ra các vấn đề về trí nhớ?
Tôi đang mang thai và gần đây tôi nhận thấy mình rất hay quên. Có phải mang thai đã khiến tôi trở nên như vậy không, thưa bác sĩ?
- 1 trả lời
- 524 lượt xem
Thị lực được cải thiện khi mang thai có phải không?
- Thưa bác sĩ, tôi bị cận thị. Có phải khi mang thai tôi sẽ cải thiện được thị lực của mình phải không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 686 lượt xem
24 tuổi, vừa bị thai lưu 8 tuần, phải chuẩn bị gì cho lần mang thai tiếp?
Năm nay em 24 tuổi, đã kết hôn được hơn 1 năm và vừa bị thai lưu 8 tuần. Vậy, bao giờ thì em có thể đến Bệnh viện để khám ở Khoa hiếm muộn hay Khoa nào để nghe bs tư vấn và làm xét nghiệm cần thiết cho lần mang thai tới ạ?
- 1 trả lời
- 763 lượt xem
Chả mấy người khuyên phụ nữ mang thai nên “nghỉ ngơi trên giường (Bedrest)”. Nhưng việc bị gò bó ở nhà hoặc tệ hơn là ở một bệnh viện để tránh chuyển dạ sớm hoặc kiểm soát huyết áp cao là tình trạng phổ biến đến mức đáng ngạc nhiên.
Có nhiều nước bọt hơn khi mang thai có phải là hiện tượng bình thường không? Nguyên nhân nào gây ra trình trạng này? Tôi phải làm gì để tiết ít nước bọt hơn trong thai kỳ? Bác sĩ của suckhoe123.vn sẽ giải đáp giúp bạn.
Câu hỏi: - Thưa bác sĩ, do công việc nên cả ngày tôi phải ngồi giữa nhiều máy tính. Hiện tôi đang mang thai, thì việc ngồi giữa nhiều máy tính như vậy có an toàn không ạ?
Câu hỏi: - Bác sĩ ơi, trong khi mang bầu, ăn nhiều đồ mặn có an toàn cho thai nhi không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
Xin chúc mừng - bạn đang mang thai! Trong những khoảnh khắc hiếm hoi khi bạn không nhảy múa trên không hay hoàn toàn bay bổng, bạn có thể tự hỏi mình cần làm gì tiếp theo. Đây là những điều quan trọng nhất cần làm khi bạn chờ đợi gặp em bé.