1

Tiết quá nhiều nước bọt khi mang thai: 5 cách khắc phục

Có nhiều nước bọt hơn khi mang thai có phải là hiện tượng bình thường không? Nguyên nhân nào gây ra trình trạng này? Tôi phải làm gì để tiết ít nước bọt hơn trong thai kỳ? Bác sĩ của suckhoe123.vn sẽ giải đáp giúp bạn.
Tiết quá nhiều nước bọt khi mang thai: 5 cách khắc phục Tiết quá nhiều nước bọt khi mang thai: 5 cách khắc phục

Tiết nhiều nước bọt hơn trong khi mang thai có bình thường không? 

Nước bọt nhiều được gọi là chứng nước bọt thừa (ptyalism hoặc sialorrhea) và tình trạng này không ảnh hưởng gì đến em bé của bạn.

Ở tình trạng bình thường, các tuyến nước bọt của bạn sản xuất khoảng 1,5 lít nước bọt mỗi ngày nhưng thường bạn sẽ không nhận thấy nó bởi vì bạn nuốt liên tục và vô thức. Nếu bây giờ bạn đột nhiên có nhiều nước bọt trong miệng khi đang mang thai, bạn thực sự có thể sản xuất nhiều hơn hoặc nuốt ít hơn - hoặc cả hai.

Một số phụ nữ cảm thấy như thể họ nuốt nhiều hơn bình thường khi họ buồn nôn. Một vài phụ nữ mang thai có nhiều nước bọt đến nỗi cần phải nhổ đi.

Tại sao tôi có nhiều nước bọt trong suốt thai kỳ?

Bạn có thể tiết nhiều nước bọt hơn trong suốt thai kỳ là vì:

  • Thay đổi nội tiết. Các chuyên gia không biết tại sao một số phụ nữ có nước bọt thừa trong giai đoạn đầu của thai kỳ, nhưng sự thay đổi hormone có thể là một nguyên nhân.
  • Buồn nôn. Cảm giác buồn nôn có thể làm cho một số phụ nữ cố gắng nuốt ít hơn, và điều này gây ra tích nước bọt trong miệng. Tình trạng nước bọt thừa là phổ biến hơn ở những phụ nữ mắc chứng ốm nghén nặng đến tận ngày sinh gọi là hyperemesis gravidarum.
  • Ợ nóng. Sản xuất nhiều nước bọt cũng có thể liên quan đến chứng ợ nóng, thường xảy ra trong thai kỳ. Các thành phần trong dạ dày có tính axit và có thể gây kích thích thực quản của khi chúng ợ lên. Các cảm biến đo mức axit trong thực quản của bạn sau đó sẽ kích thích tuyến nước bọt sản xuất nước bọt với nồng độ bicarbonate cao hơn, đó là một loại chất kiềm
  • Kích thích. Một số chất kích thích, như thuốc lá, cũng có thể làm tăng nước bọt vì răng có thể bị sâu và mắc các bệnh nhiễm trùng đường miệng khác, một số thuốc, tiếp xúc với chất độc (như thủy ngân và thuốc trừ sâu) và một số bệnh lý khác.

Tôi có thể làm gì để tiết nước bọt ít hơn trong thai kỳ?

Nói với bác sĩ rằng bạn có quá nhiều nước bọt để họ có thể giúp bạn xác định và điều trị các vấn đề cơ bản, như buồn nôn, nôn mửa, hoặc ợ nóng. Không có nhiều điều bạn có thể làm để cải thiện, nhưng các bác sĩ thường nói một số việc làm hữu ích. Dưới đây là 5 cách để bạn có thể "đối phó" với tình trạng khó chịu này: 

  1. Đánh răng, và dùng nước súc miệng nhiều lần trong ngày.
  2. Thường xuyên ăn các bữa ăn nhỏ, cân bằng và không ăn nhiều đồ ăn tinh bột.
  3. Uống nhiều nước. Luôn để một chai nước bên mình và thường xuyên nhâm nhi. (Điều này cũng giúp bạn cung cấp đủ nước)
  4. Nuốt nước bọt thừa nếu có thể. Ngoài ra, thử ăn kẹo cứng hoặc nhai kẹo cao su không đường. Điều này sẽ không giúp bạn sản xuất ít nước bọt hơn nhưng sẽ giúp tiết ít nước bọt.
  5. Nếu nuốt nước bọt khiến bạn cảm thấy buồn nôn, hãy nhổ ra.

Đối với nhiều phụ nữ, vấn đề này gây phiền nhiễu - và đôi khi rất khổ sở - nhưng tình trạng sẽ giảm bớt hoặc biến mất khi chứng buồn nôn giảm vào khoảng cuối tam cá nguyệt thứ nhất. Tuy nhiên, cũng giống như buồn nôn hoặc ốm nghén, nó có thể kéo dài trong suốt thời kỳ mang thai đối với một số ít phụ nữ.

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Viêm đường tiết niệu trong quá trình mang thai
Viêm đường tiết niệu trong quá trình mang thai

Mang bầu và cách đối mặt với vấn đề nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

Cách kiểm soát HIV trong thời kỳ mang thai
Cách kiểm soát HIV trong thời kỳ mang thai

Bác sĩ sẽ làm xét nghiệm máu để xác định lượng virus (lượng virus trong máu) và số lượng tế bào CD4 (số lượng tế bào miễn dịch CD4 bạn có).

Các triệu chứng bệnh lupus bùng phát khác gì với các triệu chứng mang thai?
Các triệu chứng bệnh lupus bùng phát khác gì với các triệu chứng mang thai?

Nhiều người thắc mắc các triệu chứng bệnh lupus bùng phát khác gì với các triệu chứng mang thai?

Mang thai nguy cơ cao: Làm gì để người khác hiểu?
Mang thai nguy cơ cao: Làm gì để người khác hiểu?

Thai kỳ nguy cơ cao có thể là một trải nghiệm đơn độc khi những người xung quanh bạn không thể hiểu được những gì bạn đang trải qua.

Cách tự cổ vũ mình trong quá trình mang thai
Cách tự cổ vũ mình trong quá trình mang thai

Có một thai kỳ và em bé khỏe mạnh là cả một nỗ lực không ngừng của cả bạn, bác sĩ và nhóm hỗ trợ chăm sóc cho bạn. Tự bản thân là một người tham gia tích cực trong việc chăm sóc và hỗ trợ mình sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu đề ra. Dưới đây là những gì bạn cần biết để trở thành người tự cổ vũ chính mình tốt nhất.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Có phải phụ nữ mang thai sẽ đi tiểu nhiều hơn?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  678 lượt xem

- Bác sĩ ơi, phụ nữ mang thai sẽ đi tiểu nhiều hơn, đúng không ạ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi nhé, cảm ơn bác sĩ!

Uống nước máy khi mang thai có an toàn không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  804 lượt xem

- Bác sĩ ơi, uống nước máy khi mang thai có an toàn không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Có nên ngồi trong bồn nước nóng khi đang mang thai không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  672 lượt xem

Bác sĩ ơi, tôi có nên ngồi trong bồn nước nóng trong khi đang mang thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Uống nhiều nước trong 3 tháng cuối thai kỳ, có sao không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1310 lượt xem

Từ lúc bước vào 3 tháng cuối của thai kỳ, em không thèm đồ ăn mà chỉ thèm uống nước ướp lạnh rất nhiều. Siêu âm nước ối em bình thường. Nhưng 1 ngày đêm, em uống từ 8 -10 lít nước lạnh thì có sao không ạ?

Bị phổi có nước khi mang thai
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  441 lượt xem

Chị em đang mang thai tháng thứ 4. Có bị cảm và ho. Khi đi khám thai thì bị chuẩn đoán là phổi có nước. Bác sĩ cho em hỏi trường hợp này chị em có vào BV Từ Dũ xin nhập viện điều trị được k hay phải đi đúng chuyên khoa ạ?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây