1

"Não cá vàng" khi mang thai: Nguyên nhân và cách khắc phục

Tôi rất hay quên từ khi mang thai. Liệu chứng "suy giảm trí nhớ trong thời kỳ mang thai” (thường gọi vui là "não cá vàng") có phải thực sự là một bệnh lý?
"Não cá vàng" khi mang thai: Nguyên nhân và cách khắc phục "Não cá vàng" khi mang thai: Nguyên nhân và cách khắc phục

Chứng suy giảm trí nhớ trong thời kỳ mang thai là thực tế đối với nhiều bà bầu - khoảng 50 – 80% phụ nữ mang thai cho biết rằng họ bị giảm trí nhớ hoặc gặp vấn đề về tập trung. Nguyên nhân chính xác gây ra chứng sương mù não (brain fog) trong thai kỳ là không rõ ràng, nhưng các nghiên cứu đang được tiến hành. Ý tưởng về chứng suy giảm trí nhớ trong thời kỳ mang thai có ý nghĩa về trực giác: bạn có thể bị phân tâm do sự lo lắng hoặc phấn khởi về cuộc phiêu lưu mới mà bạn đang bắt đầu và các thay đổi về cuộc sống mà nó sẽ mang lại. Sự căng thẳng và lo lắng cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng tập trung và ghi nhớ mọi thứ, và sự mệt mỏi trong thời kỳ mang thai cũng có thể không giúp ích gì.

Phân tích khoa học về chứng suy giảm trí nhớ trong thời kỳ mang thai là gì?

Mang thai sẽ đưa một lượng hormone đi khắp cơ thể bạn, điều này sẽ gây ra những thay đổi sinh lý chính. Không ai biết rõ điều đó ảnh hưởng đến bộ não và trí nhớ như thế nào vì các nghiên cứu khoa học về vấn đề này rất đa dạng. Một số nghiên cứu cho thấy phụ nữ mang thai có trí nhớ tệ hơn nhiều so với những phụ nữ không mang thai, trong khi các nghiên cứu khác cho thấy trí nhớ của phụ nữ mang thai chỉ tệ hơn trong tam cá nguyệt thứ ba. Các nghiên cứu khác cho thấy phụ nữ mang thai cũng có thể làm các kiểm tra nhận thức tốt như phụ nữ không mang thai. Đáng chú ý, trong một nghiên cứu, các phụ nữ mang thai đánh giá mình thể hiện tệ hơn trong các bài kiểm tra về trí nhớ và khả năng tập trung so với trước khi có thai, mặc dù họ đã thể hiện tốt như nhóm phụ nữ không mang thai.

Năm 2016, một nghiên cứu nhỏ nhưng quan trọng cho thấy rằng việc mang thai có thể gây ra những thay đổi đáng kể và lâu dài trong cấu trúc não của phụ nữ. Các nhà nghiên cứu đã thực hiện quét MRI trên bộ não của 25 phụ nữ và thấy rằng họ đã mất một số chất xám trong thời kỳ mang thai - đặc biệt là ở các bộ phận của não chịu trách nhiệm về lý luận xã hội và khả năng nhìn thấy quan điểm của người khác. Sự thay đổi này kéo dài hai năm sau khi sinh. Các nhà nghiên cứu suy đoán rằng sự giảm chất xám này là do cơ thể loại bỏ các mạng thần kinh mà nó không cần, điều này có thể giúp não trở nên hiệu quả hơn và chuyên môn hóa để làm mẹ. Điều này nghe có vẻ ngược ngạo, nhưng sự sàng lọc này thực sự có thể giúp phụ nữ liên kết với con mình và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của họ.

Mặc dù các nhà nghiên cứu không đưa ra kết luận rõ ràng về sự thay đổi trí nhớ trong thời kỳ mang thai, nhưng họ thừa nhận khả năng những thay đổi trong cấu trúc não có thể liên quan đến trí nhớ bị suy giảm.

Tôi có thể làm gì đối với chứng suy giảm trí nhớ khi mang thai để cải thiện trí nhớ?

May mắn thay, bạn có thể thực hiện những thay đổi nhỏ để tránh cảm giác nhớ nhớ quên quên. Hãy thử những chiến lược này để giúp bạn nhớ những gì quan trọng:

  • Sử dụng lịch hàng ngày. Sử dụng ứng dụng lịch trên điện thoại của bạn hoặc mang theo một số kế hoạch.
  • Làm “nhà” cho các đồ vật quan trọng. Để những thứ bạn thường sử dụng, như chìa khóa ở cùng một nơi.
  • Đặt báo thức và thông báo. Đặt thông báo cho các cuộc họp hoặc nhiệm vụ quan trọng trên điện thoại hoặc máy tính của bạn.
  • Chụp hình. Nếu bạn đậu xe của bạn ở một nơi rộng lớn hoặc đông đúc, hãy chụp một bức ảnh vị trí đậu xe bằng điện thoại của bạn. Bạn cũng có thể sử dụng ảnh để lưu ghi chú trực quan về những thứ như trang trình chiếu tại cuộc họp, tờ rơi sự kiện, danh thiếp và bài viết trên tạp chí.
  • Sử dụng một ứng dụng ghi chú. Theo dõi các ghi chú quan trọng và đặt lời nhắc bằng cách nhập, viết, chụp ảnh, ghim một trang web hoặc ghi âm giọng nói của bạn trên điện thoại hoặc máy tính của bạn. Các lựa chọn tốt bao gồm Simplenote, Google Keep, Evernote và OneNote.
  • Hãy thử các phương tiện ghi nhớ. Khi bạn gặp người mới, hãy suy nghĩ về một thứ liên quan để giúp bạn nhớ tên của người đó. Ví dụ, nếu bạn gặp ai đó tên là Lily, hãy tưởng tượng cô ấy đang cầm một bó hoa lily.
  • Mang theo một cuốn sổ tay. Viết ra mọi thứ trong một cuốn sổ nhỏ. Không nhất thiết phải đẹp – mà chỉ là để mọi thứ ở một nơi làm sẽ giúp dễ dàng làm tươi mới bộ nhớ của bạn.
  • Ngủ nhiều. Bạn cần ngủ đủ giấc không chỉ để có năng lượng để phát triển và mang thai, mà còn giúp làm tươi mới trí nhớ của bạn và luôn có tinh thần minh mẫn mỗi ngày.
  • Tập thể dục. Tập thể dục thường xuyên (với sự cho phép của bác sĩ) không chỉ giúp bạn khỏe mạnh trong thời kỳ mang thai, mà nó còn có thể tăng cường trí nhớ của bạn và giúp bạn ngủ ngon hơn vào ban đêm, tăng sự tỉnh táo vào ban ngày ngày.
  • Yêu cầu giúp đỡ. Yêu cầu chồng, gia đình hoặc bạn bè của bạn giúp làm việc nhà và chăm sóc trẻ em. Công việc nhẹ nhàng đồng nghĩa với căng thẳng ít hơn, có thể ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ của bạn.
  • Đơn giản hóa. Nghỉ giải lao và ưu tiên những điều cần thiết. Tiết kiệm năng lượng cho những điều thực sự quan trọng với bạn.

Hay quên có phải là một dấu hiệu không ổn không?

Hay quên một chút trong thời kỳ mang thai là điều bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn gặp rất nhiều rắc rối trong việc suy nghĩ hoặc tập trung và cảm thấy thất vọng hoặc bạn nhận thấy sự mất hứng thú đối với những thứ bạn thường thích nhất trong ít nhất hai tuần, bạn có thể bị trầm cảm. Và bất cứ khi nào bạn cảm thấy buồn hoặc bị áp đảo một cách bất thường, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn để bạn có thể nhận được sự trợ giúp mà bạn cần. Bạn không cần phải chịu đựng một mình.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Són tiểu khi mang thai: Nguyên nhân và cách điều trị
Són tiểu khi mang thai: Nguyên nhân và cách điều trị

Bàng quang nằm ngay phía trên xương chậu và được hỗ trợ bởi cơ sàn chậu. Bàng quang giãn ra để chứa nước tiểu. Cổ bàng quang có cơ vòng giúp giữ cho cơ quan này đóng chặt và ngăn nước tiểu chảy ra ngoài khi không đi tiểu. Cơ sàn chậu có thể bị suy yếu trong thời gian mang thai và sinh nở. Điều này sẽ làm giảm khả năng giữ nước tiểu của bàng quang.

5 "tác dụng phụ" đáng ngạc nhiên khi mang thai
5 "tác dụng phụ" đáng ngạc nhiên khi mang thai

Mọi người đều biết về các tác dụng phụ thông thường của thai nghén như buồn nôn, ợ nóng và thèm muốn không kiểm soát được đối với một số thực phẩm nhất định. Nhưng bạn có thể đã chưa nghe nói rằng một số phụ nữ khao khát bụi bẩn (vâng, những thứ có từ mặt đất!), hoặc tiết ra rất nhiều nước bọt mà họ phải nhổ đi.... Hãy cùng tìm hiểu thêm về những triệu chứng này và những triệu chứng kỳ lạ đáng ngạc nhiên khác.

Nguyên nhân và điều trị loãng xương khi mang thai
Nguyên nhân và điều trị loãng xương khi mang thai

Loãng xương là một bệnh về xương phổ biến ở người lớn. Mặc dù bệnh này chủ yếu xảy ra ở người trên 50 tuổi nhưng cũng có thể xảy ra trong khi mang thai. Triệu chứng của loãng xương thường là đau lưng và gãy xương. Mặc dù cực kỳ hiếm gặp nhưng chứng loãng xương có thể gây đau đớn dữ dội và dẫn đến giảm khả năng vận động về lâu dài.

Cách kiểm soát HIV trong thời kỳ mang thai
Cách kiểm soát HIV trong thời kỳ mang thai

Bác sĩ sẽ làm xét nghiệm máu để xác định lượng virus (lượng virus trong máu) và số lượng tế bào CD4 (số lượng tế bào miễn dịch CD4 bạn có).

Các triệu chứng bệnh lupus bùng phát khác gì với các triệu chứng mang thai?
Các triệu chứng bệnh lupus bùng phát khác gì với các triệu chứng mang thai?

Nhiều người thắc mắc các triệu chứng bệnh lupus bùng phát khác gì với các triệu chứng mang thai?

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Sẩy thai liên tiếp không rõ nguyên nhân
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  636 lượt xem

Cách đây 4 năm, em mang thai lần đầu khoảng 6 tuần thì bị sẩy tự nhiên. Hai năm sau, em bị sẩy thai lúc 7 tuần. Và cách đây 10 ngày, em lại bị sẩy thai tự nhiên lúc 13 tuần. Vậy, em phải đến đăng ký khám thai ở Bệnh viện nào ở Bệnhj viện nào để tìm hiểu nguyên nhân sẩy thai liên tiếp như thế ạ?

Nguyên nhân sảy thai lần hai?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  560 lượt xem

Lần đầu em sinh mổ, sức khoẻ bình thường. 2 năm sau, em mang thai lại. Nhưng khi thai được 11 tuần, em bị sảy. Mong bác sĩ cho biết, vợ chồng em có phải đi khám để tìm nguyên nhân của việc sảy thai không ạ?

Có cách gì khắc phục, khi đặt thuốc bị ngứa vùng kín?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1594 lượt xem

Em mang thai được 24 tuần, hay bị ra huyết. Khi thai được 8 tuần, bs chẩn đoán tử cung 2 sừng. Và từ tuần 24, bs chỉ định em phải đặt thuốc progendo (1 ngày 2 lần) cho tới khi thai 36 tuần. Nhưng đặt xong, em thường bị ngứa vùng kín, rất khó chịu. Có cách nào khắc phục không ạ?

Vẫn "dính bầu" khi đã uống thuốc tránh thai khẩn cấp?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  778 lượt xem

Em bị cúm dai dẳng nên đã đi mua thuốc liều cao về uống. Sau đó lại uống thêm 1 viên tránh thai khẩn cấp 72h, sau 3 ngày vợ chồng quan hệ. Vậy mà, khi đi khám, bs bảo: Thai em đã vào tử cung được gần 5 tuần. Giờ, em rất lo vì không biết những thuốc em uống đã ảnh hưởng thế nào đến thai nhi ạ?

Muốn tìm nguyên nhân dẫn đến thai lưu?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  614 lượt xem

Đầu tháng, đi siêu âm, bs cho biết, thai nhi được khoảng 5 tuần tuổi, chưa có phôi và tim thai, yolksac(+), Gs=12mm, có hiện tượng bóc tách túi thai, hai phần phụ bình thường, dịch túi cùng(-). Bs có cho thuốc dưỡng thai về uống, 10 ngày sau tái khám. Đúng hẹn, em đến tái khám thì bs cho biết thai gần 7 tuần, có phôi nhưng vẫn chưa có tim thai, Gs=13 mm, CRL=8 mm...Rồi bs kết luận: thai đã lưu. Giờ, nếu muốn biết nguyên nhân dẫn đến thai lưu là gì, thì em phải làm những xét nghiệm gì và chi phí có tốn kém không, thưa bs?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây