Muốn tìm nguyên nhân dẫn đến thai lưu?
Theo các nhà y học, nguyên nhân thai lưu có rất nhiều và thường liên quan chủ yếu đến chất lượng trứng hay tinh trùng. Để tìm ra nguyên nhân, phải làm khá nhiều xét nghiệm, chắc chắn sẽ tốn nhiều tiền. Nhưng không phải lúc nào cũng tìm được nguyên nhân. Và, tất nhiên, không phải nguyên nhân nào bác sĩ cũng điều trị được. Tóm lại, mỗi lần có thai, hai vợ chồng bạn cần cẩn trọng, chu đáo như: tập thể dục, ăn uống đầy đủ, kiêng bia rượu, thuốc lá, làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, khám thai sớm, dùng thuốc dưỡng thai sớm,.. thường sẽ tránh việc được việc không may này lặp lại, hơn là bỏ công sức đi làm các xét nghiệm tìm nguyên nhân làm gì cho hao tiền, tốn của nhé. Chúc hai bạn sớm có tin vui an lành, may mắn!
Sẩy thai liên tiếp không rõ nguyên nhân
Cách đây 4 năm, em mang thai lần đầu khoảng 6 tuần thì bị sẩy tự nhiên. Hai năm sau, em bị sẩy thai lúc 7 tuần. Và cách đây 10 ngày, em lại bị sẩy thai tự nhiên lúc 13 tuần. Vậy, em phải đến đăng ký khám thai ở Bệnh viện nào ở Bệnhj viện nào để tìm hiểu nguyên nhân sẩy thai liên tiếp như thế ạ?
- 1 trả lời
- 633 lượt xem
Nguyên nhân sảy thai lần hai?
Lần đầu em sinh mổ, sức khoẻ bình thường. 2 năm sau, em mang thai lại. Nhưng khi thai được 11 tuần, em bị sảy. Mong bác sĩ cho biết, vợ chồng em có phải đi khám để tìm nguyên nhân của việc sảy thai không ạ?
- 1 trả lời
- 557 lượt xem
Có bao giờ thai tự lưu mà không biết nguyên nhân?
Em từng bị sẩy thai 2 lần , giờ đang mang thai bé đầu được 8 tuần, đi khám, bs nói thai bình thường. Nhưng 2 ngày nay, em thấy chóng mặt nhiều, buồn nôn (nhưng không thấy nôn), ăn uống ngon miệng hơn. Em sợ giống lần trước (thai bị lưu 10 ngày, đến lịch tái khám em mới biết) - Vậy nên, lúc này, em lo quá. Có bao giờ thai tự nhiên bị lưu mà không có nguyên nhân không, thưa bs?
- 1 trả lời
- 571 lượt xem
Nguyên nhân thai lưu và làm gì cho lần tới được thuận lợi?
Em đi siêu âm lần đầu, kết quả thai khoảng 5 tuần, có yolksac, chưa có phôi và tim thai. 2 tuần sau, em đi siêu âm tiếp, nhưng thai không phát triển và giữ nguyên các thông số ban đầu nên bs chỉ định lấy thai ra ngoài. Bs có thể cho biết nguyên nhân nào gây ra sự bất thường trên và em phải làm gì cho lần mang thai sau được thuận lợi ạ?
- 1 trả lời
- 737 lượt xem
Uống thuốc tránh thai muộn có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Em vừa phát hiện mình có thai dù em đã uống 1 viên thuốc tránh thai cấp tốc (Meopristone - mifepristone 10mg) nhưng em uống hơi muộn, quá 72h sau khi quan hệ. Theo bác sĩ, uống trễ như vậy thì có ảnh hưởng gì đến thai nhi không ạ?
- 1 trả lời
- 1375 lượt xem
Tôi rất hay quên từ khi mang thai. Liệu chứng "suy giảm trí nhớ trong thời kỳ mang thai” (thường gọi vui là "não cá vàng") có phải thực sự là một bệnh lý?
Bàng quang nằm ngay phía trên xương chậu và được hỗ trợ bởi cơ sàn chậu. Bàng quang giãn ra để chứa nước tiểu. Cổ bàng quang có cơ vòng giúp giữ cho cơ quan này đóng chặt và ngăn nước tiểu chảy ra ngoài khi không đi tiểu. Cơ sàn chậu có thể bị suy yếu trong thời gian mang thai và sinh nở. Điều này sẽ làm giảm khả năng giữ nước tiểu của bàng quang.
Loãng xương là một bệnh về xương phổ biến ở người lớn. Mặc dù bệnh này chủ yếu xảy ra ở người trên 50 tuổi nhưng cũng có thể xảy ra trong khi mang thai. Triệu chứng của loãng xương thường là đau lưng và gãy xương. Mặc dù cực kỳ hiếm gặp nhưng chứng loãng xương có thể gây đau đớn dữ dội và dẫn đến giảm khả năng vận động về lâu dài.
Tình trạng tiền sản giật thường phát triển trong 3 tháng cuối, nhưng có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong nửa sau của thai kỳ, trong khi chuyển dạ hoặc thậm chí đến sáu tuần sau khi sinh.
Nếu bà bầu được chẩn đoán bị đa ối, bác sĩ sẽ yêu cầu siêu âm có độ phân giải cao để kiểm tra các bất thường và có thể chọc dò màng ối để kiểm tra khuyết tật di truyền và bệnh lây nhiễm.