5 "tác dụng phụ" đáng ngạc nhiên khi mang thai
Hội chứng dị thực (Pica)
Bạn có thèm những thứ như đá, phấn hay thậm chí là thứ gì đó bẩn bẩn? Nếu có thì có thể bạn đã mắc hội chứng dị thực, tình trạng thèm các món đồ không phải là thực phẩm. Không ai biết nguyên nhân gây ra những thèm muốn bất thường này, nhưng sự kết hợp của các yếu tố sinh hóa, tâm lý và văn hoá có thể góp phần tạo nên.
Tìm hiểu thêm về hội chứng dị thực trong thai kỳ.
Viêm mũi thai kỳ
Nếu bạn bị sổ mũi hoặc ngạt mũi trong thời kỳ mang thai, thì bạn thuộc một trong số 20 đến 30% phụ nữ mắc tình trạng này. Viêm mũi khi mang thai có thể bắt đầu vào tháng thứ hai và tiếp tục cho đến khi sinh con hoặc thậm chí vài tuần sau đó.
Tìm hiểu thêm về bệnh viêm mũi trong thai kỳ.
Nước bọt thừa
Các chuyên gia không biết tại sao các bà mẹ tương lai lại tiết nước bọt nhiều đến mức họ cần phải khạc nhổ đi, nhưng có thể là do sự thay đổi hormone và tình trạng buồn nôn trong giai đoạn đầu của thai kỳ.
Tìm hiểu thêm về tình trạng tiết nước bọt quá nhiều trong thai kỳ.
Chảy máu chân răng
Nhiều phụ nữ bị chảy máu nướu trong thời kỳ mang thai, có thể xuất hiện như một đốm nhỏ màu hồng trên bàn chải đánh răng hoặc một chút máu chảy ra từ nướu răng sau khi bạn chải. Kiểu bệnh viêm nướu nhẹ này một phần do sự thay đổi hormone khiến nướu của bạn nhạy cảm hơn với vi khuẩn trong mảng bám.
Tìm hiểu thêm về chảy máu chân răng trong thai kỳ.
Lông mặt và lông trên người
Bạn có đang mọc lông ở những vị trí mới hoặc những vị trí không mong muốn? Hầu hết các bà mẹ tương lai đã từng nghe nói rằng việc mang thai thường dẫn tới tóc dài, nhưng họ thường ngạc nhiên khi thấy rằng điều này cũng có thể xảy ra ở các bộ phận khác trên cơ thể, kể cả khuôn mặt.
Tìm hiểu thêm về những thay đổi ở lông, tóc trong thời kỳ mang thai.
Tiêm phòng cúm cho bà bầu cũng mang lại lợi ích cho em bé của bạn. Các kháng thể mà cơ thể bạn phát triển sẽ được truyền cho em bé và bảo vệ bé khỏi bệnh cúm trong vài tháng sau sinh.
Các bác sĩ khuyên phụ nữ mang thai không nên chủng ngừa vắc-xin sống, sử dụng virus được làm suy yếu, như vắc-xin MMR (sởi, quai bị và rubella) và vắcxin thủy đậu. Nhưng có hai loại vắc xin mà bác sĩ khuyến cáo các bà bầu nên tiêm: vắc xin cúm và Tdap (uốn ván-bạch hầu-ho gà).
Tất cả các thuốc điều trị trầm cảm đều đi qua nhau thai và được tìm thấy trong cả dịch màng ối và sữa mẹ. Một số loại thuốc trầm cảm được coi là có nguy cơ, và các vấn đề có thể xảy ra, mặc dù khá hiếm.
Hầu hết các thành phần trong trà thảo dược đều an toàn với số lượng nhỏ, nhưng một số thì không.
Dùng acetaminophen trong thời kỳ mang thai có an toàn không? Đó là câu hỏi mà rất nhiều thai phụ quan tâm. Hãy cùng Suckhoe123.vn đi tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây nhé!
- 1 trả lời
- 967 lượt xem
- Bác sĩ ơi, em có "bệnh" nghiện sắp xếp đồ. Hiện tại em đang mang thai, thì thường xuyên sắp xếp đồ đạc trong nhà có an toàn không ạ?
- 1 trả lời
- 1785 lượt xem
- Bác sĩ ơi, tôi có được uống thuốc ngủ trong khi đang mang thai không ạ? Và việc uống thuốc ngủ có an toàn cho thai nhi không? Bác sĩ hãy cho tôi một lời khuyên nhé! Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1408 lượt xem
- Bác sĩ ơi, khi mang thai tôi rất sợ mình bị ốm. Vì lúc đó sẽ phải dùng kháng sinh. Bác sĩ cho tôi hỏi dùng thuốc kháng sinh khi mang thai có an toàn không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 771 lượt xem
- Thưa bác sĩ, tôi đã ở gần một đứa trẻ bị thủy đậu khi đang mang thai. Điều này có an toàn không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 689 lượt xem
Bác sĩ ơi, tôi bị sốt khi đang mang bầu. Điều này có gây hại đến thai nhi không ạ? Bác sĩ giải đáp giúp, để tôi đỡ lo lắng nhé, cảm ơn bác sĩ!