1

Dùng trà thảo mộc khi mang thai

Hầu hết các thành phần trong trà thảo dược đều an toàn với số lượng nhỏ, nhưng một số thì không.
Dùng trà thảo mộc khi mang thai Dùng trà thảo mộc khi mang thai

Uống trà thảo mộc khi mang thai có an toàn không?

Nhiều phụ nữ mang thai cẩn thận tránh caffein, rượu, nicotin và thuốc không cần thiết, nhưng lại không nghĩ gì đến việc cứ uống liên tục các loại trà thảo dược. Nếu đây cũng là trường hợp của bạn, hãy suy nghĩ lại: Các loại trà thảo dược có thể mạnh như thuốc kê theo toa và chúng cũng có thể có các phản ứng phụ.

Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) không kiểm soát tính an toàn và hiệu quả của các sản phẩm thảo dược theo cách thức như thuốc kê theo toa và thậm chí cả các loại thuốc mua tự do. Hầu hết các thành phần trong trà thảo dược đều an toàn với số lượng nhỏ, nhưng một số thì không. Hơn nữa, chỉ có một vài loại thảo mộc được sử dụng trong trà đã được nghiên cứu ở phụ nữ mang thai.

Vì chúng ta không biết chính xác có bao nhiêu loại trà ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh nên tốt nhất hãy kiểm tra với bác sĩ trước khi uống bất kỳ loại trà nào trong thai kỳ của mình.

Làm sao để biết những loại trà thảo mộc nào an toàn trong thai kỳ?

Mặc dù không có quy định của Hoa Kỳ về các loại trà thảo mộc, hầu hết các loại thảo mộc mà FDA cho là an toàn trong thực phẩm cũng được coi là an toàn trong trà. Điều này có thể đúng mà cũng có thể sai.

Các loại trà được làm từ các loại thảo mộc như bạc hà và húng tây (cỏ xạ hương) có thể an toàn khi uống với số lượng nhỏ trong khi đang mang thai hoặc cho con bú. Nhưng uống quá nhiều trà có thể gây ra các vấn đề sức khỏe cho cả bạn và em bé đang phát triển. Các loại thảo mộc trong các trà thường đậm đặc hơn trong thức ăn, do đó uống chúng có thể gây hại ngay cả khi ăn thì không sao.

Không có nhiều nghiên cứu về sự an toàn của các sản phẩm thảo dược, vì vậy nếu bạn chọn uống chúng, hãy làm kiểm tra kỹ và nói chuyện với bác sĩ về nó trước.

Những loại trà nào không an toàn?

Khi uống với lượng lớn hoặc dùng làm thuốc, nhiều loại thảo mộc dùng trong trà có thể gây hại. Một số thậm chí có thể làm tăng tỷ lệ sẩy thai, sinh non, hoặc cân nặng khi sinh thấp.

Nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú, cần tránh các loại thảo mộc sau đây:

  • Cỏ linh lăng
  • Black cohosh (Cây thiên ma)
  • Cây dâu xanh
  • Cây hoa chuông
  • Dong Quai (Dang Gui)
  • Cây ma hoàng (được gọi là ma huang trong y học cổ truyền Trung Quốc và bị cấm ở Hoa Kỳ từ năm 2004)
  • Cây tầm gửi châu Âu
  • Cây mao lương hoa vàng
  • Cây bụp giấm
  • Cây bạc hà đắng
  • Cây Kava
  • Cây Labrador
  • Cây sả chanh
  • Rễ cây cam thảo
  • Cây ngải cứu
  • Lá tầm ma (còn gọi là lá tầm ma ngòi)
  • Hoa lạc tiên
  • Cây bạc hà hăng
  • Hoa cúc La Mã
  • Hương thảo
  • Cây xô thơm
  • Cây Sassafras (xá xị)
  • Cây cọ lùn (Saw palmetto)
  • Cỏ hương bài
  • Cỏ thi
  • Cây Yerba mate

Đây chưa phải là danh sách đầy đủ các loại thảo mộc làm trà, do đó luôn phải hỏi bác sĩ xem liệu loại thảo mộc bạn định dùng có an toàn trong thai kỳ hay không. Lưu ý: bạn vẫn có thể ăn các món ăn chứa một chút thảo mộc này như cây hương thảo và cây xô thơm, vì hàm lượng trong thức ăn thường nhỏ hơn nhiều và không mạnh như trong trà. (Quá trình sản xuất chè cô đặc nhiều các chất hóa học của thảo mộc).

Các loại trà thảo mộc được bán cho phụ nữ mang thai thì sao?

Khuyến cáo tương tự cũng áp dụng cho các loại trà được làm đặc biệt dành cho phụ nữ mang thai và bán tại các siêu thị cũng như cửa hàng thực phẩm. Mặc dù các nhà sản xuất những loại trà này quảng bá sản phẩm của họ là lành mạnh, tốt cho các bà mẹ tương lai, nhưng không có nghiên cứu lâm sàng nào xác nhận những tuyên bố này, và sự an toàn của các thành phần cũng không được kiểm soát.

Các loại trà uống trong thai kỳ thường bao gồm các thành phần như cỏ linh lăng, hạt thì là, lá chanh, cỏ roi ngựa, lá tầm ma, lá mâm xôi đỏ, nụ tầm xuân và lá dâu tây. Không phải tất cả những loại này đều an toàn trong thời gian mang thai. Ví dụ, lá tầm ma (còn gọi là lá tầm ma ngòi) gây kích thích tử cung và có thể gây sẩy thai. Một số nữ hộ sinh sử dụng lá mâm xôi (còn gọi là lá mâm xôi đỏ) để hỗ trợ sinh con, nhưng hiệu quả của nó vẫn chưa được chứng minh. Chỉ nên sử dụng trong giai đoạn cuối của thai kỳ dưới sự giám sát của chuyên gia y tế.

Gừng thường được sử dụng để giảm bớt chứng buồn nôn trong khi mang thai, và các nghiên cứu cho thấy nó an toàn và hiệu quả cho mục đích này. Nhưng cũng có một số bằng chứng cho thấy nó có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hormone giới tính thai nhi và làm tăng nguy cơ chảy máu âm đạo trong thai kỳ. Vì vậy, trước khi bạn uống trà gừng, hãy thảo luận về những lợi ích và rủi ro của nó với bác sĩ.

Cách chọn một loại trà thảo mộc an toàn?

Kiểm tra nhãn bao bì và không chọn các loại trà có chứa thành phần không an toàn hoặc không quen thuộc. Xem xét tự làm trà thảo mộc cho mình: Cho mật ong, nước ép trái cây, vỏ chanh, quế hoặc đinh hương vào nước sôi hoặc trà xanh hoặc cà phê đã khử caffein.

Ngay cả các loại trà tự chế cũng không phải là tốt nhất vì chúng ta không biết nhiều về ảnh hưởng của hầu hết các loại thảo mộc đối với phụ nữ mang thai và cho con bú.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: tra thao moc mang thai
Tin liên quan
5 "tác dụng phụ" đáng ngạc nhiên khi mang thai
5 "tác dụng phụ" đáng ngạc nhiên khi mang thai

Mọi người đều biết về các tác dụng phụ thông thường của thai nghén như buồn nôn, ợ nóng và thèm muốn không kiểm soát được đối với một số thực phẩm nhất định. Nhưng bạn có thể đã chưa nghe nói rằng một số phụ nữ khao khát bụi bẩn (vâng, những thứ có từ mặt đất!), hoặc tiết ra rất nhiều nước bọt mà họ phải nhổ đi.... Hãy cùng tìm hiểu thêm về những triệu chứng này và những triệu chứng kỳ lạ đáng ngạc nhiên khác.

Dùng acetaminophen trong thời kỳ mang thai có an toàn không?
Dùng acetaminophen trong thời kỳ mang thai có an toàn không?

Dùng acetaminophen trong thời kỳ mang thai có an toàn không? Đó là câu hỏi mà rất nhiều thai phụ quan tâm. Hãy cùng Suckhoe123.vn đi tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây nhé!

Có nên dùng kem nhuộm da hoặc giường phơi nắng khi mang thai?
Có nên dùng kem nhuộm da hoặc giường phơi nắng khi mang thai?

Câu hỏi: - Bác sĩ ơi, việc dùng kem nhuộm da hoặc giường phơi nắng trong thai kỳ có an toàn cho em bé của tôi không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Có nên dùng Isotretinoin để điều trị mụn trứng cá trong khi mang thai?
Có nên dùng Isotretinoin để điều trị mụn trứng cá trong khi mang thai?

Có nên dùng Isotretinoin để điều trị mụn trứng cá trong khi mang thai là câu hỏi mà nhiều phụ nữ đang mang thai khá quan tâm. Cùng suckhoe123 tìm hiểu trong bài viết dưới đây để có sự lựa chọn tốt nhất cho mình nhé!

Sử dụng thuốc trừ sâu trong khi mang thai có an toàn không?
Sử dụng thuốc trừ sâu trong khi mang thai có an toàn không?

Câu hỏi: - Bác sĩ ơi, việc sử dụng thuốc trừ sâu trong khi mang thai có an toàn cho em bé không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Dùng thuốc kháng sinh khi mang thai có an toàn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1249 lượt xem

- Bác sĩ ơi, khi mang thai tôi rất sợ mình bị ốm. Vì lúc đó sẽ phải dùng kháng sinh. Bác sĩ cho tôi hỏi dùng thuốc kháng sinh khi mang thai có an toàn không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Dùng thuốc trị cảm lạnh khi mang thai có an toàn không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  753 lượt xem

Bác sĩ ơi, dùng thuốc cảm lạnh trong thai kỳ có an toàn cho em bé không? Bác sĩ cho tôi một lời khuyên với nhé!

Trước thời kì mang thai nên dùng thuốc thế nào?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  555 lượt xem

Acid folic và thuốc sắt Obimin là 2 loại thuốc nên dùng trước thời kì mang thai - Bác sĩ cho hỏi em nên dùng theo liều lượng thế nào ạ?

Khi mang thai, có nên dùng chung Obimin với Elevit Healthy baby?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1062 lượt xem

Đang mang thai 8 tuần, em được tư vấn là sử dụng obimin để bổ sung sắt và canxi. Nhưng nếu chỉ dùng obimin thì việc bổ sung sắt và canxi chưa đủ nên em định uống obimin chung với elevit healthy baby hoặc xen kẽ được không ạ?

Phải dừng thuốc dạ dày bao lâu thì mới được mang thai?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1620 lượt xem

Đang điều trị đau bao tử (dạ dày) được 2 tuần, đơn thuốc bs cho em là: clatab 500mg, amoxicillin 500mg, aphacolin esomeprazol 40mg và biviantac. Nếu muốn mang thai, em phải dừng thuốc bao lâu thì mới có thể thụ thai ạ?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây