Mang thai nguy cơ cao: Làm gì để người khác hiểu?
Những người bạn và thành viên trong gia đình đôi khi làm cho mọi thứ trở nên khó khăn hơn khi họ vô tình so sánh trải nghiệm của họ với bạn hoặc đưa ra lời khuyên không mong muốn.
Ngay cả một lời khen như, "Bạn rất mạnh mẽ!" cũng có thể khiến bạn trở nên nhạy cảm. Tóm lại, bạn không hề chọn thai kỳ nguy cơ cao và sự thật là ngay cả những người chăm sóc cho bạn thì cũng cần được hướng dẫn về tình trạng của bạn. Dưới đây là cách giúp họ hiểu được.
Chia sẻ cảm xúc
Trước tiên, hãy thử nói chuyện với một thành viên thân thiết trong gia đình, bạn bè hoặc nhà tư vấn mà bạn biết sẽ nhận được thông cảm. Niềm tin vào những người mà bạn tin tưởng nhất có thể làm cho bạn chia sẻ cảm xúc dễ dàng hơn.
Thảo luận về những lo ngại của bạn có thể khiến bạn cảm thấy ít lo lắng và thắt chặt hơn mối quan hệ tình cảm với người khác. Nhưng thật chẳng dễ dàng khi bộc lộ cảm xúc của mình hoặc khi không biết chính xác nên nói những gì. Dưới đây là những cảm giác chung mà phụ nữ có thai kỳ nguy cơ cao thường nói về.
- Sợ phải thông báo về thai kỳ với mọi người khi bạn không chắc chắn thai kỳ có khỏe mạnh, có thể tồn tại được hay không. Nếu bạn tình của bạn hoặc những người khác muốn chia sẻ tin tức này trước khi bạn sẵn sàng, hãy giải thích rằng bạn muốn chờ cho đến khi bắt đầu tam cá nguyệt thứ hai khi nguy cơ sảy thai xuống thấp hơn nhiều.
- Không chắc chắn về thai kỳ nhưng cần hỗ trợ. Khi bạn có nguy cơ cao, việc muốn chia sẻ với gia đình hoặc bạn bè gần gũi về việc mang bầu của mình là hết sức tự nhiên, vì như thế bạn có thể yêu cầu họ hỗ trợ nếu có chuyện gì xảy ra.
- Kết nối với trẻ thật nhiều, kết quả có vẻ chắc chắn hơn. Hầu hết phụ nữ bắt đầu cảm thấy có một chút kết nối với em bé ngay khi họ biết mình đang mang thai, nhưng nếu biết mình mang thai có nguy cơ cao, cảm xúc cũng khá khác nhau. Bạn bè và gia đình bạn có thể không hiểu điều này trừ khi bạn giải thích nó.
- Cảm giác tội lỗi hoặc khác biệt với những thai phụ khác. Thật khó lòng có thể nghe những phụ nữ nói về thai kỳ bình thường và khỏe mạnh của họ trong khi của mình thì quá phức tạp.
- Cần nhiều sự đảm bảo. Nói cho bạn bè và gia đình biết chính xác những gì có ích hoặc khiến bạn yên tâm, và để cho họ biết họ có thể làm gì để giúp bạn khỏe mạnh.
- Được bảo vệ và che chở sẽ giúp bạn hào hứng hơn với thai kỳ. Nếu người bạn nói chuyện không hiểu được nỗi lo lắng của bạn, hãy thử liên hệ nó với một thứ gì đó liên quan tới họ.
- Có một khoảng thời gian khó khăn khi phải tin rằng cơ thể bạn đang mang một bào thai. Đó là một nỗi lo lắng cực lớn đối với nhiều phụ nữ có thai kỳ nguy cơ cao. Thể hiện nỗi lo lắng này ra sẽ giúp mọi người hiểu bạn hơn.
- Cảm thấy những người khác không hiểu được trải nghiệm của mình, cũng như những khó khăn khi chỉ nghỉ ngơi trên giường hoặc cảm giác cẳng thẳng khi phải nhiều lần thăm khám bác sĩ.
- Đang lo sợ bạn quá để ý đến những kết quả tiêu cực. Bạn có thể chia sẻ những lo lắng của mình về kết quả tiêu cực, như sinh non hoặc sinh mổ. Nói về những nỗi sợ hãi cụ thể của bạn giúp người khác hiểu được những nỗi sợ đó đến từ đâu.
- Lo lắng người khác sẽ nói gì khi bạn phàn nàn về triệu chứng của mình. Một số người có thẻ nói với bạn cần trân trọng vì bạn đã có thể mang thai hoặc có được những sự giúp đỡ mà bạn đã có. Hãy nói với họ rằng việc chia sẻ những khó khăn của bạn sẽ giúp họ hiểu rõ hơn.
- Cảm thấy có lỗi hoặc có trách nhiệm với tình trạng của mình - như đó là kết quả của việc không cẩn thận hoặc chọn sai thời gian để mang thai. Những người thân yêu của bạn có thể sẽ nhạy cảm hơn nếu họ biết bạn đang cảm thấy có lỗi, tuy nhiên đó là điều không hợp lý.
- Tránh chuẩn bị cho lần sinh con này hoặc không mua đồ cho bé vì bạn sợ như thế có thể dẫn đến xui xẻo cho thai kỳ
- Cảm thấy thất vọng vì bạn đang bị bắt làm những điều không hề muốn. Nếu một người thân gợi ý bạn thực hiện một hoạt động vui nhộn để rũ bỏ những lo lắng trong bạn, hãy nhớ rằng cô ấy đang làm vậy vì quan tâm đến bạn. Nếu bạn chọn làm theo, bạn có thể nhận thấy nó sẽ thay đổi quan điểm của bạn theo hướng tốt.
Chia sẻ thông tin
Chia sẻ thông tin về những khía cảnh về mặt tâm tư tình cảm và y tế khi có một thai kỳ nguy cơ cao có thể giúp hiểu rõ hơn về những gì bạn đang trải qua. Dưới đây là sách và nguồn tài liệu trực tuyến dành cho gia đình và bạn bè.
Sách
Mang thai Nguy cơ cao – Tại sao lại là tôi?
Hiểu và Kiểm soát Thai kỳ có xu hướng sinh non. Hướng dẫn về tâm lý và y khoa của Kelly Whitehead và Vincenzo Berghella M.D
Mang thai nguy cơ cao: ướng dẫn thực hành và hỗ trợ của Diana Raab và Errol Norwitz M.D.
Những lo lắng khi mang thai và sau sinh
Tập sách: Các kỹ năng thực hành giúp bạn chế ngự lo lắng, hoảng sợ, bị ám ảnh, bị ép buộc - Tiến sĩ Pamela S. Wiegartz và Kevin L. Gyoerkoe, Psy.D.
Nguồn tài liệu trực tuyến
Trường Chuyên khoa Sản phụ khoa (ACOG) là một tổ chức hàng đầu về chăm sóc sức khoẻ của phụ nữ và trang web của nhóm có cung cấp thông tin bệnh nhân giúp bạn và bạn bè, thành viên gia đình có thể hiểu rõ hơn về thai kỳ và tình trạng nguy cơ cao.
Trở ngại lớn nhất đối với những phụ nữ từ 35 tuổi trở lên có thể là khả năng có thai ngay lập tức.
Nhiều người thắc mắc các triệu chứng bệnh lupus bùng phát khác gì với các triệu chứng mang thai?
Khi bạn có thai kỳ nguy cơ cao, bạn sẽ cần thêm các cuộc thăm khám thai để kiểm soát tình trạng. Và càng nhiều xét nghiệm, càng nhiều cuộc hẹn càng có nghĩa là bạn phải đối mặt với nhiều căng thằng.
Một số bác sĩ nói rằng ngay cả bị chảy máu cam vài lần trong suốt thai kỳ cũng không phải là dấu hiệu gì đáng báo động.
Bị sạm da trong thai kỳ có bình thường không? Nguyên nhân gây sạm da là gì? Làm sao để tình trạng sạm da không nặng hơn trong thai kỳ? Hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây!
- 0 trả lời
- 1064 lượt xem
Em đang mang thai 23w, em mới đi siêu âm tuần 22 thì bình thường. Sáng nay e có đi tiêm uốn ván ở trạm y tế thì huyết áp của em là 135 ,chiều nay đo lại vẫn 134 . Bác sĩ cho em hỏi em có nguy cơ bị ngộ độc thai kỳ 3 tháng cuối không ạ?
- 1 trả lời
- 868 lượt xem
Vợ chồng em cưới nhau được 8 năm, nhưng vẫn chưa có con. Cách đây 1 năm, không may em gặp tai nạn nên phải cắt bỏ tử cung. Trong trường hợp này, vợ chồng em muốn nhờ người mang thai hộ, có được không bác sĩ?
- 1 trả lời
- 812 lượt xem
Đầu tháng trước, em bị viêm xoang nên đã uống thuốc: menison 16mg, loratadin (erolim 10mg), trimoxtal 875mg/125mg, ambroxol (ambron 30mg) khoảng 05 ngày. Cuối tháng này, em vừa đi khám thì bs mới cho biết là có túi thai trong lòng tử cung GS=6mm, hẹn 2 tuần sau tái khám xem đã có tim và phôi chưa - Em lo lắm, chẳng biết phải làm gì bây giờ?
- 1 trả lời
- 789 lượt xem
Mang thai 19 tuần, khi đi siêu âm thì lượng ối bình thường. Nhưng thỉnh thoảng khi ho, hắt xì thì thấy quần trong ướt. Đôi lúc leo cầu thang, em thấy có dịch màu trắng đục tiết ra từ âm đạo. Hiện tượng rỉ ối này có nguy hiểm trong quá trình mang thai không, bs?
- 1 trả lời
- 596 lượt xem
Đầu tháng trước, thấy mệt, em đi khám, bs chẩn đoán bị rối loạn kinh nguyệt, viêm cổ tử cung, kê cho thuốc: Imedoxim (cefpodoxim 200mg): 20 viên, Seromin (Selenium500mg, Vitamin A 5000iu, Ascorbic Acid 500mg, Tocopherol Aceta) và thuốc đặt Metromizol (Metronidazol, neomycine). Sau thời gian dùng thuốc, em thấy mệt và nôn ói nhiều hơn. Trung tuần tháng này, em mua que về thử thấy lên 2 vạch. Đi khám, siêu âm, bs chẩn đoán thai em được gần 4 tuần. Vậy, nguy cơ của việc dùng các thuốc trên là sao ạ?