Chảy máu cam khi mang thai có nguy hiểm không?
Nguyên nhân chảy máu cam trong thai kỳ là gì?
Mang thai có thể khiến các mạch máu trong mũi mở rộng và việc tăng lượng máu cung cấp sẽ gây áp lực nhiều hơn lên các mạch này, làm chúng dễ vỡ hơn. Đó là lý do tại sao chứng chảy máu cam thường xảy ra trong thời kỳ mang thai - ở 20% thai phụ, so với chỉ 6% phụ nữ bình thường.
May mắn là, đôi khi bị chảy máu cảm nhẹ thì không có ảnh hưởng gì. Một số bác sĩ nói rằng ngay cả bị chảy máu cam vài lần trong suốt thai kỳ cũng không phải là dấu hiệu gì đáng báo động. Bạn sẽ có nguy cơ chảy máu cam nhiều hơn khi bị cảm lạnh, viêm xoang, dị ứng hoặc các lớp màng trong mũi khô khi thời tiết lạnh, hanh, ở trong phòng máy lạnh,...
Một tổn thương hay vấn đề y khoa nhất định như cao huyết áp hoặc rối loạn đông máu cũng có thể gây chảy máu cam.
Cách ngăn chặn chảy máu cam trong thai kỳ?
Nếu chẳng may bạn bị chảy máu cam khi đang mang thai thì:
- Hãy ngồi xuống, cúi đầu về phía trước nhưng ở vị trí cao hơn tim
- Dùng ngón cái và ngón trỏ bóp hai lỗ mũi lại
- Thở bằng miệng và cứ bóp mũi lại trong 10 đến 15 phút. Trước khoảng thời gian này, đừng dừng lại hoặc kiểm tra xem liệu máu đã ngừng chảy hay chưa vì điều đó có thể gây trở ngại cho quá trình đông máu. (Có thể bạn sẽ muốn đặt đồng hồ hẹn giờ)
- Chườm nước đá để làm co các mạch máu lại và làm chậm quá trình chảy máu. Dùng tay còn lại để chườm một túi lạnh trên sống mũi
- Đừng nằm xuống hoặc ngả đầu ra đằng sau vì có thể bạn sẽ nuốt phải máu, gây buồn nôn và nôn hoặc vô tình khiến bạn hít phải một ít máu vào phổi
- Nếu máu vẫn không ngừng chảy sau 15 phút bóp mũi và chườm đá, hãy tiếp tục chu kỳ 10 đến 15 phút khác.
Khi nào cần chăm sóc y tế nếu bị chảy máu cam?
Gọi cho bác sĩ nếu bạn bị chảy máu mũi thường xuyên trong suốt thai kỳ. Cô ấy có thể muốn tiến hành kiểm tra cho bạn để loại trừ sớm bất kỳ vấn đề nào.
Đôi khi chảy máu mũi trong thời kỳ mang thai đòi hỏi chăm sóc y tế ngay lập tức. Gọi cấp cứu hoặc nhờ người nào đó đưa đến phòng cấp cứu nếu:
- Chảy máu không ngừng sau 30 phút bóp chặt mũi
- Dòng máu chảy ra rất nhiều.
- Khó thở vì chảy máu.
- Bị chảy máu cam sau chấn thương đầu, ngay cả khi chỉ bị chảy máu nhẹ.
- Việc chảy máu gây ra mệt mỏi, lâng lâng, hoặc mất phương hướng.
- Bạn trở nên nhợt nhạt do chảy máu
- Bị đau ngực.
Tôi có thể làm bất cứ điều gì để ngăn ngừa chảy máu cam trong thời kỳ mang thai không?
- Uống nhiều chất lỏng để luôn bôi trơn các lớp màng nhầy
- Xì mũi nhẹ nhàng. Xì mũi quá mạnh có thể gây chảy máu cam.
- Cố gắng mở miệng khi hắt hơi. Điều này sẽ phân tán áp lực chứ không dồn hết hơi vào mũi
- Sử dụng máy làm ẩm trong nhà, nhất là vào mùa đông hoặc nếu bạn sống trong một bầu không khí khô. Đừng để phòng ngủ quá nóng và tránh xa những chất kích thích như khói.
- Sử dụng chất bôi trơn để tránh khô mũi. Một số chuyên gia khuyên dùng dầu ăn. Những người khác đề nghị một chất bôi trơn đặc biệt dựa trên nước có bán sẵn tại các hiệu thuốc. Xịt mũi bằng nước muối hoặc nhỏ thuốc cũng có thể giúp ích.
Nếu bác sĩ đề nghị sử dụng thuốc xịt mũi hoặc chất gây nghẹt mũi, hãy làm theo đúng như hướng dẫn (đừng lạm dụng nó). Các loại thuốc này có thể làm khô và gây khó chịu cho mũi.
Trở ngại lớn nhất đối với những phụ nữ từ 35 tuổi trở lên có thể là khả năng có thai ngay lập tức.
Các bác sĩ khuyên phụ nữ mang thai không nên chủng ngừa vắc-xin sống, sử dụng virus được làm suy yếu, như vắc-xin MMR (sởi, quai bị và rubella) và vắcxin thủy đậu. Nhưng có hai loại vắc xin mà bác sĩ khuyến cáo các bà bầu nên tiêm: vắc xin cúm và Tdap (uốn ván-bạch hầu-ho gà).
Nếu bác sĩ yêu cầu bạn phải nằm nghỉ trên giường trong phần thời gian còn lại của thai kỳ, thì điều gì sẽ xảy ra?
Thai kỳ nguy cơ cao có thể là một trải nghiệm đơn độc khi những người xung quanh bạn không thể hiểu được những gì bạn đang trải qua.
Khi bạn có thai kỳ nguy cơ cao, bạn sẽ cần thêm các cuộc thăm khám thai để kiểm soát tình trạng. Và càng nhiều xét nghiệm, càng nhiều cuộc hẹn càng có nghĩa là bạn phải đối mặt với nhiều căng thằng.
- 0 trả lời
- 1035 lượt xem
Em đang mang thai 23w, em mới đi siêu âm tuần 22 thì bình thường. Sáng nay e có đi tiêm uốn ván ở trạm y tế thì huyết áp của em là 135 ,chiều nay đo lại vẫn 134 . Bác sĩ cho em hỏi em có nguy cơ bị ngộ độc thai kỳ 3 tháng cuối không ạ?
- 1 trả lời
- 5275 lượt xem
Mang thai được 9 tuần, em đi siêu âm đã thấy tim thai, túi thai bờ đều. Nhưng có lúc em lại thấy có 1 chút huyết màu nâu dính trên quần mà không kèm theo triệu chứng đau bụng hay khó chịu gì. Vậy, hiện tượng này có bình thường không, bác sĩ?
- 1 trả lời
- 795 lượt xem
Đầu tháng trước, em bị viêm xoang nên đã uống thuốc: menison 16mg, loratadin (erolim 10mg), trimoxtal 875mg/125mg, ambroxol (ambron 30mg) khoảng 05 ngày. Cuối tháng này, em vừa đi khám thì bs mới cho biết là có túi thai trong lòng tử cung GS=6mm, hẹn 2 tuần sau tái khám xem đã có tim và phôi chưa - Em lo lắm, chẳng biết phải làm gì bây giờ?
- 1 trả lời
- 774 lượt xem
Mang thai 19 tuần, khi đi siêu âm thì lượng ối bình thường. Nhưng thỉnh thoảng khi ho, hắt xì thì thấy quần trong ướt. Đôi lúc leo cầu thang, em thấy có dịch màu trắng đục tiết ra từ âm đạo. Hiện tượng rỉ ối này có nguy hiểm trong quá trình mang thai không, bs?
- 1 trả lời
- 580 lượt xem
Đầu tháng trước, thấy mệt, em đi khám, bs chẩn đoán bị rối loạn kinh nguyệt, viêm cổ tử cung, kê cho thuốc: Imedoxim (cefpodoxim 200mg): 20 viên, Seromin (Selenium500mg, Vitamin A 5000iu, Ascorbic Acid 500mg, Tocopherol Aceta) và thuốc đặt Metromizol (Metronidazol, neomycine). Sau thời gian dùng thuốc, em thấy mệt và nôn ói nhiều hơn. Trung tuần tháng này, em mua que về thử thấy lên 2 vạch. Đi khám, siêu âm, bs chẩn đoán thai em được gần 4 tuần. Vậy, nguy cơ của việc dùng các thuốc trên là sao ạ?