Đậu nành có an toàn cho phụ nữ mang thai không?

Đậu nành là một trong những loại thực phẩm gây tranh cãi. Mặc dù được nhiều nghiên cứu chứng minh là mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường nhưng đậu nành cũng được cho là có thể làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh như ung thư vú và vấn đề về tuyến giáp. Chính vì vậy nên nhiều người băn khoăn không biết liệu đậu nành có an toàn cho phụ nữ mang thai hay không.
Đậu nành có an toàn cho phụ nữ mang thai không? Đậu nành có an toàn cho phụ nữ mang thai không?

Câu trả lời là phụ nữ mang thai hoàn toàn có thể sử dụng các sản phẩm làm từ đậu nành nhưng nên sử dụng một cách vừa phải.

Trong bài viết dưới đây, hãy cùng tìm hiểu về một số lợi ích và tác hại của đậu nành cũng như những loại thực phẩm nên ăn trong thời gian mang thai.

Các sản phẩm từ đậu nành

Đậu nành hay đậu tương là hạt của một loài cây thuộc họ Đậu và đã được dùng làm thực phẩm từ cách đây hàng ngàn năm. Đậu nành là một nguồn protein thực vật dồi dào với ít chất béo bão hòa và lượng lớn chất xơ.

Có rất nhiều loại thực phẩm được làm từ đậu nành:

  • Đậu nành non: Đậu nành non thường được luộc nguyên trái và ăn phần hạt mềm bên trong.
  • Đậu phụ (đậu hũ): được làm bằng cách nghiền đậu nành, lọc lấy nước, nấu và thêm chất tạo đông rồi đóng khuôn. Đậu phụ có độ mềm cứng tùy thuộc vào kỹ thuật làm. Đây là một món ăn quen thuộc ở nhiều nước châu Á.
  • Tempeh: được làm bằng cách lên men đậu nành rồi trộn với gạo, kê hoặc các loại ngũ cốc khác rồi ép thành bánh. Giống như đậu phụ, tempeh cũng có thể được tẩm ướp gia vị và dùng làm nhiều món ăn khác nhau.
  • Đạm đậu nành có kết cấu (textured soy protein – TSP) hay đạm thực vật có kết cấu (TVP): được làm từ bột đậu nành hoặc đạm đậu nành cô đặc. TSP có hàm lượng protein và chất xơ cao và phải được thêm nước trước khi sử dụng. Sau khi thêm nước, TSP có kết cấu dai.
  • Đồ chay giả thịt: Nhiều loại đồ chay giả thịt như thịt lợn chay, thịt bò chay, nội tạng chay được làm từ đậu nành.
  • Sữa đậu nành: được làm bằng cách ngâm, xay đậu nành, sau đó lọc lấy nước và đun lên. Sữa đậu nành trên thị trường có loại không đường, có đường và một số loại còn được bổ sung thêm vitamin, khoáng chất. Hiện nay còn có các sản phẩm làm từ sữa đậu nành như sữa chua và phô mai đậu nành.
  • Miso: một loại tương được làm từ đậu nành lên men. Đây là một loại gia vị phổ biến trong ẩm thực Nhật Bản.
  • Nước tương (xì dầu): được làm từ đậu nành lên men, được sử dụng làm nước chấm và gia vị. Có nhiều loại nước tương khác nhau.
  • Váng đậu (phù trúc): Trong quá trình đun nước đậu sẽ có một lớp màng nổi bên trên. Lớp màng này chính là váng đậu. Váng đậu có thể được ăn tươi hoặc phơi khô và chế biến thành nhiều món ăn.
  • Natto: một món ăn làm từ đậu nành lên men, tạo thành một hỗn hợp dai, dính.

Một số loại thực phẩm trong số này được làm bằng cách lên men đậu nành. Theo một tổng quan nghiên cứu vào năm 2019, có bằng chứng cho thấy các sản phẩm từ đậu nành lên men dễ tiêu hóa hơn so với các sản phẩm không lên men.

Trong quá trình lên men, các enzyme của vi sinh vật giúp phân hủy protein và điều này có thể cải thiện giá trị dinh dưỡng của thực phẩm cũng như khả năng hấp thụ của cơ thể.

Lợi ích của đậu nành đối với phụ nữ mang thai

Người châu Á tiêu thụ nhiều đậu nành hơn so với những nơi khác trên thế giới. Theo các nhà nghiên cứu trong một phân tích vào năm 2020, đây có thể là một trong những lý do tại sao người Châu Á này có tỷ lệ mắc các bệnh như bệnh tim mạch, đột quỵ và ung thư thấp hơn. (1)

Vậy đậu nành mang lại những lợi ích gì cho phụ nữ mang thai?

Cải thiện tâm trạng

Ăn thực phẩm làm từ đậu nành có thể giúp phòng ngừa chứng trầm cảm trong thai kỳ.

Một nghiên cứu vào năm 2018 tại Nhật Bản đã khảo sát hơn 1.700 phụ nữ về tâm trạng và mức tiêu thụ đậu nành. Loại thực phẩm cho thấy nhiều lợi ích nhất là tương miso. Mặt khác, sữa đậu nành không mang lại lợi ích nào đáng kể đối với tâm trạng.

Kiểm soát lượng đường trong máu

Trong một nghiên cứu vào năm 2015, những phụ nữ mang thai tham gia đã tiêu thụ 50 gram đậu nành mỗi ngày sau tuần thứ 26 của thai kỳ. Những người mắc bệnh tiểu đường thai kỳ đã nhận thấy sự cải thiện về mức đường huyết và cholesterol.

Tuy nhiên, số lượng người tham gia nghiên cứu chỉ là 68 người nên kết quả chưa đủ thuyết phục. Chính các nhà nghiên cứu cũng khuyến nghị nên trao đổi với bác sĩ trước khi thực hiện bất kỳ thay đổi lớn trong chế độ ăn uống.

Nguồn protein thực vật dồi dào

Phụ nữ mang thai cần ăn ít nhất 60 gram protein mỗi ngày.

Đậu nành là một nguồn protein thực vật dồi dào và do đó, đây là một lựa chọn thay thế thịt dành cho những người ăn chay và thuần chay.

Ngăn ngừa thiếu máu

Thiếu máu là tình trạng cơ thể không có đủ hồng cầu khỏe mạnh để vận chuyển oxy. Đây là một vấn đề phổ biến trong thai kỳ và có thể gây mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu, da xanh xao…

Cơ thể cần có chất sắt để tạo ra hồng cầu và đậu phụ có chứa hàm lượng sắt khá lớn.

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng thường xuyên ăn đậu phụ giúp giảm nguy cơ thiếu máu ở cả nam và nữ.

Tuy nhiên, tốt nhất vẫn nên đi khám khi có dấu hiệu thiếu máu trong thời gian mang thai.

Tác hại của đậu nành đối với phụ nữ mang thai

Thành phần gây nhiều tranh cãi nhất của đậu nành là hợp chất isoflavone - một nhóm estrogen có nguồn gốc từ thực vật (phytoestrogen).

Isoflavone giống với estrogen, loại hormone có vai trò quan trọng đối với sự phát triển các đặc điểm giới tính nữ, chu kỳ kinh nguyệt và mang thai.

Các chuyên gia hiện vẫn chưa dám chắc liệu phytoestrogen có hoạt động trong cơ thể giống như estrogen tự nhiên hay không và các nghiên cứu cho ra nhiều kết quả trái ngược nhau.

Ngoài ra, đậu nành còn được cho là có thể gây ra một số tác hại khác.

Khoáng chất độc hại

Một nghiên cứu vào năm 2012 cho thấy các loại thực phẩm làm từ đậu nành có thể chứa khoáng chất hoặc kim loại nặng như cadmium và các chất này gây hại cho sức khỏe con người. (2)

Các nhà nghiên cứu xác định rằng ăn đậu phụ có thể làm tăng đáng kể nồng độ cadmium trong nước tiểu của phụ nữ tiền mãn kinh. Một yếu tố khác làm tăng mức cadmium là hút thuốc.

Tuy nhiên, cadmium không chỉ có trong đậu nành mà còn có trong nhiều loại thực phẩm khác, trong đó có cả những thực phẩm vốn được cho là có lợi cho thai kỳ, ví dụ như động vật có vỏ và các loại đậu. Nếu như kiêng tất cả các loại thực phẩm có chứa cadmium thì sẽ rất dễ bị thiếu hụt dinh dưỡng.

Một vài lo ngại khác về đậu nành gồm có:

  • Nhôm: Một số ý kiến cho rằng đậu phụ và các loại thực phẩm làm từ đậu nành khác có chứa nhôm. Đây là một điều đáng lo ngại vì nhôm có thể gây nhiễm độc thần kinh. Tuy nhiên, hiện chưa có nghiên cứu nào chứng minh rằng ăn đậu nành gây ra điều này. Ngoài ra, nhôm có tự nhiên trong rất nhiều loại thực phẩm khác như trái cây và thịt.
  • Thực phẩm biến đổi gen (GMO): Việc sử dụng đậu nành biến đổi gen vẫn đang là một chủ đề gây tranh cãi. Có ý kiến cho rằng ăn thực phẩm biến đổi gen có thể gây hại đến sức khỏe, chẳng hạn như dễ gây dị ứng, chứa chất độc hại hoặc có hàm lượng dinh dưỡng thấp hơn so với thực phẩm không biến đổi gen.
  • Chứa axit phytic: Đậu nành và các loại đậu khác có chứa phytate (axit phytic), một chất phản dinh dưỡng. Axit phytic gây cản trở sự hấp thụ một số vitamin và khoáng chất như sắt, kẽm, magievà canxi.
  • Chứa lecithin: Đậu nành và các loại đậu khác còn chứa một chất phản dinh dưỡng khác là lecithin. Lecithin cũng làm giảm khả năng hấp thụ canxi, sắt, phốt pho và kẽm.

Ăn nhiều đậu nành khi mang thai có gây hại cho thai nhi không?

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng ăn đậu nành trong thai kỳ có thể gây lỗ tiểu lệch thấp ở thai nhi.

Lỗ tiểu lệch thấp là tình trạng lỗ niệu đạo nằm ở mặt dưới của dương vật thay vì ở đầu dương vật. Vấn đề này không nguy hiểm và có thể khắc phục bằng phẫu thuật.

Và mặc dù lỗ tiểu lệch thấp có thể xảy ra do hormone hoặc tiếp xúc với hóa chất trong khi mang thai nhưng hầu hết các trường hợp lỗ tiểu lệch thấp đều không xác định được nguyên nhân rõ ràng hoặc có thể là do di truyền. Cần nghiên cứu thêm để làm rõ mối liên hệ giữa việc ăn đậu nành trong thai kỳ và nguy cơ lỗ tiểu lệch thấp ở thai nhi.

Một nghiên cứu được thực hiện trên chuột cho thấy rằng ăn nhiều đậu nành trong thời gian mang thai có thể gây ức chế hệ miễn dịch của bào thai. Nghiên cứu này cũng phát hiện ra rằng những con chuột ăn nhiều đậu nành trong khi mang thai sinh ra chuột con có cân nặng thấp hơn bình thường.

Tuy nhiên, những điều này được quan sát thấy ở chuột. Chưa có nghiên cứu nào được thực hiện trên người để xác nhận rằng ăn đậu nành khi mang thai gây ra điều tương tự ở người.

Có một số nghiên cứu vào năm 2012 cho thấy việc tiếp xúc với phytoestrogen trong thời kỳ mang thai và sơ sinh có thể tác động đến sức khỏe của trẻ. Những lo ngại chính là nguy cơ dậy thì sớm và các vấn đề về hệ sinh dục ở cả nam và nữ.

Hầu hết các bằng chứng quan trọng đều được quan sát thấy trong các nghiên cứu trên động vật chứ không phải nghiên cứu trên người.

Lượng đậu nành an toàn khi mang thai

Theo hướng dẫn được công bố bởi Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ, phụ nữ mang thai vẫn có thể ăn đậu nành, miễn là ăn vừa phải. (3)

Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể về lượng đậu nành an toàn trong thai kỳ.

Ví dụ về lượng đậu nành vừa phải:

  • 1 cốc sữa đậu nành (120ml)
  • Khoảng 125g đậu phụ
  • Khoảng 80g tempeh
  • Nửa chén đậu nành (khoảng 90g)

Tuy nhiên, mức tiêu thụ an toàn đối với mỗi người là khác nhau. Nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể lượng đậu nành có thể ăn khi mang thai.

Theo một tổng quan nghiên cứu vào năm 2019, phụ nữ mang thai có thể ăn tất cả các sản phẩm làm từ đậu nành nhưng những loại lên men như tempeh, tương miso sẽ dễ tiêu hóa hơn.

Tóm tắt bài viết

Đậu nành là một loại thực phẩm an toàn đối với phụ nữ mang thai, thậm chí còn có thể mang lại một số lợi ích như cải tiện tâm trạng, kiểm soát đường huyết, cung cấp protein và ngăn ngừa thiếu máu. Tuy nhiên, cũng giống như nhiều loại thực phẩm khác, chỉ nên ăn đậu nành một cách vừa phải trong thai kỳ.

Phụ nữ mang thai cần duy trì chế độ ăn uống cân bằng với nhiều trái cây, rau củ tươi, ngũ cốc nguyên hạt, các nguồn protein nạc khác và uống đủ nước.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Nhuộm tóc khi mang thai có an toàn không?
Nhuộm tóc khi mang thai có an toàn không?

Câu hỏi: - Thưa bác sĩ, việc sử dụng thuốc nhuộm tóc khi tôi đang mang thai có an toàn cho thai nhi không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Ngồi trên ghế massage rung khi mang thai có an toàn không?
Ngồi trên ghế massage rung khi mang thai có an toàn không?

Câu hỏi: Thưa bác sĩ, việc ngồi trên ghế massage rung trong khi đang mang thai có an toàn không? Cảm ơn bác sĩ!

Sử dụng thuốc trừ sâu trong khi mang thai có an toàn không?
Sử dụng thuốc trừ sâu trong khi mang thai có an toàn không?

Câu hỏi: - Bác sĩ ơi, việc sử dụng thuốc trừ sâu trong khi mang thai có an toàn cho em bé không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Dùng máy photocopy trong khi mang thai có an toàn không
Dùng máy photocopy trong khi mang thai có an toàn không

Câu hỏi: - Bác sĩ ơi, tôi đang mang thai mà dùng máy photocopy thì có an toàn cho thai nhi không ạ?

Cả ngày ngồi giữa nhiều máy tính khi mang thai có an toàn không?
Cả ngày ngồi giữa nhiều máy tính khi mang thai có an toàn không?

Câu hỏi: - Thưa bác sĩ, do công việc nên cả ngày tôi phải ngồi giữa nhiều máy tính. Hiện tôi đang mang thai, thì việc ngồi giữa nhiều máy tính như vậy có an toàn không ạ?

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Hít phải khói từ gỗ trong khi mang thai có an toàn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  3839 lượt xem

Bác sĩ ơi, nhà em ở vùng miền núi, thường xuyên dùng bếp củi để nấu ăn. Vừa rồi em nghe thấy thông tin là hít phải khói từ gỗ trong khi mang thai là không tốt. Em lại đang mang thai nữa, không hiểu thông tin đó có đúng không bác sĩ?

Đứng cả ngày trong khi mang thai có an toàn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1469 lượt xem

- Bác sĩ ơi, em làm giáo viên, phải đứng rất nhiều. Bác sĩ cho em hỏi, đứng cả ngày trong khi mang thai có an toàn không ạ?

Đắp chăn điện ngủ khi mang thai có an toàn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1198 lượt xem

- Bác sĩ ơi, tôi đắp chăn điện khi ngủ lúc đang mang thai thì có an toàn cho thai nhi không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Uống nước máy khi mang thai có an toàn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  992 lượt xem

- Bác sĩ ơi, uống nước máy khi mang thai có an toàn không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Ăn giá đỗ khi mang thai có an toàn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  695 lượt xem

- Thưa bác sĩ, tôi rất thích ăn giá đỗ. Bác sĩ cho tôi hỏi ăn giá đỗ khi mang thai có an toàn không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây