1

Nằm nghỉ trên giường khi mang thai: Có hữu ích hay không?

Nếu bác sĩ yêu cầu bạn phải nằm nghỉ trên giường trong phần thời gian còn lại của thai kỳ, thì điều gì sẽ xảy ra?
Nằm nghỉ trên giường khi mang thai: Có hữu ích hay không? Nằm nghỉ trên giường khi mang thai: Có hữu ích hay không?

Nằm nghỉ trên giường là gì?

Gần 1/5 phụ nữ tại Mỹ được đưa vào nghỉ ngơi trên giường tại một thời điểm trong thời kỳ mang thai của họ. Điều này có nghĩa là, bà bầu được yêu cầu phải dành nhiều hay toàn bộ thời gian nằm ở nhà. Điều này có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tháng.

Các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ thường không khuyên bạn nên nằm nghỉ trên giường nữa bởi vì không có nhiều bằng chứng cho thấy nó mang lại cho bạn một thai kỳ hoặc sinh nở khỏe mạnh. Mặc dù việc nghỉ ngơi trên giường ban đầu có thể tốt cho một người sắp làm mẹ, hầu hết phụ nữ thấy việc bị giam trên giường, thậm chí chỉ trong vài ngày là không thoải mái, nhàm chán và bất tiện. Nếu phải ở trên giường vài tuần, họ có thể cảm thấy giống như tra tấn hơn là thư giãn.

Tại sao đôi khi bác sĩ yêu cầu nằm nghỉ trên giường?

Nghỉ ngơi trên giường đã được chỉ định cho các biến chứng mang thai khác nhau trong nhiều thập kỷ. Ví dụ, nó thường được chỉ định nếu bạn mang thai song sinh (hoặc nhiều hơn), có cổ tử cung yếu hoặc có nguy cơ sinh non cao hơn.

Nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cũng có thể khuyên bạn nghỉ ngơi trên giường nếu nghi ngờ rằng con của bạn không phát triển bình thường trong tử cung (giới hạn sự tăng trưởng trong tử cung) hoặc nếu bạn có rau tiền đạo (nhau thai nằm thấp trong tử cung của bạn, bao phủ cổ tử cung của bạn).

Cuối cùng, bạn có thể phải nghỉ ngơi trên giường tại nhà nếu bạn bị tăng huyết áp thai kỳ nhẹ hoặc tiền sản giật, với hy vọng rằng nó giữ huyết áp của bạn trong mức kiểm soát.

Có nghiên cứu nào cho thấy rằng nghỉ ngơi trên giường là hữu ích?

Có rất ít nghiên cứu về việc liệu nghỉ ngơi trên giường có giúp giảm nguy cơ sinh non hay không và việc xem xét các dữ liệu có sẵn chưa có bằng chứng thuyết phục để biện minh cho việc này. Trường Cao đẳng Sản phụ khoa Hoa Kỳ cùng Hội Y học Bà mẹ và Thai nhi đã kết luận rằng, việc nghỉ ngơi trên giường không có hiệu quả trong việc ngừa sinh non và không nên được đề nghị thường xuyên.

Cũng không có bằng chứng rõ ràng cho thấy việc nghỉ ngơi trên giường rất hữu ích đối với phụ nữ mang đa thai hoặc cho những người có rau tiền đạo, hở eo cổ tử cung, hoặc giới hạn tăng trưởng trong tử cung. Một số nghiên cứu về thai đôi không biến chứng cho thấy việc nằm trên giường bệnh của bệnh viện có liên quan đến nguy cơ sinh sớm cao hơn.

Có một số cuộc tranh luận giữa các chuyên gia về việc liệu hình thức giảm nhẹ của nghỉ ngơi trên giường, đôi khi được gọi là hạn chế hoạt động, có hữu ích đối với những phụ nữ bị tăng huyết áp hay không. Một số nghiên cứu cho thấy điều đó, nhưng một số khác thì không. Một số người nói rằng cho đến khi có bằng chứng rõ ràng về điều ngược lại thì việc nghỉ ngơi trên giường là đáng thử. Những người khác cho rằng việc nằm nghỉ trên giường có thể có nhiều tác động tiêu cực và phụ nữ không nên phải chịu đựng nó cho đến khi chúng ta biết rằng nó hữu ích hơn là gây hại.

Một số nhà cung cấp dịch vụ sức khỏe có xu hướng tin rằng nghỉ ngơi trên giường hoàn toàn nên được giảm bớt và một số phụ nữ chỉ cần hạn chế mức độ hoạt động của họ, cắt giảm công việc, tránh nâng vật nặng, tránh đứng trong thời gian dài và nghỉ ngơi một vài giờ mỗi ngày. Điểm mấu chốt là cần có thêm nhiều nghiên cứu khoa học hơn. Trong khi đó, các nhà cung cấp vẫn chưa thống nhất về thời điểm và cách thức chỉ định nghỉ ngơi trên giường.

Nghỉ ngơi trên giường sao lại có hại?

Nghỉ ngơi trên giường có thể thực sự không tốt cho sức khoẻ của bạn. Việc nghỉ ngơi trên giường hoàn toàn trong một khoảng thời gian dài làm tăng nguy cơ tạo huyết khối. (Trong một số trường hợp, nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe có thể kê toa heparin làm loãng máu để giúp ngăn ngừa cục máu đông). Bạn cũng có thể gặp phải tình trạng mất ngủ, thay đổi trong quá trình trao đổi chất, loãng xương, đau nhức.

Hơn nữa, khi bạn không sử dụng cơ, tim và phổi theo cách bạn thường làm khi di chuyển, chúng sẽ mất đi sức mạnh, khiến bạn yếu đuối và cực kỳ mệt mỏi. Khi yêu cầu nghỉ ngơi trên giường của bạn được dỡ bỏ, bạn có thể mất vài tuần để hồi phục sức lực trở lại, điều này gây khó khăn cho việc chăm sóc trẻ sơ sinh.

Ngoài ra, nghỉ ngơi trên giường có thể là một cơn ác mộng và gây khó khăn về tài chính cho bạn và gia đình. Bạn có thể phải ngưng làm việc sớm hơn kế hoạch hoặc tìm một người nào đó để chăm sóc con của bạn. Nếu bạn phải nghỉ ngơi trên giường hoàn toàn, bạn sẽ cần dựa vào người khác để làm mọi thứ, bao gồm mang thức ăn và bất cứ thứ gì bạn cần. Cuối cùng, việc bị giới hạn ở giường có thể sẽ rất căng thẳng. Sự nhàm chán và sự cô lập mà bạn cảm thấy có thể làm ảnh hưởng đến sức khoẻ tinh thần của bạn.

Bà bầu nên làm gì nếu bác sĩ yêu cầu nghỉ ngơi trên giường?

Hãy yêu cầu bác sĩ thảo luận những ưu và khuyết điểm với bạn. Nếu bạn quyết định rằng nghỉ ngơi trên giường là một ý tưởng hay, hãy tìm hiểu chính xác mức độ hoạt động được phép – liệu bạn phải nằm trên giường trong hầu hết thời gian trong ngày, hay chỉ cần nghỉ ngơi thường xuyên trong suốt cả ngày, hay mức ở giữa?

Sau đó, hãy nói chuyện với gia đình, bạn bè và ông chủ của bạn để lập kế hoạch. Bạn sẽ cần một hệ thống hỗ trợ để giúp bạn vượt qua những ngày đó. Bạn cũng có thể được hưởng lợi từ việc tư vấn bởi vì bạn cảm thấy bị giằng xé giữa nghĩa vụ của mình đối với đứa trẻ chưa ra đời cũng như với gia đình hay công việc của bạn. Việc tư vấn cũng có thể hữu ích đối với người bạn đời nếu việc nghỉ ngơi trên giường gây căng thẳng cho mối quan hệ của bạn.

Bà bầu có phải nằm trên giường trong tất cả thời gian?

Chắc là không. Mặc dù không có định nghĩa tiêu chuẩn về nghỉ ngơi trên giường, nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn rất có thể sẽ yêu cầu bạn hạn chế hoạt động. Nếu việc hạn chế hoạt động được khuyến cáo, bạn có thể được khuyên nên ở nhà và nghỉ ngơi trên giường nhưng có thể chuẩn bị bữa trưa, cùng ăn tối với gia đình và đi tắm. Hoặc bạn có thể chỉ được khuyên nên hạn chế các hoạt động bình thường và làm nó một cách nhẹ nhàng, nghỉ ngơi trên giường vài giờ mỗi ngày.

Đôi khi, nghỉ ngơi trên giường có nghĩa là dành phần lớn thời gian trong ngày để nằm trên giường, chỉ đứng dậy để đến các cuộc hẹn khám bệnh, dùng phòng vệ sinh và đi tắm. Nếu bạn nằm trên giường ngủ gần hết ngày, bạn có thể được yêu cầu nằm nghiêng, để giảm áp lực tử cung lên các mạch máu quan trọng đưa máu chảy vào tim.

Tổng số điểm của bài viết là: 6 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Ngồi trên ghế massage rung khi mang thai có an toàn không?
Ngồi trên ghế massage rung khi mang thai có an toàn không?

Câu hỏi: Thưa bác sĩ, việc ngồi trên ghế massage rung trong khi đang mang thai có an toàn không? Cảm ơn bác sĩ!

Có được ngủ trên đệm nước trong khi mang thai không?
Có được ngủ trên đệm nước trong khi mang thai không?

Câu hỏi: - Thưa bác sĩ, ngủ trên đệm nước trong khi đang mang thai có an toàn không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Tiêm phòng khi đang mang thai có an toàn không?
Tiêm phòng khi đang mang thai có an toàn không?

Các bác sĩ khuyên phụ nữ mang thai không nên chủng ngừa vắc-xin sống, sử dụng virus được làm suy yếu, như vắc-xin MMR (sởi, quai bị và rubella) và vắcxin thủy đậu. Nhưng có hai loại vắc xin mà bác sĩ khuyến cáo các bà bầu nên tiêm: vắc xin cúm và Tdap (uốn ván-bạch hầu-ho gà).

Bà bầu phải nằm nghỉ trên giường: Các cách đối phó!
Bà bầu phải nằm nghỉ trên giường: Các cách đối phó!

Làm thế nào bà bầu có thể chuẩn bị cho việc nghỉ ngơi trên giường? Cách để phụ nữ mang thai thoải mái khi phải nghỉ ngơi trên giường là gì? Cùng tìm hiểu cụ thể trong bài viết dưới đây!

Câu chuyện trầm cảm của bà bầu: Việc nghỉ ngơi trên giường đã kích hoạt nó!
Câu chuyện trầm cảm của bà bầu: Việc nghỉ ngơi trên giường đã kích hoạt nó!

“Tôi đã nhận thức được nguy cơ bị trầm cảm sau sinh, nhưng tôi không bao giờ nghĩ đến việc bị trầm cảm trong khi mang thai.”

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Tôi nghĩ chân mình to hơn khi mang thai, điều này có thể không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  826 lượt xem

- Bác sĩ ơi, tôi cảm thấy chân mình to hơn trong khi mang thai. Điều này có đúng không, thưa bác sĩ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với nhé!

Phụ nữ mang thai không nên tắm bồn có đúng không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  2013 lượt xem

- Thưa bác sĩ, tôi nghe nhiều người nói, phụ nữ đang mang thai không nên tắm bồn. Điều này có đúng không, thưa bác sĩ?

Hít phải khói từ gỗ trong khi mang thai có an toàn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  3211 lượt xem

Bác sĩ ơi, nhà em ở vùng miền núi, thường xuyên dùng bếp củi để nấu ăn. Vừa rồi em nghe thấy thông tin là hít phải khói từ gỗ trong khi mang thai là không tốt. Em lại đang mang thai nữa, không hiểu thông tin đó có đúng không bác sĩ?

Đứng cả ngày trong khi mang thai có an toàn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1246 lượt xem

- Bác sĩ ơi, em làm giáo viên, phải đứng rất nhiều. Bác sĩ cho em hỏi, đứng cả ngày trong khi mang thai có an toàn không ạ?

Vú bị rỉ sữa trong thời kỳ mang thai có sao không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  886 lượt xem

- Bác sĩ ơi, vú bị rỉ sữa trong thời kỳ mang thai có phải là hiện tượng bình thường không ạ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với nhé! Cảm ơn bác sĩ!

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây