1

Huyết áp cao mạn tính khi mang thai

Hầu hết phụ nữ bị huyết áp cao có thể mang thai bình thường. Tuy nhiên việc bị cao huyết áp trong thời kỳ mang thai sẽ khiến bà bầu và bé dễ mắc những biến chứng nhất định.
Huyết áp cao mạn tính khi mang thai Huyết áp cao mạn tính khi mang thai

Nội dung chính bài viết:

  • Cao huyết áp khi mang thai là khi có chỉ số 140/90 mmHg trở lên.
  • Huyết áp cao ở mức càng nặng trong thai kỳ thì nguy cơ gặp vấn đề càng cao. Một số nguy cơ có thể bao gồm: tiền sản giật, trẻ sinh ra nhỏ hơn bình thường, sinh mổ, bong nhau thai, sinh non.
  • Để có thai kỳ khỏe mạnh, bà bầu nên thăm khám bác sĩ thường xuyên để được biết về cách sử dụng thuốc, theo dõi các dấu hiệu kết hợp thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, duy trì cân nặng phù hợp.

Huyết áp cao là gì?

Huyết áp là áp lực đẩy của máu vào thành động mạch khi tim đập. Cần một áp lực nhất định để đẩy máu di chuyển khắp cơ thể, nhưng nếu quá nhiều áp lực có thể gây vấn đề nghiêm trọng. Huyết áp được đo bằng milimét thủy ngân (mmHg) và có 2 chỉ số: Số tâm thu ở trên là áp lực khi tim co bóp và bơm máu, cùng số tâm trương ở dưới là khi tim thư giãn và đầy máu. Khi nói về chỉ số huyết áp, ví dụ người ta sẽ đọc là "120 trên 80; 120/80”.

Cao huyết áp (tăng huyết áp) trong khi mang thai được định nghĩa là có chỉ số 140/90 hoặc cao hơn, ngay cả khi chỉ có một chỉ số tăng lên. Huyết áp cao ở mức nghiêm trọng là từ 160/110 trở lên.

Hầu hết phụ nữ bị huyết áp cao có thể mang thai bình thường. Tuy nhiên việc bị huyết áp cao trong thời kỳ mang thai sẽ khiến bà bầu và bé dễ mắc những biến chứng nhất định.

Sự khác biệt giữa cao huyết áp mạn tính và cao huyết áp trong thai kỳ là gì?

Đôi khi rất khó để biết liệu bạn bị cao huyết áp mạn tính hay cao huyết áp trong thai kỳ cho đến khi bạn sinh con ra. Nếu bạn bị cao huyết áp trước khi mang thai tuần thứ 20, nó thường có nghĩa là bạn bị cao huyết áp mạn tính. Đây là loại cao huyết áp lâu dài ảnh hưởng đến 5% phụ nữ mang thai.

Tăng huyết áp thai kỳ - hay còn gọi là cao huyết áp do thai nghén - là huyết áp cao thường xuất hiện lần đầu tiên vào lúc tuần thai thứ 20 hoặc sau đó. Tăng huyết áp thai kỳ là tình trạng tạm thời và hầu như luôn luôn biến mất sau khi sinh.

Các yếu tố nguy cơ dẫn đến cao huyết áp mạn tính

Các yếu tố nguy cơ gây nên cao huyết áp cao mạn tính bao gồm:

  • Tuổi (bạn càng lớn, nguy cơ càng cao).
  • Có tiền sử gia đình bị cao huyết áp
  • Mắc bệnh tiểu đường hoặc bệnh thận
  • Đã bị tiền sản giật trong lần mang thai trước
  • Thừa cân, béo phì
  • Ít vận động
  • Hút thuốc lá
  • Ăn quá nhiều muối
  • Uống nhiều hơn 2 ly rượu mỗi ngày
  • Dinh dưỡng kém, đặc biệt là chế độ ăn uống thiếu trái cây và rau quả

Một số yếu tố nguy cơ không thể thay đổi, chẳng hạn như gen di truyền của bạn hoặc có bệnh lý nhất định. Nhưng bạn có thể thực hiện thay đổi để giảm các yếu tố nguy cơ khác và điều này rất quan trọng khi cố gắng thụ thai.

Các triệu chứng của huyết áp cao

Huyết áp cao thường không gây ra bất kỳ triệu chứng nào, vì vậy bạn có thể không nhận biết được trừ khi đo huyết áp. Huyết áp cao đôi khi có thể gây ra:

  • Nhức đầu nghiêm trọng
  • Hay lo lắng
  • Khó thở
  • Chảy máu mũi

Chẩn đoán cao huyết áp khi mang thai

Bà bầu sẽ được đo huyết áp tại mỗi cuộc thăm khám trong thời kỳ mang thai. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu bạn theo dõi huyết áp ở nhà.

Huyết áp cao được chẩn đoán khi cả hai chỉ số huyết áp tâm thu hay tâm trương đều ở mức cao. Vì huyết áp thay đổi trong suốt cả ngày, nên bác sĩ có thể đo nhiều lần vào các thời điểm khác nhau.

Đo huyết áp:

  • Dưới 120/80 được coi là huyết áp khỏe mạnh (bình thường)
  • Trên 120/80 nhưng dưới 140/90 được xem là có nguy cơ cao huyết áp (tiền cao huyết áp)
  • Trên 140/90 nhưng dưới 160/110 là huyết áp cao ở mức nhẹ (cao huyết áp nhẹ)
  • 160/110 trở lên là huyết áp cao nghiêm trọng (cao huyết áp ở mức nặng)

Huyết áp cao ảnh hưởng như thế nào đến thai kỳ?

Nhiều phụ nữ bị cao huyết áp mức nhẹ có thai kỳ bình thường. Huyết áp thường giảm nhẹ vào đầu thai kỳ và sau đó trở lại mức trước khi mang thai vào tam cá nguyệt thứ 3.

Tuy nhiên, huyết áp cao ở mức càng nặng trong thai kỳ thì nguy cơ gặp vấn đề càng cao. Ngoài ra nguy cơ biến chứng cũng nhiều hơn nếu bạn bị cao huyết áp trong thời gian dài và nó làm hư hại tim, thận cũng như các cơ quan khác. Nguy cơ cũng cao hơn ở những phụ nữ bị huyết áp cao gây ra bởi một bệnh lý khác, như bệnh tiểu đường hoặc bệnh thận.

Các nguy cơ của huyết áp cao gây ra bao gồm:

  • Tiền sản giật: Nếu huyết áp cao phát triển sau tuần thứ 20 và bạn có protein trong nước tiểu, hoặc nếu có dấu hiệu cho thấy một số cơ quan không hoạt động bình thường (như gan), điều này có thể báo hiệu một tình trạng nghiêm trọng gọi là tiền sản giật. Tiền sản giật phát triển khi bạn đã bị huyết áp cao được gọi là "tiền sản giật ghép". Khoảng từ 13 đến 40% phụ nữ bị huyết áp cao phát triển tình trạng tiền sản giật ghép trong thai kỳ.
  • Có con nhỏ hơn bình thường: Huyết áp cao có nghĩa là con bạn không nhận được tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết và phát triển chậm hơn bình thường (hạn chế tăng trưởng trong tử cung hoặc IUGR). Nguy cơ bé sơ sinh nhỏ phụ thuộc vào mức độ cao huyết áp của bạn và bạn có những biến chứng khác hay không, như thiếu máu hay bệnh thận.
  • Sinh mổ: Những phụ nữ bị huyết áp cao có nguy cơ sinh mổ cao hơn, đây cũng được coi là một quy trình phẫu thuật có thể dẫn đến các biến chứng khác. Trung bình, khoảng 4 trong số 10 phụ nữ bị huyết áp cao sẽ được chỉ định sinh mổ.
  • Bong nhau thai: Trong tình trạng này, một phần hay toàn bộ nhau thai sẽ tách ra khỏi thành tử cung trước khi sinh. Có nhiều mức độ bong nhau thai khác nhau, và trong trường hợp nặng, em bé có thể không có đủ oxy và cần được sinh ra ngay. Nếu huyết áp cao ở mức nhẹ, nguy cơ bong nhau thai thấp, ảnh hưởng đến khoảng 1 trên 100 phụ nữ. Nếu tình trạng huyết áp cao nghiêm trọng hoặc phát triển chứng tiền sản giật, nguy cơ sẽ tăng từ 5 đến 10%.
  • Sinh non: Nếu các biến chứng phát triển, hoặc có vẻ như em bé của bạn không phát triển tốt, có thể cần phải sinh sớm. Tình trạng huyết áp cao càng nghiêm trọng, càng có nhiều khả năng cần phải được sinh sớm. Trung bình, 28% phụ nữ bị huyết áp cao sinh con trước tuần thai thứ 37. Các nghiên cứu cho thấy từ 62 đến 70% phụ nữ bị huyết áp cao mức độ nặng sẽ sinh sớm.

Bà bầu có thể làm gì để có một thai kỳ khỏe mạnh?

Thảo luận kế hoạch của bạn với bác sĩ trong khi thăm khám tiền sản. Một số loại thuốc chống cao huyết áp, như thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE), làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về phát triển của trẻ nếu chúng được dùng trong thời kỳ mang thai.

Nhưng đừng ngừng uống thuốc trị huyết áp trong khi mang thai trừ khi bác sĩ yêu cầu. Bác sĩ sẽ tìm các loại thuốc thay thế để giúp kiểm soát tình trạng huyết áp của bạn.

Nếu huyết áp cao ở mức nhẹ và bạn không có các biến chứng khác (như bệnh tiểu đường hoặc bệnh thận), bác sĩ có thể khuyên bạn nên ngưng dùng thuốc giảm huyết áp hoặc giảm liều. Việc tạm ngừng dùng thuốc tạm thời không gây ra vấn đề gì nếu tình trạng của bạn nhẹ, mặc dù có thể bạn sẽ dùng thuốc lại vào cuối thai kỳ.

Cho dù huyết áp cao ở mức độ nặng hay nhẹ, hãy tham gia đầy đủ các cuộc thăm khám trước sinh, để bác sĩ có thể theo dõi bạn, em bé và phát hiện các vấn đề như tăng huyết áp, dấu hiệu tiền sản giật, hoặc thai nhi phát triển kém càng sớm càng tốt.

Ngoài ra, cố gắng duy trì cân nặng và chế độ ăn uống lành mạnh. Trao đổi với bác sĩ về trọng lượng tăng lên trong thời gian mang thai.

Hỏi bác sĩ xem liệu tập thể dục có an toàn hay không. Trong hầu hết các trường hợp, bạn có thể tiếp tục tập thể dục, mặc dù bác sĩ có thể đề nghị thay đổi các bài tập.

Nếu uống rượu hoặc hút thuốc, bạn nên dừng lại để bảo vệ sức khoẻ của chính mình và bé.

Khi nào phụ nữ mang thai nên gọi cho bác sĩ?

Nếu đang kiểm tra huyết áp ở nhà, hãy liên hệ với bác sĩ nếu huyết áp vượt quá mức nhất định. Bác sĩ có thể nói chỉ số huyết áp nào bạn nên duy trì và cách xử lý nếu vượt qua mức đó.

Theo dõi hàng ngày số lần chuyển động của em bé và báo cho bác sĩ biết ngay nếu bạn nhận thấy bất kỳ thay đổi nào. Cũng nên gọi ngay cho bác sĩ nếu bạn:

  • Nhức đầu dữ dội hoặc dai dẳng
  • Sưng phù nề tăng lên đáng kể trong vài ngày. Một số tình trạng phù nề trong khi mang thai là bình thường, nhưng những thay đổi lớn thường là nguyên nhân gây lo ngại.
  • Thay đổi về tầm nhìn, bao gồm hoa mắt, mờ mắt, nhìn thành nhiều điểm hoặc lóa, nhạy với ánh sáng, hoặc mất tầm nhìn tạm thời Đau, thường đau ở vùng bụng trên
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa (trừ trường hợp buồn nôn vào đầu thời kỳ mang thai do nghén)

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Tăng huyết áp thai kỳ (Tăng huyết áp do mang thai)
Tăng huyết áp thai kỳ (Tăng huyết áp do mang thai)

Tăng huyết áp thai kỳ là g? Tác động, ảnh hưởng của việc tăng huyết áp thai kỳ như thế nào? Yếu tố nguy cơ, cách kiểm soát ra sao? Cùng suckhoe123.vn tìm hiểu trong bài viết sau đây!

Cả ngày ngồi giữa nhiều máy tính khi mang thai có an toàn không?
Cả ngày ngồi giữa nhiều máy tính khi mang thai có an toàn không?

Câu hỏi: - Thưa bác sĩ, do công việc nên cả ngày tôi phải ngồi giữa nhiều máy tính. Hiện tôi đang mang thai, thì việc ngồi giữa nhiều máy tính như vậy có an toàn không ạ?

Nuốt tinh dịch trong thời kỳ mang thai có an toàn không?
Nuốt tinh dịch trong thời kỳ mang thai có an toàn không?

Câu hỏi: - Bác sĩ ơi, tôi nuốt tinh dịch trong khi đang mang thai có bị làm sao không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Dự đoán giới tính thai nhi: tôi đang mang thai bé gái hay bé trai?
Dự đoán giới tính thai nhi: tôi đang mang thai bé gái hay bé trai?

Bạn chắc chắn sẽ tò mò về giới tính của bé thậm chí nếu bạn nhất quyết đợi đến khi bé sinh ra. Có cách nào để dự đoán xem bạn đang mang thai một cô bé hay một cậu bé không?

Phụ nữ mang thai có được dùng tinh dầu khuynh diệp không?
Phụ nữ mang thai có được dùng tinh dầu khuynh diệp không?

Mặc dù chưa có nhiều nghiên cứu về việc sử dụng tinh dầu, bao gồm cả tinh dầu khuynh diệp trong thời gian mang thai nhưng khuynh diệp là một loại thảo dược tương đối an toàn với phụ nữ mang thai nếu sử dụng đúng cách.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Mang thai có thể cải thiện các bệnh mạn tính không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  667 lượt xem

- Bác sĩ ơi, nhiều người nói mang thai có thể cải thiện các bệnh mạn tính. Điều này có đúng không, thưa bác sĩ?

Mang thai 23 tuần huyết áp 135 có nguy cơ ngộ độc thai kỳ 3 tháng cuối không?
  •  3 năm trước
  •  0 trả lời
  •  823 lượt xem

Em đang mang thai 23w, em mới đi siêu âm tuần 22 thì bình thường. Sáng nay e có đi tiêm uốn ván ở trạm y tế thì huyết áp của em là 135 ,chiều nay đo lại vẫn 134 . Bác sĩ cho em hỏi em có nguy cơ bị ngộ độc thai kỳ 3 tháng cuối không ạ?

Ra huyết khi mang thai, có dễ bị sanh non?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  622 lượt xem

Năm nay em 33 tuổi, hiện đang mang thai lần 2. Lần trước, em bị dọa sảy (lúc 8 tuần) rồi sanh non (lúc thai 36 tuần). Lần này, lúc thai 12 tuần, em ra huyết âm đạo, đi siêu âm, bs bảo bị tụ máu sau nhau (kích thước 1.0x1.0cm). Bs cho đặt thuốc Utrogestan 200mg nên huyết đã hết ra. Lần này, liệu em có bị sanh non không ạ?

Uống thuốc trị sốt xuất huyết khi mang thai có sao không?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  432 lượt xem

Mang thai tuần 15, em bị nổi mẩn đỏ khắp người. Đi khám ở Trung tâm y tế huyện, bs chẩn đoán bị sốt xuất huyết, kê cho liều thuốc (gồm: pracetam 800mg+chlorpheniramin 4mg+fortec 150mg). Sau khi uống hết 1 liều, em vào Bv Nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh khám, bs bảo chỉ bị dị ứng thôi, không phải sốt xuất huyết. Vậy, liều thuốc em uống liệu có ảnh hưởng gì đến thai nhi không ạ?

Ra huyết đỏ tươi khi mang thai IVF 8 tuần?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  2859 lượt xem

Em mang thai theo phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), được gần 8 tuần. Em đang uống Progynova, sangobion, đặt 2v cyclogest 400mg và vitamin tổng hợp dành cho bà bầu. Hôm qua, thấy ra chút máu loãng đỏ tươi sau đó hết. Em đi siêu âm thì đã có tim thai 125l/p, chiều dài thai: 6mm, bờ đều. Nhìn chung, thai phát triển tốt, không có gì bất thường. Bs nói ra máu là do nội tiết tố tăng mạnh. Mong được bs tư vấn?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây