1

Tăng huyết áp thai kỳ (Tăng huyết áp do mang thai)

Tăng huyết áp thai kỳ là g? Tác động, ảnh hưởng của việc tăng huyết áp thai kỳ như thế nào? Yếu tố nguy cơ, cách kiểm soát ra sao? Cùng suckhoe123.vn tìm hiểu trong bài viết sau đây!
Tăng huyết áp thai kỳ (Tăng huyết áp do mang thai) Tăng huyết áp thai kỳ (Tăng huyết áp do mang thai)

Tăng huyết áp thai kỳ là gì?

Nếu bạn bị cao huyết áp sau 20 tuần mang thai nhưng không có protein trong nước tiểu hoặc các triệu chứng chính của tiền sản giật thì sẽ được chẩn đoán là bị cao huyết áp thai kỳ, đôi khi được gọi là cao huyết áp do thai nghén (PIH). (Tiền sản giật là một tình trạng nghiêm trọng, trong đó phụ nữ bị huyết áp cao sau giai đoạn giữa thai kỳ và có protein trong gan, thận hoặc bất thường, nhức đầu hoặc thay đổi thị giác). Phụ nữ bị huyết áp cao trước khi mang thai - hoặc được chẩn đoán trước 20 tuần – là bị cao huyết áp mạn tính)

Huyết áp cao thường được định nghĩa là có chỉ số huyết áp từ 140/90 trở lên, ngay cả khi chỉ có 1 trong 2 chỉ số cao hơn. Thường thì không có bất kỳ triệu chứng nào nghiêm trọng trừ khi huyết áp thực sự cao.

Chỉ số huyết áp trên là huyết áp tâm thu, đo áp suất máu tác động vào thành động mạch khi tim bơm máu. Chỉ số dưới là áp suất tâm trương, đo áp suất khi tim thư giãn và bơm đầy máu.

Bác sĩ có thể sẽ đo huyết áp của bạn tại một vài thời điểm khác nhau để xác định xem nó có thực sự cao hay không.

Tăng huyết áp thai kỳ ảnh hưởng tới bà bầu và thai nhi như nào?

Điều này phụ thuộc vào việc bạn đã có thai được bao lâu khi phát triển chứng tăng huyết áp thai kỳ và chỉ số cao như nào. Huyết áp càng cao và số tuần thai càng ít thì có vẻ bạn sẽ có nguy cơ gặp vấn đề càng cao. Tin tốt là hầu hết phụ nữ bị tăng huyết áp khi mang thai chỉ bị tình trạng nhẹ và mãi đến tuần thứ 37 hoặc sau đó mới phát triển chứng bệnh này. Nếu bạn thuộc nhóm này, bạn vẫn có nguy cơ cao hơn bị kích sinh hoặc sinh mổ, ngoài ra thì bạn và con có thể vẫn sẽ khỏe mạnh cứ như có tình trạng huyết áp bình thường.

Tuy nhiên, cứ 4 phụ nữ bị tăng huyết áp khi mang thai thì 1 người sẽ phát triển chứng tiền sản giật trong thời kỳ mang thai hoặc chuyển dạ hoặc ngay sau khi sinh. Và bạn có 50% nguy cơ bị tiền sản giật nếu bị cao huyết áp trong thai kỳ trước tuần thứ 30.

Bị tăng huyết áp thai kỳ cũng làm bạn có nguy cơ cao mắc một số biến chứng thai nghén khác, bao gồm thai nhi hạn chế tăng trưởng trong tử cung, sinh non, bong nhau thai và thai chết lưu. Vì những rủi ro này, người chăm sóc sẽ theo dõi bạn và bé hết sức cẩn thận.

Các yếu tố nguy cơ tăng huyết áp thai kỳ

Hơn 4% phụ nữ mang thai ở Hoa Kỳ tăng huyết áp trong thai kỳ. Rủi ro của bạn sẽ cao hơn nếu:

  • Đây là lần mang thai đầu tiên
  • Bạn bị béo phì.
  • Bạn trên 40 tuổi.
  • Bạn có tiền sử cá nhân hoặc gia đình bị cao huyết áp trong khi mang thai hoặc tiền sản giật.
  • Bạn bị suy thận mạn tính hoặcbệnh tiểu đường. 
  • Bạn đang mang thai đôi hoặc đa thai.

Cách kiểm soát tăng huyết áp thai kỳ?

Vì huyết áp cao có thể ảnh hưởng đến lưu lượng máu chảy qua nhau thai, nên nếu bạn được chẩn đoán bị tăng huyết áp trong khi mang thai, người chăm sóc sẽ siêu âm để đảm bảo rằng con của bạn đã phát triển tốt và để xem liệu bạn có lượng nước ối bình thường hay không. Đồng thời bạn cũng có thể được thực hiện đo chỉ số sinh lý học thai nhi (BPP) để kiểm tra tình trạng sức khoẻ của bé. Và trong một số trường hợp (ví dụ như nếu con tăng trưởng kém), bạn sẽ được thực hiện siêu âm Doppler để kiểm tra lưu lượng máu đến em bé.

Người chăm sóc cũng có thể thực hiện một loạt các xét nghiệm máu và yêu cầu bạn lấy nước tiểu trong 24 giờ để kiểm tra protein (đây là một thử nghiệm cho kết quả chính xác hơn so với xét nghiệm thử nước tiểu trong mỗi lần khám thai). Bạn cũng có thể cần phải kiểm tra huyết áp hai lần một tuần và được xét nghiệm máu hàng tuần. Những thử nghiệm này sẽ giúp xác định xem bạn có bị tiền sản giật hay không và cho phép người chăm sóc của bạn kiểm tra bất kỳ thay đổi nào sau đó về tình trạng của bạn. Cuối cùng, bạn sẽ đực thực hiện BPP xét nghiệm Nonstress Test (Xét nghiệm không kích thích đến thai nhi) để kiểm tra sức khoẻ bé.

Ngoài những biện pháp ban đầu này, người chăm sóc kiểm soát tình trạng tùy vào chỉ số huyết áp của bạn cao như nào, tình trạng hiện tại của bạn và bé cũng như số tuần thai của bạn. Cô ấy có thể yêu cầu bạn giảm hoạt động và có thể giới thiệu bạn với một bác sỹ chuyên khoa nhi, một bác sĩ chuyên về các trường hợp mang thai có nguy cơ cao.

Nếu bạn chưa đến 37 tuần và huyết áp không tăng lên đáng kể, bạn có thể phải nhập viện vài ngày theo dõi. Sau đó, nếu bạn và con ổn định thì có thể về nhà và được yêu cầu giảm hoạt động.

Bạn sẽ cần thăm khám người chăm sóc thường xuyên để có thể được theo dõi huyết áp, xét nghiệm nước tiểu và kiểm tra sự thay đổi tình trạng. (Người chăm sóc cũng có thể kiểm tra và theo dõi huyết áp tại nhà. Cô ấy sẽ cho bạn biết khi nào cần gọi đến văn phòng hoặc đến bệnh viện, dựa vào những chỉ số đó).

Em bé cũng sẽ được theo dõi chặt chẽ bằng các bài kiểm tra BPP và Nonstress hàng tuần hoặc 2 tuần một lần. Bạn cũng sẽ phải siêu âm 3 tuần một lần trở lên để theo dõi sự tăng trưởng của bé.

Ngoài ra, người chăm sóc có thể yêu cầu bạn theo dõi các cử động của bé bằng cách "đếm số lần đá của bào thai" hàng ngày. Đây là một cách tốt nhất để bạn theo dõi sự thoải mái của con giữa các cuộc hẹn khám trước sinh. Cho dù bạn có đang thực sự tính số lần đá hay không, hãy gọi cho người chăm sóc ngay lập tức nếu nhận thấy em bé đang có xu hướng di chuyển ít hơn trước.

Bạn sẽ cần phải được thăm khám ngay lập tức nếu phát triển các triệu chứng tiền sản giật (như sưng phù, tăng cân đột ngột, nhức đầu dai dẳng hoặc dữ dội, thay đổi thị lực, đau bụng trên hoặc dị ứng, buồn nôn và nôn mửa) hoặc có các dấu hiệu bong nhau thai như chảy máu âm đạo, tử cung nhạy cảm hoặc đau). Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào với bạn hoặc con, có thể bạn sẽ phải nhập viện và buộc phải sinh con.

Nếu tình trạng huyết áp tăng cao (chỉ số từ 160/110 trở lên), bạn sẽ được cho dùng thuốc để hạ huyết áp và nhập viện cho đến khi sinh em bé. Nếu thai kỳ chưa đến 34 tuần, bạn sẽ được dùng corticosteroids để tăng tốc độ trưởng thành của phổi và các cơ quan khác của bé.

Nếu tình trạng của bạn trở nên tồi tệ hơn, hoặc nếu bé không còn phát triển trong tử cung hoặc nếu bạn đã được 37 tuần trở lên, bác sĩ sẽ yêu cầu kích sinh hoặc sinh mổ (tùy tc vào tình trạng hiện tại của bạn), mặc dù bé vẫn còn khá non. Nếu không cần phải sinh ngay lập tức, bạn sẽ vẫn ở trong bệnh viện để được theo dõi chặt chẽ và bé sẽ có nhiều thời gian để trưởng thành hơn.

Huyết áp của bà bầu có trở lại bình thường sau khi sinh không?

Sau khi sinh, huyết áp của bạn sẽ được giám sát chặt chẽ và người chăm sóc sẽ theo dõi bạn xem có các dấu hiệu tăng huyết áp và tiền sản giật hay không. (Thông báo cho người chăm sóc ngay nếu thấy có triệu chứng tiền sản giật, cho dù bạn vẫn ở bệnh viện hay đã về nhà). Hầu hết các triệu chứng huyết áp sẽ trở lại bình thường trong vòng vài tuần sau khi bạn sinh con.

Tuy nhiên ở một số phụ nữ huyết áp sẽ vẫn còn cao. Nếu huyết áp của bạn sau sinh 3 tháng vẫn còn cao thì bạn sẽ được chẩn đoán là bị bệnh cao huyết áp mạn tính. Điều đó có nghĩa là bạn có thể bị cao huyết áp mạn tính từ trước nhưng chỉ là không biết.

Mang thai thường khiến huyết áp của bạn giảm xuống vào cuối tam cá nguyệt thứ nhất và phần lớn của tam cá nguyệt thứ hai, do đó, nó có thể tạm thời làm che giấu đi tình trạng tăng huyết áp mạn tính. (Nó sẽ trở về mức bình thường vào cuối tam cá nguyệt thứ hai.) Nếu bạn không đo huyết áp trước khi thụ thai và mãi đến cuối tam cá nguyệt thứ nhất bạn mới thực hiện lần khám tiền sản đầu tiên thì tình trạng tăng huyết áp của bạn phải đến cuối thai kỳ mới rõ ràng được.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: tang huyet ap thai ky
Tin liên quan
Sốt xuất huyết Dengue trong thai kỳ
Sốt xuất huyết Dengue trong thai kỳ

Dengue đặc biệt nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai vì họ có thể lây virus sang con trong thai kỳ hoặc trong khi sinh.

Thai chậm tăng trưởng trong tử cung (IUGR)
Thai chậm tăng trưởng trong tử cung (IUGR)

Thai chậm tăng trưởng trong tử cung có nguy cơ tử vong cao do lượng oxy và chất dinh dưỡng trong tử cung thấp. Điều quan trọng là cần thực hiện thăm khám đầy đủ và theo dõi thai kỳ cẩn thận, phát hiện sớm và có các biện pháp can thiệp kịp thời.

Mang thai ở độ tuổi 40
Mang thai ở độ tuổi 40

Không thể phủ nhận rằng tỷ lệ thụ thai của bạn sẽ thấp hơn nhiều so với vài năm trước đây. Các chuyên gia cho biết, sau 45 tuổi hầu như không thể mang thai bằng trứng của chính bạn.

Mang thai ở độ tuổi 30
Mang thai ở độ tuổi 30

Nhiều người coi những năm 30 là điều kiện hạnh phúc để làm mẹ.

Mang thai ở độ tuổi 20
Mang thai ở độ tuổi 20

Nếu bạn đang cố mang thai ở độ tuổi 20, thời gian và vấn đề sinh học đang ủng hộ cho bạn.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Mang thai 23 tuần huyết áp 135 có nguy cơ ngộ độc thai kỳ 3 tháng cuối không?
  •  3 năm trước
  •  0 trả lời
  •  839 lượt xem

Em đang mang thai 23w, em mới đi siêu âm tuần 22 thì bình thường. Sáng nay e có đi tiêm uốn ván ở trạm y tế thì huyết áp của em là 135 ,chiều nay đo lại vẫn 134 . Bác sĩ cho em hỏi em có nguy cơ bị ngộ độc thai kỳ 3 tháng cuối không ạ?

Ra huyết khi mang thai, có dễ bị sanh non?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  638 lượt xem

Năm nay em 33 tuổi, hiện đang mang thai lần 2. Lần trước, em bị dọa sảy (lúc 8 tuần) rồi sanh non (lúc thai 36 tuần). Lần này, lúc thai 12 tuần, em ra huyết âm đạo, đi siêu âm, bs bảo bị tụ máu sau nhau (kích thước 1.0x1.0cm). Bs cho đặt thuốc Utrogestan 200mg nên huyết đã hết ra. Lần này, liệu em có bị sanh non không ạ?

Uống thuốc trị sốt xuất huyết khi mang thai có sao không?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  442 lượt xem

Mang thai tuần 15, em bị nổi mẩn đỏ khắp người. Đi khám ở Trung tâm y tế huyện, bs chẩn đoán bị sốt xuất huyết, kê cho liều thuốc (gồm: pracetam 800mg+chlorpheniramin 4mg+fortec 150mg). Sau khi uống hết 1 liều, em vào Bv Nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh khám, bs bảo chỉ bị dị ứng thôi, không phải sốt xuất huyết. Vậy, liều thuốc em uống liệu có ảnh hưởng gì đến thai nhi không ạ?

Ra huyết đỏ tươi khi mang thai IVF 8 tuần?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  2895 lượt xem

Em mang thai theo phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), được gần 8 tuần. Em đang uống Progynova, sangobion, đặt 2v cyclogest 400mg và vitamin tổng hợp dành cho bà bầu. Hôm qua, thấy ra chút máu loãng đỏ tươi sau đó hết. Em đi siêu âm thì đã có tim thai 125l/p, chiều dài thai: 6mm, bờ đều. Nhìn chung, thai phát triển tốt, không có gì bất thường. Bs nói ra máu là do nội tiết tố tăng mạnh. Mong được bs tư vấn?

Ra huyết khi mang thai hơn 4 tuần, có sao không?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  623 lượt xem

Hai lần có bầu trước, em đều bị sảy, không giữ được. Lần này, thai được hơn 4 tuần, em thấy ra ít huyết màu nâu. Đi siêu âm, bs bảo bị bóc tách túi thai 15% và cho em đặt thuốc cyclogest thì thấy hết. Nhưng hôm nay, em lại ra tiếp. Vậy có sao không ạ?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây