1

Thai chậm tăng trưởng trong tử cung (IUGR)

Thai chậm tăng trưởng trong tử cung có nguy cơ tử vong cao do lượng oxy và chất dinh dưỡng trong tử cung thấp. Điều quan trọng là cần thực hiện thăm khám đầy đủ và theo dõi thai kỳ cẩn thận, phát hiện sớm và có các biện pháp can thiệp kịp thời.
Thai chậm tăng trưởng trong tử cung (IUGR) Thai chậm tăng trưởng trong tử cung (IUGR)

Nội dung chính bài viết:

  • Thai chậm tăng trưởng trong tử cung là khi kích thước và trọng lượng của thai nhỏ hơn so với dự kiến – đặc biết nếu trọng lượng của thai thấp hơn phân vị thứ 10 so với tuổi thai.
  • Có nhiều nguyên nhân gây tình trạng này, 1 vài trong số đó là do thai không nhận đủ dưỡng khí & chất dinh dưỡng cần thiết hay là do khiếm khuyết di truyền.
  • Thai chậm phát triển trong tử cung có nhiều nguy cơ gặp biến chứng khi mang thai, trong khi sinh và sau sinh. Sinh mổ, vàng da, đường máu thấp,… là một trong những biến chứng.
  • Thăm khám đầy đủ, theo dõi “thai máy”, và tránh xa các chất kích thích là các biện pháp tốt giúp chăm sóc thai kỳ khỏe mạnh.

Thai chậm tăng trưởng trong tử cung là gì?

Em bé được chẩn đoán bị chậm phát triển (tăng trưởng) trong tử cung (IUGR) nếu chúng dường như nhỏ hơn dự kiến ​​- đặc biệt, nếu siêu âm cho thấy trọng lượng của thai nhi thấp hơn phân vị thứ 10 đối với tuổi thai. Có nhiều lý do khiến em bé nhỏ như vậy.

Trong nhiều trường hợp, một thai nhi được chẩn đoán bị chậm phát triển chỉ là nhỏ con (có lẽ giống bố hoặc mẹ). Trong những trường hợp khác, một em bé có vẻ nhỏ trong tử cung hóa ra lại có kích thước bình thường khi sinh. Nhưng trong một số trường hợp, điều gì đó khiến đứa trẻ không phát triển bình thường và người chăm sóc trước khi sinh sẽ cố gắng tìm ra vấn đề là gì.

Bác sĩ có thể xác định sự phát triển của thai nhi thế nào?

Bác sĩ đánh giá kích thước tử cung của bạn trong một cuộc kiểm tra vùng chậu trong tam cá nguyệt đầu tiên. Sau đó, bác sĩ kiểm tra sự phát triển của em bé bằng cách đo bụng mỗi khi đến khám. Nếu kết quả đo là nhỏ hơn so với chỉ số nên đạt được dựa trên ngày dự sinh (điều này được gọi là “nhỏ hơn so với tuổi thai”), bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm để xác định kích thước và trọng lượng của thai nhi. Nếu bà bầu đang ở trong nửa đầu của thai kỳ và đây là lần siêu âm đầu tiên, số đo có thể nhỏ vì ngày dự sinh (dựa vào kỳ kinh nguyệt cuối của bạn) không chính xác. Điều này có thể xảy ra nếu bạn nhớ không chính xác ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng hoặc rụng trứng muộn hơn bình thường trong chu kỳ cuối cùng của bạn.

Tuy nhiên, nếu việc siêu âm xác nhận ngày dự sinh của bạn, bạn sẽ thực hiện một lần siêu âm khác trong vài tuần tiếp theo để kiểm tra sự tăng trưởng của thai nhi. Nếu lần siêu âm thứ hai chỉ vẫn cho thấy sự chậm phát triển, em bé của bạn có thể được chẩn đoán bị IUGR.

Nguyên nhân gây thai chậm tăng trưởng trong tử cung

Em bé có thể không phát triển bình thường nếu không nhận được đủ dưỡng khí và chất dinh dưỡng cần thiết để phát triển. Ít phổ biến hơn,một khiếm khuyết di truyền cản trở sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là danh sách các nguyên nhân phổ biến nhất của IUGR:

  • Những bất thường trong nhau thai (bánh rau), cơ quan cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho thai nhi. Nhau thai có thể không hoạt động bình thường nếu nó quá nhỏ, hình thành không đúng cách hoặc bắt đầu tách ra khỏi tử cung (bong nhau thai). Nhau quá thấp trong tử cung (nhau tiền đạo) có thể làm tăng nhẹ nguy cơ IUGR.
  • Các bệnh lý bà bầu có thể gặp phải như cao huyết áp mãn tính hoặc tiền sản giật (đặc biệt nếu tiền sản giật nặng và được chẩn đoán trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc bạn bị cả chứng cao huyết áp mãn tính và tiền sản giật), bệnh thận hoặc tim, một số bệnh thiếu máu (như bệnh hồng cầu lưỡi liềm), bệnh tiểu đường, rối loạn đông máu, hội chứng kháng thể kháng phospholipid, hoặc bệnh phổi nghiêm trọng.
  • Bất thường về nhiễm sắc thể, chẳng hạn như hội chứng Down, hoặc khuyết tật bẩm sinh trong cấu trúc, chẳng hạn như chứng anencephaly (trong đó một phần của não bị mất) hoặc khuyết tật ở thận hoặc thành bụng.
  • Sinh đôi hoặc nhiều hơn.
  • Hút thuốc, uống rượu hoặc sử dụng ma túy.
  • Các bệnh truyền nhiễm mà em bé có thể bị lây từ bạn, như bệnh toxoplasmosis, CMV, bệnh giang mai, hoặc bệnh sởi.
  • Một số loại thuốc, như thuốc chống co giật.
  • Suy dinh dưỡng nặng.

Ngoài ra, phụ nữ bị suy dinh dưỡng trước khi mang bầu và không tăng cân trong suốt thời kỳ mang thai và phụ nữ sống ở độ cao rất cao, có nguy cơ có em bé nhỏ hơn nhiều. Nếu bạn gặp bất kỳ tình trạng nào được liệt kê ở trên, bạn sẽ phải siêu âm để kiểm tra sự phát triển của em bé, ngay cả khi số đo bụng của bạn trong các lần khám thai của là bình thường.

Ngoài ra, nếu trước đây bạn đã bị thai chết lưu hoặc thai chậm tăng trưởng trong tử cung, bạn có thể cần ít nhất một lần siêu âm ở cuối tam cá nguyệt thứ hai hoặc đầu tam cá nguyệt thứ ba của bạn để kiểm tra sự tăng trưởng của thai nhi.

Thai chậm tăng trưởng trong tử cung ảnh hưởng thế nào đến sức khoẻ của em bé?

Em bé bị chẩn đoán IUGR có nhiều nguy cơ gặp những biến chứng nhất định trong thời kỳ mang thai, trong khi sinh và sau đó. Mức độ rủi ro phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra vấn đề tăng trưởng, mức độ hạn chế tăng trưởng nghiêm trọng như thế nào, nó bắt đầu từ khi nào và tuổi thai khi sinh.

Nghiên cứu cho thấy, một đứa trẻ có trọng lượng thấp hơn phân vị thứ 5 - đặc biệt nếu nó thấp hơn phân vị thứ 3 - nhiều khả năng sẽ có vấn đề. Và nguy cơ bị cả biến chứng ngắn hạn và dài hạn là cao hơn đối với em bé bị hạn chế tăng trưởng, sinh non.

Em bé bị hạn chế tăng trưởng có nguy cơ cao:

  • Sinh mổ (phổ biến hơn) vì khó sinh thường.
  • Số lượng hồng cầu cao bất thường khi sinh.
  • Lượng đường trong máu thấp, giảm khả năng chống lại nhiễm trùng và khó giữ nhiệt độ cơ thể sau khi sinh.
  • Vàng da
  • Hít nước ối phân su (khi bé hít phải phân của bé trong dạ con hoặc trong khi sinh)
  • Nguy cơ tử vong cao do lượng oxy và chất dinh dưỡng trong tử cung thấp.

IUGR liên quan đến bại não. Cuối cùng, một số nghiên cứu cho thấy rằng trẻ bị hạn chế phát triển có nguy cơ cao bị béo phì và bị bệnh tim, tiểu đường tuýp IIcao huyết áp.

Điều gì sẽ xảy ra nếu thai bị chậm tăng trưởng trong tử cung?

Trước tiên, bạn sẽ cần thực hiện một siêu âm chi tiết, một phần để kiểm tra giải phẫu của em bé và xem liệu bé có khuyết tật về cấu trúc có thể chịu trách nhiệm cho sự tăng trưởng chậm của bé hay không. Bạn cũng có thể được chọc dò màng ối để kiểm tra các bất thường về nhiễm sắc thể, đặc biệt nếu các khuyết tật về cấu trúc được tìm thấy khi siêu âm hoặc hạn chế tăng trưởng có vẻ nghiêm trọng hoặc được phát hiện sớm trong thời kỳ mang thai của bạn.

Tùy theo tình huống của bạn, bác sĩ có thể đề nghị các xét nghiệm máu hoặc chọc dò màng ối để xem liệu có phải một bệnh lây nhiễm hoặc các vấn đề về máu đông máu là thủ phạm. Và bạn sẽ được theo dõi cẩn thận để phát hiện các dấu hiệu tiền sản giật. Bất kể nguyên nhân của IUGR là gì, bạn sẽ phải siêu âm mỗi 2-4 tuần để kiểm tra kích thước và tốc độ tăng trưởng của thai nhi kể từ lần siêu âm cuối cùng và đo lượng nước ối trong tử cung. Em bé cũng sẽ được theo dõi bằng các bài kiểm tra sức khỏe thai nhi, hồ sơ sinh lý và siêu âm mạch máu Doppler (để kiểm tra lượng máu đến và đi từ em bé qua dây rốn).

Bác sĩ cũng có thể yêu cầu bạn thực hiện “đếm số lần đạp của thai nhi” để theo dõi các cử động của bé. Đây là một cách tốt để bạn theo dõi sự thoải mái của con bạn giữa các lần khám thai.

Nói chung, nếu bạn đã đến hoặc gần ngày sinh (37 tuần), bạn sẽ được cho sử dụng thuốc kích thích sinh hoặc phải đẻ mổ (nếu con bạn không thể chịu đựng được áp lực của việc sanh thường hoặc bạn không nên sanh thường vì các lý do khác). Nếu bạn chưa đến gần ngày sanh, điều gì xảy ra sẽ tùy thuộc vào tình trạng của bạn và em bé. Nếu con của bạn không khỏe hoặc bạn bị bệnh nặng - ví dụ như chứng tiền sản giật nặng - bạn có thể phải sinh sớm.

Bà bầu có thể làm gì để giúp thai nhi khỏe mạnh?

Hãy chắc chắn là bạn sẽ đến tất cả các buổi khám thai. Nếu bạn định sinh ở một bệnh viện cộng đồng nhỏ, bạn có thể cần phải chuyển đến bệnh viện lớn hơn với đơn vị chăm sóc tích cực sơ sinh (NICU) để có thể giải quyết tốt hơn bất kỳ vấn đề nào có thể xảy ra.

Và nếu bạn hút thuốc lá, uống rượu hoặc sử dụng ma túy, bạn sẽ phải từ bỏ các hoạt động đó .(Đừng ngại khi yêu cầu người chăm sóc hướng dẫn bạn đến một chương trình giúp đỡ). Nếu bạn đạt được ít hơn trọng lượng được đề nghị, bác sĩ sẽ khuyên bạn ăn nhiều và nạp nhiều calo hơn. Và có lẽ bạn sẽ cần phải kiêng tập aerobic trong thời gian còn lại của thai kỳ. Một số bác sĩ sẽ yêu cầu bạn nghỉ ngơi trên giường, nhưng không có bằng chứng nào cho thấy điều này hữu ích. Chỉ có một nghiên cứu nhỏ và được thiết kế tốt đã xem xét hiệu quả của nghỉ ngơi trên giường đối với sự hạn chế tăng trưởng và nhận ra rằng việc nghỉ ngơi trên giường không có vẻ gì là hữu ích.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Những điều cuối cùng cần làm trong thai kỳ: tam cá nguyệt thứ ba
Những điều cuối cùng cần làm trong thai kỳ: tam cá nguyệt thứ ba

Sử dụng danh sách này để theo dõi tất cả các nhiệm vụ trong tam cá nguyệt thứ ba của bạn, từ việc tính số lần con đạp đến việc lập kế hoạch sinh đẻ và đặt tên cho bé.

Nhiễm bệnh Herpes trong thời kỳ mang thai
Nhiễm bệnh Herpes trong thời kỳ mang thai

Hầu hết những người bị herpes sinh dục hoặc không có triệu chứng hoặc chỉ có các triệu chứng rất nhẹ mà thường không được chú ý. Theo CDC, gần 90% những người bị chứng mụn rộp không nhận ra.

Viêm đường tiết niệu trong quá trình mang thai
Viêm đường tiết niệu trong quá trình mang thai

Mang bầu và cách đối mặt với vấn đề nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

Nhiễm khuẩn âm đạo trong khi mang thai
Nhiễm khuẩn âm đạo trong khi mang thai

Viêm âm đạo do vi khuẩn trong thời gian mang thai.

Bệnh nhiễm ký sinh trùng Toxoplasmosis trong thai kỳ
Bệnh nhiễm ký sinh trùng Toxoplasmosis trong thai kỳ

Các nhà nghiên cứu ước tính rằng, trong số hơn 4 triệu ca sinh ở Hoa Kỳ mỗi năm, có khoảng từ 400 đến 4.000 trẻ sơ sinh được sinh ra với chứng toxoplasmosis (được gọi là chứng toxoplasmosis bẩm sinh)

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Thai 32 tuần chậm tăng trưởng trong tử cung?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  716 lượt xem

Em mang thai thai được hơn 8 tháng, đi siêu âm, ĐKLĐ: 75mm, CV ĐẦU: 278mm, CDXĐ: 54mm, CDX cánh tay:49mm, ĐKNB: 82mm, CV bụng: 265mm, cân nặng: 1504 g, lượng nước ối: #12cm, ngôi thai mông. Bất thường thai: CDXĐ - CVĐ < bách phân vị thứ 5 - Kết luận: thai chậm tăng trưởng trong tử cung. Em lo lắm - Mong được bs tư vấn ạ?

Thai nhi bị nấc cụt trong tử cung có bình thường không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1604 lượt xem

- Bác sĩ ơi, em bé nhà tôi thường xuyên bị nấc cụt trong tử cung. Hiện tượng này có bình thường không, thưa bác sĩ?

Bị chóng mặt, có nên tăng liều uống thuốc sắt trong thai kỳ?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  542 lượt xem

Mang thai 34 tuần, mỗi ngày em uống 1 ống sắt Tot'hema theo đơn của bs. Song, một tuần nay, em bị chóng mặt, xét nghiệm máu thì không bị thiếu máu, sang khám khoa nội thì bs bảo bị chóng mặt là do rối loạn tiền đình. Em định uống tăng lên 1 ngày 2 ống sắt, có được không ạ?

Thai đang ở trong hay nằm ngoài tử cung?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  812 lượt xem

Em kết hôn khi gần 39 tuổi nên rất mong sớm có em bé. Trễ kinh 3 ngày, em thử que cho 1 vạch đậm 1 vạch mờ. Thấy ra nhiều huyết trắng đặc sệt, có mùi hôi nhưng ko ngứa, em đi khám, bs siêu âm bảo nội mạc tử cung dày 11mm. Như vậy, thai em đang ở trong hay ngoài tử cung ạ? Em siêu âm sớm như vậy, liệu có ảnh hưởng đến thai nhi không?Và khi nào thì em nên tái khám ạ?

Thai đang ở trong hay ngoài tử cung?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  583 lượt xem

Trễ kinh 15 ngày, em đi siêu âm, bs nghi ngờ em bị thai ngoài tử cung, xuất huyết buồng trứng trái, xét nghiểm beta HCG 256. Hai ngày sau, em tái khám, bs siêu âm lần 2, cho kết quả: có echo kém trong lòng tử cung. Như thế, khả năng em có thai trong tử cung có cao không ạ?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây