Những điều cuối cùng cần làm trong thai kỳ: tam cá nguyệt thứ ba
Theo dõi chuyển động của em bé
Chú ý đến những cú đá, di chuyển và cuộn người của bé và thông báo cho bác sĩ biết ngay nếu bạn thấy có bé giảm chuyển động. Ít cử động có thể báo hiệu một vấn đề, và bạn sẽ cần phải kiểm tra để đánh giá tình trạng của bé. Bác sĩ có thể khuyên bạn nên dành một ít thời gian mỗi ngày để đếm những cú đá của bé - hãy tìm hiểu các để "đếm được các cú đá" của bé.
Tìm hiểu về các lần khám và xét nghiệm tiền sản trong tam cá nguyệt thứ ba
Bạn thường sẽ kiểm tra sức khỏe hai tuần một lần từ tuần 28 đến tuần 36, sau đó chuyển sang mỗi tuần thăm khám một lần cho đến khi bạn sinh. Khi bạn và bác sĩ hiểu rõ nhau hơn và sắp đến ngày dự sinh, bạn có thể kết hợp thăm khám định kỳ với thực hiện các xét nghiệm cuối thai kỳ cũng như thảo luận về việc sinh đẻ sắp tới.
Tìm hiểu thêm về các lần khám thai trong tam cá nguyệt thứ ba.
Xem xét tham dự các lớp học tiền sản
Ngoài lớp học về sinh đẻ, bạn có thể muốn xem xét tham gia các lớp học về chăm sóc em bé, cho con bú sữa mẹ và hồi sức tim phổi cho trẻ sơ sinh (CPR). Nhiều bệnh viện cung cấp các dịch vụ này và bạn cũng có thể yêu cầu bác sĩ giới thiệu.
Chuẩn bị cho việc cho con bú sữa mẹ
Nếu bạn dự định cho con bú sữa mẹ, hãy tìm hiểu càng nhiều càng tốt về nó ngay từ bây giờ. Nói chuyện với các bà mẹ khác, đọc các bài báo để tự làm quen, hoặc tham gia một lớp học về cho con bú. Bạn càng biết nhiều về cách bắt đầu và lợi ích của việc chăm sóc thì càng tốt.
Suy nghĩ về những quyết định lớn
Bạn có muốn ở nhà với con cả ngày luôn không, hay chỉ nửa ngày? Nếu đang mang thai một cậu bé bạn có muốn cắt bao quỳ đầu cho bé luôn? Các nghi lễ tôn giáo sau sinh? Việc trữ máu dây rốn ở ngân hàng máu thì sao? Đây là một số quyết định lớn cần suy nghĩ kỹ ngay từ bây giờ.
Lắp ráp các thiết bị, đồ dùng cho bé
Đây là công việc hoàn hảo cho người bạn đời hoặc bạn bè của bạn muốn giúp đỡ. Giường, nệm nhỏ và xe đẩy có thể rất phức tạp, đặc biệt khi bạn không được ngủ đủ, vì vậy hãy bắt đầu ngay bây giờ. Quạt, điện thoại di động ... thường yêu cầu pin, vì vậy hãy đảm bảo bạn đã có đủ trong tay. Để tiết kiệm tiền và giữ vệ sinh môi trường hãy xem xét việc sử dụng sạc pin.
Chuẩn bị một nơi an toàn cho bé ngủ
Cho dù bạn có kế hoạch cho bé nằm nôi hay xe đẩy thì điều quan trọng là phải tuân theo các hướng dẫn cơ bản để giảm thiểu nguy cơ bé bị mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ. Tìm hiểu về cách đảm bảo không gian ngủ an toàn cho bé.
Nói chuyện với bé
Bây giờ em bé đã có thể nghe tiếng nói của bạn, và nói chuyện là một cách tuyệt vời để bắt đầu quá trình kết nối. Hãy thử nói về các hoạt động thường nhật hàng ngày của bạn, đọc sách, tạp chí hoặc chia sẻ những mong muốn bí mật của bạn với bé.
Đây cũng là một hoạt động tuyệt vời sau khi sinh. Nói chuyện với trẻ sơ sinh là một trong những cách tốt nhất giúp bé phát triển kỹ năng ngôn ngữ.
Tìm hiểu về cách đối phó với cơn đau chuyển dạ
Không có cách nào duy nhất để có thể vượt qua cơn đau chuyển dạ. Trải nghiệm của mỗi người mỗi khác, và mỗi cơn chuyển dạ mỗi khác. Nhưng cho dù bạn có muốn dùng thuốc giảm đau trong khi sinh hay không hay để sinh tự nhiên thì bây giờ là lúc phù hợp để tìm hiểu về những điều này.
Biết các giai đoạn chuyển dạ
Đối với những bà mẹ lần đầu sinh con, thời gian chuyển dạ trung bình là 15 giờ, mặc dù không hiếm trường hợp thường kéo dài hơn 20 giờ. (Đối với những phụ nữ đã sinh đường âm đạo, trung bình khoảng tám giờ). Quá trình này được chia thành ba giai đoạn chính – hãy tìm hiểu về chúng, để bạn có đầy đủ kiến thức về chuyển dạ và sinh con.
Lên kế hoạch sinh con
Sinh con là điều không thể đoán trước, và rất có thể n sẽ không theo kế hoạch sinh của bạn. Tuy nhiên, việc biết trước được mong muốn của bạn về các kỹ thuật kiểm soát đau, cũng như những người sẽ ở cùng bạn trong quá trình sinh ... sẽ rất hữu ích. Tìm hiểu về kế hoạch sinh nở tham khảo của chúng tôi và hãy thảo luận với bác sĩ về kế hoạch của riêng mình.
Giặt quần áo cho bé và chuẩn bị giường ngủ
Đã đến lúc giặt đồ, khăn và quần áo cho bé. Bạn nên giặt sạch tất cả những gì sẽ tiếp xúc với da bé để loại bỏ chất kích thích. Hãy chọn chất tẩy rửa nhẹ nhàng được thiết kế cho trẻ sơ sinh, không gây dị ứng và phù hợp với da nhạy cảm.
Bắt đầu sắp xếp những người trợ giúp
Bạn bè và người thân đều muốn phụ giúp sau khi đứa trẻ ra đời, nhưng nhiều phụ nữ lần đầu làm mẹ thường lúng túng trong việc sắp xếp. Dưới đây là cách thực hiện: viết ra danh sách những người đã đề nghị giúp đỡ, sau đó ghi rõ lịch trình và phân công nhiệm vụ cụ thể cũng như ngày thực hiện nhiệm vụ đó cho từng người. Các công việc có thể bao gồm: mang đồ ăn đến, mua đồ ở cửa hàng tạp hóa (lập ra các món ăn mà gia đình bạn thích), chăm sóc trẻ lớn, nấu ăn, dọn dẹp, đổ rác, cho chó đi dạo, cho vật nuôi ăn.
Xem xét các chi phí cho trẻ sơ sinh và cách tiết kiệm
Nuôi một em bé không phải không tốn kém. Nhưng có rất nhiều cách giúp bạn tiết kiệm tiền từ ngay bây giờ.
Tìm hiểu về cách chăm sóc bé
Nếu chưa làm thì tam cá nguyệt thứ ba là thời gian hoàn hảo nhất để thay đổi mọi đề tài liên quan đến mang thai sang chủ đề chăm sóc bé. Bạn sẽ không có nhiều thời gian đọc sau khi sinh con, vì vậy hãy đọc tất cả những gì có thể cần trong tuần đầu tiên.
Chuẩn bị đồ đi sinh nở
Sắp xếp những vật dụng chính cần mang theo bao gồm: thẻ bảo hiểm, đồ vệ sinh cá nhân, quần áo thoải mái, đồ của bé, điện thoại (kèm bộ sạc) và đồ ăn nhẹ.
Lau dọn nhà cửa
Theo khảo sát của BabyCenter, có đến 1/3 các bà mẹ nói rằng họ muốn dọn dẹp, lau chùi nhà cửa trước khi con đến. Hãy cân nhắc việc thuê một người giữ trẻ ở nhà hoặc nhờ một người bạn hoặc thành viên trong gia đình giải quyết vấn đề này, có thể trong khi bạn đang ở trong bệnh viện. Thật tuyệt vời khi trở lại một ngôi nhà gọn gàng, và bạn sẽ không có thời gian hoặc năng lượng để dọn dẹp sau khi vừa sinh con.
Trữ sẵn đồ gia dụng và đồ dùng cá nhân
Để tránh phải đi cùng bé mới sinh đến cửa hàng, bạn nên trữ sẵn đồ ăn, thực phẩm đông lạnh, thuốc men, giấy vệ sinh, băng vệ sinh, dầu gội đầu ... thậm chí còn có thêm một bộ đồ lót! Và tất nhiên, hãy đảm bảo rằng bạn đã chuẩn bị các vật dụng thiết yếu cho trẻ sơ sinh như tã giấy, khăn lau, quần áo trẻ em, và chai sữa và sữa công thức nếu bạn định sử dụng chúng.
Chuẩn bị sẵn thức ăn
Khi nẫu ăn, hãy bắt đầu tăng gấp đôi lượng nấu và trữ đông một nửa. Sau khi sinh, bạn và bạn đời sẽ rất mệt mỏi và chẳng còn hơi sức đâu mà chuẩn bị các món ăn, do đó bạn sẽ rất hạnh phúc khi đã có sẵn trong tủ, chỉ cần hâm nóng lên và ăn.
Lắp ghế ngồi ô tô cho bé
Bạn không thể lái xe đưa bé về nhà mà không có ghế an toàn. Vì thế, đừng chờ đợi đến phút cuối, hãy liên hệ nhà sản xuất ghế ô tô để được lắp ráp luôn.
Tham quan bệnh viện dự sinh
Càng quen thuộc với môi trường sung quanh bạn sẽ càng bớt lo lắng trong quá trình chuyển dạ và sinh. Trong các lần thăm khám tiền sản tại bệnh viện hoặc các trung tâm sinh sản, bạn có thể đến các phòng sinh để thăm quan cũng như tìm hiểu về các chính sách cơ bản. Hỏi xem bạn có thể đăng ký trước vài tuần trước sinh không.
Lên kế hoạch cho thời điểm bắt đầu chuyển dạ
Một thời gian dài trước khi cơn co đầu tiên xảy ra bạn sẽ muốn lên một kế hoạch sinh nở rõ ràng. Bác sĩ sẽ cung cấp cho bạn một bộ hướng dẫn rõ ràng về thời điểm cần gọi cho họ - nếu bạn không dự định sinh tại nhà – thời điểm đến bệnh viện hoặc trung tâm sinh sản.
Quyết định ai sẽ đưa bạn đến bệnh viện và xắp xếp dự trù thêm một vài người hỗ trợ nếu cần. Đi trước tuyến đường đến bệnh viện – điều này nghe có thể ngớ ngẩn, nhưng nó là một điều ít được nghĩ đến, bao gồm tìm chỗ để xe cũng như lối vào đăng ký.
Tìm hiểu về các dấu hiệu cho thấy quá trình chuyển dạ sẽ sớm bắt đầu.
Lên danh sách những người bạn muốn thông báo
Viết tên người bạn muốn thông báo ngay sau khi em bé sinh và cách thức truyền thông tin. Một số người lần đầu làm mẹ thường cập nhật tình trạng của mình trên truyền thông xã hội, những người khác lại thích gọi điện, nhắn tin hoặc gửi email. Nếu bạn muốn chồng hoặc bạn bè làm điều này hộ, hãy liệt kê số điện thoại hoặc địa chỉ email của những người bạn muốn thông báo.
Nhận biết các biến chứng cuối thai kỳ
Thật không mai, các biến chứng thai kỳ cũng xuất hiện trong tam cá nguyệt thứ ba bao gồm cả chuyển dạ sớm và tiền sản giật. Hãy theo dõi các triệu chứng để đảm bảo thông báo cho bác sĩ kịp thời.
Sáng tạo các tư thế quan hệ mới trong tam cá nguyệt thứ ba
Nếu bạn có thai kỳ khỏe mạnh, không biến chứng bạn vẫn có thể quan hệ cho đến khi vỡ ối hoặc chuyển dạ. Tuy nhiên bạn cần thay đổi tư thế khi bụng đã lớn hơn. Tìm hiểu về quan hệ tình dục trong tam cá nguyệt thứ ba.
Đối phó với những cơn lo lắng, bồn chồn ở giai đoạn cuối thai kỳ
Vào giai đoạn cuối thai kỳ, có rất nhiều những điều chưa biết khiến bạn lo lắng – như khi nào sẽ bắt đầu chuyển dạ, nó sẽ như nào, em bé của bạn có ổn hay không và bạn sẽ thay đổi như nào khi làm mẹ. Những lo lắng này là rất bình thường nhưng cũng khiến căng thẳng thần kình. Dưới đây là một vài cách để giảm bớt lo lắng:
- Sử dụng các kỹ thuật thư giãn mà bạn đã học được trong các lớp tiền sản, chúng có thể giúp làm dịu thần kinh của bạn
- Hình dung ra con và tưởng tượng mình đang gần gũi với bé
- Chia sẻ với những bà mẹ cũng đang hồi hộp lo lắng, chờ đợi trong các nhóm cộng đồng của mình
- Đừng ngại liên lạc với bác sĩ nếu bạn có bất kỳ mối quan tâm mới nào hoặc lo lắng kéo dài
Hoạt động chậm lại
Đến cuối thai kỳ, hãy hoạt động chậm lại và tiết kiệm năng lượng cho ngày chuyển dạ (và nhiều hơn thế). Nếu bạn đã ngồi hoặc nằm trong suốt thời gian dài, thì đứng đứng dậy quá nhanh. Máu có thể bị tụ ở bàn chân và chân gây sự giảm huyết tạm thời khi bạn thức dậy dẫn đến cảm giác chóng mặt.
Tìm hiểu tình trạng cơ thể bạn sau sinh
Nhiều phụ nữ lần đầu làm mẹ không nhận ra rằng sau khi sinh thật bình thường khi trông vẫn như mang thai trong một thời gian. Điều này có thể khó chấp nhận nhưng hãy nhớ rằng phải mất 9 tháng cơ thể bạn mới như thế vì vậy cơ thể trước khi mang thai sẽ không thể trở lại sau một đêm. Tìm hiểu về cơ thể mình sau sinh.
Đừng hoảng sợ nếu bạn đã quá ngày dự sinh
Sau nhiều tháng dự đoán, chờ đợi, đã đến ngày dự sinh nhưng bạn… vẫn mang thai. Đó là một tình huống thật bực bội nhưng thường xảy ra. (Trong một cuộc thăm dò của BabyCenter, 33% bà mẹ cho biết họ đã sinh muộn sau ngày dự sinh. Nếu bạn chuyển dạ một hoặc hai tuần sau ngày dự sinh, bác sĩ có thể sử dụng thuốc hoặc các kỹ thuật khác để kích chuyển dạ.
Mang thai thường gây ra nhiều rối loạn giấc ngủ, bao gồm buồn nôn, ợ nóng, chuột rút, và ngáy ngủ. Và thói quen ngủ không ngon trước khi bạn mang thai có thể làm cho những vấn đề này tồi tệ hơn. Đây là một số mẹo giúp bạn ngủ ngon giấc hơn - trong thai kỳ và hơn thế nữa.
Bạn đang vui vẻ chỉ huy cho một trận đấu bóng đá ở trường. Bạn biết mình đã có con, nhưng không biết cậu bé ở đâu. Đột nhiên bạn nhớ ra rằng: bạn đã bỏ em bé lại ở phòng gym... Một số hình ảnh trong giấc mơ thường xuất hiện ở các giai đoạn nhất định của thai kỳ. Để giải mã chúng, hãy đọc tiếp. Các trích đoạn sau đây được chuyển thể từ cuốn "Women's Bodies, Women's Dreams" của nhà tâm lý học Patricia Garfield, mô tả một số ước mơ phổ biến trong những tuần cuối cùng của thai kỳ và những giải mã về chúng.
Đang mang thai có nên tập yoga không? Khi mang thai tập yoga cần lưu ý những điều gì? Đó là những băn khoăn mà nhiều chị em quan tâm. Sau đây là những điều cần lưu ý khi tập yoga trong thai kỳ.
Chúng ta không biết nhiều về những tác động có thể xảy ra. Tuy nhiên, trong khi nghiên cứu về điều này hiện vẫn đang được tiến hành thì hầu hết các chuyên gia, bao gồm cả Trường Cao đẳng Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) và Học viện Nhi khoa Mỹ (AAP) đều khuyên thai phụ không nên sử dụng cần sa. Tại sao?
Thai kỳ có thể mang lại những cảm giác trái chiều. Bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc dâng trào khi một sinh linh nhỏ bé đang lớn dần trong người mình, nhưng vòng eo đang ngày một biến dạng và bụng căng ra cũng có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu với chính cơ thể mình. Tuy nhiên, những điều tuyệt với dưới đây sẽ giúp bạn cân bằng lại trạng thái khó chịu đấy!
- 1 trả lời
- 1832 lượt xem
- Bác sĩ ơi, em bé nhà tôi thường xuyên bị nấc cụt trong tử cung. Hiện tượng này có bình thường không, thưa bác sĩ?
- 1 trả lời
- 1233 lượt xem
- Bác sĩ ơi, tôi nghe nói mang thai có thể chữa được bệnh lạc nội mạc tử cung và các vấn đề về kinh nguyệt. Điều đó có đúng không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1471 lượt xem
Từ lúc bước vào 3 tháng cuối của thai kỳ, em không thèm đồ ăn mà chỉ thèm uống nước ướp lạnh rất nhiều. Siêu âm nước ối em bình thường. Nhưng 1 ngày đêm, em uống từ 8 -10 lít nước lạnh thì có sao không ạ?
- 1 trả lời
- 987 lượt xem
Em kết hôn khi gần 39 tuổi nên rất mong sớm có em bé. Trễ kinh 3 ngày, em thử que cho 1 vạch đậm 1 vạch mờ. Thấy ra nhiều huyết trắng đặc sệt, có mùi hôi nhưng ko ngứa, em đi khám, bs siêu âm bảo nội mạc tử cung dày 11mm. Như vậy, thai em đang ở trong hay ngoài tử cung ạ? Em siêu âm sớm như vậy, liệu có ảnh hưởng đến thai nhi không?Và khi nào thì em nên tái khám ạ?
- 1 trả lời
- 731 lượt xem
Trễ kinh 15 ngày, em đi siêu âm, bs nghi ngờ em bị thai ngoài tử cung, xuất huyết buồng trứng trái, xét nghiểm beta HCG 256. Hai ngày sau, em tái khám, bs siêu âm lần 2, cho kết quả: có echo kém trong lòng tử cung. Như thế, khả năng em có thai trong tử cung có cao không ạ?