1

Tập luyện trong thai kỳ: Các dấu hiệu cảnh báo cần tập chậm lại hoặc dừng lại!

Cơ thể của bạn đang thay đổi: Không chỉ trọng tâm của trọng lực đã thay đổi, mà bạn còn mang trọng lượng nhiều hơn, do đó sẽ nhanh mệt mỏi hơn. Đó là lý do tại sao cần kiểm tra với bác sĩ trước khi bắt đầu một phác đồ tập thể dục, tập luyện một cách cẩn thận và lắng nghe cơ thể của mình.
Tập luyện trong thai kỳ: Các dấu hiệu cảnh báo cần tập chậm lại hoặc dừng lại! Tập luyện trong thai kỳ: Các dấu hiệu cảnh báo cần tập chậm lại hoặc dừng lại!

Nếu bạn đang làm khó cơ thể mình, nó sẽ cho bạn biết. Các chuyên gia về thể dục thường gọi đó là “tập luyện quá mức” và phải tránh vì những lý do dưới đây, đặc biệt là trong thời kỳ mang thai. Nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào dưới đây, bạn có thể cần điều chỉnh bài tập của mình. Bác sĩ hoặc một chuyên gia thể dục chuyên về tập luyện cho bà bầu có thể hỗ trợ bằng cách gợi ý thay đổi thói quen của bạn.

Các dấu hiệu cho thấy bạn đang tập quá khó

Bạn không thể trò chuyện trong quá trình tập luyện

Nếu tim đập thình thịch và bạn không thể tiếp tục trò chuyện mà không bị hụt hơi, thì có lẽ bạn đang tập luyện quá sức. Mục tiêu là tập luyện trong phạm vi khả năng của bạn và ở mức vừa phải – không quá dễ cũng không quá khó – từ 20 đến 30 phút

Bạn cảm thấy kiệt sức thay vì tràn đầy năng lượng sau khi tập luyện

Tập luyện lành mạnh sẽ cho bạn cảm giác hơi mệt lúc đầu nhưng hầu như sau đó sẽ cảm thấy tràn đầy năng lượng và khỏe người. Nếu bạn cảm thấy hoàn toàn kiệt sức hoặc ngày càng mệt mỏi sau một thời gian dài tập luyện, có lẽ bạn đang tập quá sức.

Bạn cảm thấy đau trong và sau khi tập

Tập luyện không nên làm đau bạn. Bạn có thể cảm thấy hơi đau trong hoặc sau khi tập, nhưng sự đau đớn này không nên kéo dài lâu. Nếu có, thì có lẽ bạn đã lạm dụng cơ hoặc khớp. Các cơ sẽ yếu đến mức ảnh hưởng đến khả năng giữ thăng bằng của bạn. Suy yếu cơ không phải là tình trạng thường gặp sau khi tập luyện, do đó nếu bạn hoạt động cơ bắp đến mức khó giữ được thăng bằng thì rõ ràng là đang tập quá sức.

Nhịp tim buổi sáng cao hơn 10 nhịp mỗi phút

Nhịp tim vào lúc nghỉ ngơi buổi sáng cao hơn bình thường có nghĩa là tim và cơ bắp của bạn đang làm việc quá sức.

Bạn rất hay ốm và cần thời gian hồi phục lâu

Tập thể dục quá mức có thể gây hại cho hệ miễn dịch, làm cơ thể bạn khó chống lại cảm lạnh cũng như các bệnh nhiễm trùng khác.

Bạn cảm thấy khó chịu, chán nản, hoặc không thể tập trung

Sự thay đổi hormone trong thời kỳ mang thai có thể dẫn tới thay đổi tâm trạng ở một số phụ nữ, nhưng tập thể dục quá nhiều và không có đủ thời gian nghỉ ngơi cũng có thể khiến tâm trạng căng thẳng. Điều này cũng có thể làm cho bạn cảm thấy ít động lực tập luyện hơn.

Bạn khó ngủ, hoặc đến khi thức dậy vẫn cảm thấy mệt mỏi. Nếu cơ thể tập luyện quá sức, nó sẽ không có đủ thời gian để nghỉ ngơi và hồi phục giữa các lần tập luyện, vì thế thật khó có thể ngủ cũng như ngủ ngon suốt đêm.

Cảnh giác khi thấy cơ thể quá nóng

Nếu bạn đang đổ mồ hôi, cảm thấy mệt mỏi hoặc chóng mặt, hoặc nếu bạn bị đau đầu, buồn nôn, chuột rút hoặc tim đập nhanh, cơ thể sẽ nói với bạn rằng nó đang khó khăn để điều chỉnh nhiệt độ bên trong của bạn, và điều này có thể gây hại. (Em bé của bạn có thể bị nóng quá mức giống như bạn). Khi bạn quá nóng, dòng máu sẽ chuyển hướng chảy vào da để giúp tự làm mát cơ thể thay vì chảy vào tử cung, nơi mà em bé cần.

Thật bất thường nếu bạn quá nóng chỉ vì tập luyện, nhưng điều đó cũng có thể xảy ra nếu trời bên ngoài nóng hoặc bạn đang ở trong phòng gym. Nếu tập luyện trong nhà thì tốt nhất nên tập trong một phòng có máy lạnh, thông gió tốt. Nếu tập luyện ngoài trời thì đừng tập vào giữa ngày – khi nhiệt độ lên cao nhất và mặt trời chiếu nắng nhất.

Xem xét nên ở trong nhà nếu trời quá nóng. Để tránh bị căng thẳng do nhiệt và mất nước, hãy uống nước trước, trong và sau khi tập luyện. Ngoài ra, tránh xa các hoạt động nhiệt độ cao, như Yoga Bikram và Pilates cũng như không sử dụng phòng xông hơi khô hoặc bồn nước nóng trong khi mang thai. Gọi cho bác sĩ nếu bạn cảm thấy nóng và có các triệu chứng quá nóng, như đổ mồ hôi nhiều, chóng mặt hoặc đau đầu, buồn nôn, chuột rút hoặc nhịp tim bất thường.

dau hieu 2

Các dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe bất thường hoặc các biến chứng thai kỳ

Một số triệu chứng xuất hiện trong quá trình tập thể dục có thể thực sự báo hiệu một vấn đề cơ bản với sức khoẻ hoặc thai nghén của bạn. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào sau đây trong thời gian tập thể dục (hoặc vào bất kỳ lúc nào khác trong thai kỳ), hãy dừng ngay việc đang làm lại. Tùy thuộc vào các triệu chứng mà bạn có thể cần gọi cho bác sĩ luôn.

Chú ý nếu:

Chảy máu âm đạo:

Một số phụ nữ bị ra đốm máu trong suốt thai kỳ, nhưng chảy máu âm đạo luôn là vấn đề đáng lo ngại. Vào giai đoạn đầu thai kỳ, nó có thể báo hiệu sẩy thai. Trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba, chảy máu âm đạo có liên quan đến chuyển dạ sớm và các biến chứng với nhau thai, bong nhau thai hoặc nhau tiền đạo. Tất cả đều cần chăm sóc y tế ngay lập tức.

Gọi cho bác sĩ nếu bạn bị chảy máu âm đạo. Nếu không thể liên lạc với bác sĩ, hãy đi đến phòng cấp cứu ngay.

Giảm chuyển động thai nhi

Nếu bạn cảm thấy rằng con mình không di chuyển nhiều như bình thường, hãy ngừng tập thể dục và chú ý xem bé đang làm gì. Hãy nhớ rằng đôi khi khó có thể xác định được con có đang chuyển động không nếu bạn cũng chuyển động. Ngoài ra, cần đảm báo ăn và uống nước trước khi tập luyện vì điều đó có thể ảnh hưởng đến chuyển động của em bé.

Gọi cho bác sĩ nếu con bạn không chuyển động nhiều như bình thường hoặc bạn nhận thấy giảm đột ngột các chuyển động của bé.

Chóng mặt hoặc nhức đầu

Chóng mặt liên tục đi kèm mệt mỏi và nhức đầu có thể báo hiệu tình trạng thiếu máu nghiêm trọng hoặc một vấn đề nghiêm trọng khác.

Gọi cho bác sĩ nếu đầu vẫn đau hoặc nếu vẫn chóng mặt sau khi cơ thể đã mát trở lại, nghỉ ngơi và uống đủ nước.

Ngất xỉu

Không nên xem nhẹ tình trạng ngất xỉu trong thai kỳ, đây có thể là dấu hiệu cho thấy tình trạng mất nước, hàm lượng sắt thấp, hoặc một cái gì đó thậm chí còn nghiêm trọng hơn như vấn đề về tim hoặc lưu thông. Bạn có thể không nhận được đủ oxy lên não, điều này có nghĩa là bé cũng không nhận đủ.

Hãy nhờ người thân gọi cho bác sĩ nếu bạn ngất đi. Bác sĩ sẽ có biện pháp để xử lý kịp thời cho bạn và em bé. 

Tim đập nhanh

Tim đập nhanh có thể là một tình trạng bình thường của thai kỳ, nhưng chúng cũng có thể báo hiệu tình trạng hoạt động quá mức, mất nước, thiếu máu trầm trọng, bệnh tuyến giáp, hoặc vấn đề về tim. Để an toàn, hãy cho bác sĩ biết nếu bạn cảm thấy bất cứ điều gì bất thường về nhịp tim của mình.

Gọi cho bác sĩ nếu bạn cảm thấy:

  • Một cảm giác rung nhanh trong ngực
  • Nhịp tim đập mạnh bất thường hoặc gây khó chịu
  • Cảm giác như trái tim bạn đang dừng lại rồi lại bắt đầu, lặp đi lặp lại (cảm giác như trái tim lật lại (flip-flopping) trong lồng ngực )
  • Cảm giác đập vào cổ hoặc ngực
  • Đau tức ngực

Đau ngực có thể báo hiệu một vấn đề với tim hoặc phổi. Nếu bạn đang mang thai và bị đau ngực trong khi tập thể dục, hãy dừng ngay việc đang làm lại. Gọi ngay cho bác sĩ nếu bị đau ngực. Nếu không thể liên lạc với bác sĩ, hãy đến phòng cấp cứu luôn.

Đau hoặc sưng trong bắp chân

Bàn chân và bàn tay của bạn có thể phồng lên một chút sau khi tập luyện, nhưng nếu bắp chân cũng đau, sưng lên, đỏ hoặc nóng rát khi chạm vào thì đó có thể là dấu hiệu của tình trạng huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT). Tình trạng đe dọa tính mạng này có thể gây ra bởi một loại máu đông. DVT thường ảnh hưởng đến các tĩnh mạch sâu dưới chân và đùi, đồng thời xảy ra ở một bên của cơ thể.

Gọi ngay cho bác sĩ nếu bắp chân của bạn đau, sưng lên, đỏ hoặc nóng. Nếu không thể liên lạc với bác sĩ hoặc nếu bạn cũng đang bị đau ngực, khó thở, ngất xỉu hay có bất kỳ triệu chứng bất thường nào khác, hãy đến phòng cấp cứu ngay.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Châm cứu trong thai kỳ có an toàn không?
Châm cứu trong thai kỳ có an toàn không?

Câu hỏi: - Thưa bác sĩ, tôi có nên châm cứu trong khi đang mang thai không ạ? Và việc châm cứu có an toàn cho thai nhi không? Cảm ơn bác sĩ!

Dùng acetaminophen trong thời kỳ mang thai có an toàn không?
Dùng acetaminophen trong thời kỳ mang thai có an toàn không?

Dùng acetaminophen trong thời kỳ mang thai có an toàn không? Đó là câu hỏi mà rất nhiều thai phụ quan tâm. Hãy cùng Suckhoe123.vn đi tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây nhé!

Có nên dùng miếng đệm sưởi ấm các cơ đau trong thai kỳ?
Có nên dùng miếng đệm sưởi ấm các cơ đau trong thai kỳ?

Câu hỏi: - Bác sĩ ơi, dùng miếng đệm sưởi ấm các cơ đau có an toàn cho thai nhi không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Những loại thuốc điều trị chứng ốm nghén có thể dùng trong thai kỳ
Những loại thuốc điều trị chứng ốm nghén có thể dùng trong thai kỳ

Một số chất bổ sung và thuốc - cả dạng thuốc viên và thuốc tiêm tĩnh mạch - được coi là an toàn khi dùng để điều trị buồn nôn và nôn trong khi mang thai, mặc dù không phải tất cả đều hiệu quả.

Tập luyện trong thai kỳ cho người mới bắt đầu
Tập luyện trong thai kỳ cho người mới bắt đầu

Bạn có thể bắt đầu một chương trình tập luyện trong suốt thai kỳ, ngay cả khi cho đến bây giờ bạn vẫn chưa hề tập lần nào. Chỉ cần tham vấn kế hoạch tập của bạn với bác sĩ và được bác sĩ cho phép trước khi bắt đầu.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Có nên dùng miếng đệm sưởi ấm các cơ đau trong thai kỳ?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  844 lượt xem

- Bác sĩ ơi, dùng miếng đệm sưởi ấm các cơ đau có an toàn cho thai nhi không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Có nên dùng thuốc chống đông máu herparin trong thai kỳ không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1141 lượt xem

- Bác sĩ ơi, tôi có nên dùng thuốc chống đông máu herparin trong khi đang mang thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Dùng thuốc đau nửa đầu trong thai kỳ có an toàn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  964 lượt xem

- Thưa bác sĩ, tôi bị bệnh đau nửa đầu. Thời gian này tôi đang mang thai bé thứ hai, việc dùng thuốc đau nửa đầu trong thai kỳ có an toàn cho thai nhi không, thưa bác sĩ?

Dùng ibuprofen trong thai kỳ có an toàn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1097 lượt xem

- Bác sĩ ơi,việc dùng ibuprofen trong thai kỳ có an toàn cho thai nhi không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Chương trình luyện tập có thể tiếp tục trong thời kỳ mang thai là gì?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  832 lượt xem

- Bác sĩ ơi, tôi có thể tiếp tục chương trình luyện tập của mình với những môn thể thao nào trong thời kỳ mang thai? Bác sĩ hãy cho tôi một số gợi ý nhé, cảm ơn bác sĩ!

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây