1

Isoflavone từ đậu nành có thể hỗ trợ thụ thai hay không?

Thật tiếc là chẳng có câu trả lời rõ ràng nào.
Isoflavone từ đậu nành có thể hỗ trợ thụ thai hay không? Isoflavone từ đậu nành có thể hỗ trợ thụ thai hay không?

Nội dung chính bài viết:

  • Isoflavone trong đậu nành – là một loại phytoestrogen (estrogen thực vật) có thể làm thay đổi chu kỳ kinh nguyệt, còn chưa có câu trả lời rõ ràng về ảnh hưởng của nó lên khả năng thụ thai.
  • Cơ chế hoạt động của isoflavone trong cơ thể khá phức tạp và không thể dự đoán được tác động của chúng.
  • Không nên lạm dụng tiêu thụ isoflavone vì chúng có thể ảnh hưởng xấu đến các bệnh lý khác như: u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, ngực xơ vảy, bệnh tuyến giáp.
  • Nếu vẫn muốn thử isoflavone đậu nành cho mục đích sinh sản, hãy xem xét các lời khuyên trong bài.

Một số phụ nữ cho rằng sử dụng chất isoflavone từ đậu nành đã giúp họ thụ thai, nhưng các nhà khoa học vẫn chưa nghiên cứu về điều này và không có dữ liệu để khẳng định liệu nó có hiệu quả hay an toàn.

Trên thực tế, một số chuyên gia lưu ý rằng ăn các sản phẩm đậu nành nồng độ cao có thể ức chế sự sinh sản, đặc biệt ở những phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt "bình thường", có nghĩa là dưới 35 ngày và đều đặn. Ở những phụ nữ đó, dùng chất bổ sung đậu nành có thể làm ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.

Quan điểm đó là vì các chất isoflavone trong đậu nành - một loại phytoestrogen (estrogen thực vật) - có thể hoạt động tương tự như thuốc thụ tinh clomiphene (hãng Clomid và Serophene). Cả hai hoạt động dựa trên tác dụng của estrogen trong cơ thể và có thể được sử dụng để thay đổi chu kỳ kinh nguyệt. Nếu bạn rụng trứng không đều hoặc không rụng trứng, nó có thể bắt đầu kích để rụng trứng. Nếu vấn đề sinh sản của bạn là do một nguyên nhân khác, thì biện pháp khắc phục này sẽ không hiệu quả.

Theo lý thuyết, đây chính là cách nó sẽ hoạt động. Các chất isoflavone từ đậu nành chặn các thụ thể estrogen trong não của bạn và đánh lừa cơ thể bạn suy nghĩ rằng mức độ estrogen tự nhiên đang thấp. Đáp lại, cơ thể bạn bắt đầu một chuỗi các sự kiện để tăng sản xuất estrogen. (Là một phần của quá trình này, một nhóm các quả trứng sẽ trưởng thành để một quả sẵn sàng giải phóng ra trong quá trình rụng trứng). Sau năm ngày, bạn ngừng dùng isoflavone. Một khi hiệu ứng ngăn chặn thụ thể giảm, cơ thể bạn sẽ nói, "Ồ, bây giờ chúng ta có rất nhiều estrogen – đã đến lúc rụng trứng" và giải phóng một hormone gây ra sự rụng trứng.

Vấn đề là không phải tất cả các isoflavone đậu nành đều nhất nhất thiết hành động theo cách này.

"Một số isoflavone đậu nành hoạt động như một chất ngăn chặn estrogen, nhưng một số khác lại bắt chước estrogen - có nghĩa là cơ thể nghĩ rằng nó là estrogen." Jill Blakeway, một bác sĩ châm cứu, dược sĩ lâm sàng và là đồng tác giả cuốn Making Babies: A Proven Three-Month Program for Maximum Fertility cho biết. "Ví dụ một người bị u xơ tử cung có thể thấy rằng tình trạng của cô ấy trở nên tồi tệ hơn sau khi dùng chất isoflavone đậu nành." Thuốc Clomiphene không có nguy cơ này bởi vì nó được thiết kế đặc biệt để hoạt động như một chất ức chế estrogen. Isoflavone từ đậu nành có nhiều thay đổi hơn và không thể dự đoán được tác động của chúng.

Hơn nữa, có các mô nhất định trong cơ thể nhạy cảm với estrogen, chẳng hạn như vú, tử cung và buồng trứng, có thể không phát triển tốt khi tiếp xúc với chất giống estrogen như isoflavone đậu nành. Có một số bằng chứng cho thấy rằng lượng lớn đậu nành có thể khuyến khích tế bào ung thư phát triển trong các mô này. Cũng có bằng chứng rằng ăn quá nhiều đậu nành có thể gây hại cho tuyến giáp và dẫn tới chứng suy giáp.

Thêm vào đó, nếu bạn sử dụng isoflavone đậu nành trong nửa đầu chu kỳ của bạn để tăng sản xuất estrogen, nhưng lại không sử dụng trong nửa thứ hai để tăng mức progesterone, bạn có thể kết thúc với sự mất cân bằng nội tiết làm giảm khả năng sinh sản. Đó là bởi vì các nội tiết liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt tăng lên và rơi vào một “điệu nhảy phối hợp” tinh xảo. Nếu bạn thay đổi một, nó có thể ảnh hưởng đến những hormone khác. Cuối cùng, isoflavone từ đậu nành được bán dưới dạng các chất bổ sung cho chế độ ăn, có nghĩa là chúng không được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) quy định. Kết quả là, chúng không phải là sản phẩm từ một thử nghiệm nghiêm ngặt về thuốc được kê theo toa hoặc mua tự do.

Nhà dinh dưỡng Hillary M. Wright, giám đốc tư vấn dinh dưỡng tại Domar Center for Mind / Body Health, nói: "Không có cách nào để nói rằng những gì bạn đang dùng có chứa lượng đậu nành (hay các thành phần khác) là phù hợp. So với thuốc Clomiphene, được điều chỉnh bởi FDA, có một lịch sử lâu dài về an toàn, và được kê đơn với liều chính xác.

Isoflavone đậu nành không rẻ hơn đáng kể so với clomiphene, do đó tiết kiệm tiền có lẽ không phải là một lý do chính đáng để sử dụng chúng. Các chất bổ sung thường dao động từ khoảng 10 đến 20 đô la dùng cho một chu kỳ. Clomiphene được chi trả bởi hầu hết các kế hoạch bảo hiểm, do đó chi phí thường bao gồm đồng trả (thường từ 5 đến 20 đô la). Nếu bạn không có bảo hiểm thuốc theo toa, thuốc Clomid dùng cho một chu kỳ trị giá khoảng 60 đô la và thuốc generic thì rẻ hơn tốn khoảng 30 đô la. Tất nhiên, sử dụng thuốc clomiphene đòi hỏi phải được bác sĩ kê đơn và chăm sóc từ một chuyên gia y tế.

Nếu bạn vẫn muốn thử isoflavone đậu nành cho mục đích sinh sản, hãy xem xét các lời khuyên sau đây:

  • Phụ nữ trên 35 tuổi nên tìm kiếm sự can thiệp y tế ngay lập tức thay vì dành thời gian để khám phá một lựa chọn như đậu nành có thể không hiệu quả, Shari Brasner, một giáo sư tại Trường Y khoa Mount Sinai, tác giả của Advice From a Mangstennial cho biết.
  • Hãy thử isoflavone đậu nành chỉ khi bạn rụng trứng không đều hoặc không hề có rụng trứng. Không sử dụng chúng nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khoẻ nào, vì các bệnh lý này có thể tồi tệ hơn khi sử dụng phytoestrogens nồng độ cao, bệnh như u xơ tử cung, polyps tử cung, lạc nội mạc tử cung, ngực xơ vảy, hoặc bệnh tuyến giáp.
  • Nếu bạn có hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), thật là khôn ngoan để tránh isoflavone đậu nành - mặc dù clomiphene thường được kê cho phụ nữ có tình trạng này. Phytoestrogens có thể làm trầm trọng thêm buồng trứng đa nang.
  • Uống liều từ 80 đến 200 mg mỗi ngày trong những ngày từ 3 đến 7 hoặc từ 5 đến 9 của chu kỳ (giống như bạn đã dùng clomiphene). Sử dụng liều thấp nhất có thể, và không thay đổi nó trong suốt đợt uống năm ngày. Ngoài ra, việc gắn bó với chất bổ sung - nó không phải là thông minh khi so với các thuốc khác tốt hơn.
  • Nói chuyện với bác sĩ về những tương tác giữa đậu nành và bất kỳ loại thuốc nào bạn đang dùng, bao gồm thuốc kháng sinh, thuốc tuyến giáp và clomiphene.
  • Lưu ý rằng bạn có thể gặp các phản ứng phụ ngắn hạn, bao gồm nhức đầu, mệt mỏi, đau ngực, rối loạn tiêu hóa. Uống các chất bổ sung vào giờ đi ngủ có thể giúp giảm thiểu tác động của những phản ứng phụ này.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
17 điều bạn nên làm trước khi cố gắng có thai
17 điều bạn nên làm trước khi cố gắng có thai

Bạn đã quyết định trở thành cha mẹ. Nhưng hãy chờ đợi một giây - hoặc thậm chí một tháng hoặc nhiều hơn. Để mang lại cho mình những cơ hội tốt nhất cho một thai kỳ khỏe mạnh và một đứa trẻ khỏe mạnh, có một số điều quan trọng bạn cần làm trước khi bắt đầu thụ thai.

Dành cho ông bố tương lai: 9 cách để giúp cô ấy có thai
Dành cho ông bố tương lai: 9 cách để giúp cô ấy có thai

Nếu bạn đang nghĩ đến việc trở thành một ông bố thì dưới đây là danh sách những điều bạn có thể làm trước khi nỗ lực thụ thai để đảm bảo bạn đời của mình có một thai kỳ khỏe mạnh.

Những điều cần biết khi dừng các biện pháp tránh thai
Những điều cần biết khi dừng các biện pháp tránh thai

Nếu bạn đang nghĩ đến việc cố gắng mang thai sớm, thì đây là một vài điều bạn cần biết về việc dừng các biện pháp tránh thai.

6 cách duy trì tình cảm vợ chồng mặn nồng khi cố gắng thụ thai
6 cách duy trì tình cảm vợ chồng mặn nồng khi cố gắng thụ thai

Có một đứa con là một trong những quyết định lớn lao, kỳ diệu, thực sự làm thay đổi mọi thứ.

Xem xét sơ đồ phả hệ trước khi cố gắng thụ thai
Xem xét sơ đồ phả hệ trước khi cố gắng thụ thai

Trước khi bạn có con, hãy xem xét kỹ về lịch sử sức khoẻ gia đình của bạn

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Uống siro trị ho có giúp thụ thai không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1151 lượt xem

Tôi nghe nhiều người mách là uống siro trị ho có thể hỗ trợ cho việc thụ thai. Điều này có đúng không, thưa bác sĩ?

Tôi có nên giảm giờ làm nếu đang cố gắng thụ thai không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  761 lượt xem

Thưa bác sĩ, công việc của tôi chiếm khá nhiều thời gian, rất nhiều hôm phải tăng ca. Đợt này tôi đang lên kế hoạch sinh em bé, không biết tôi có nên giảm giờ làm để cố gắng thụ thai không, thưa bác sĩ! Bác sĩ giải đáp giúp tôi với nhé!

Căng thẳng stress ở nam giới có ảnh hưởng đến việc có thai không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  910 lượt xem

Bác sĩ ơi, ông xã của tôi bị stress căng thẳng, thì có gây ảnh hưởng gì tới việc thụ thai của chúng tôi không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Thiếu cân có ảnh hưởng đến khả năng mang thai không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  904 lượt xem

- Bác sĩ cho tôi hỏi, thiếu cân có ảnh hưởng đến khả năng mang thai không? Cảm ơn bác sĩ!

Các thảo dược có thể tăng khả năng thụ thai không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  661 lượt xem

- Thưa bác sĩ, các thảo dược có thể tăng khả năng thụ thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây