1

Tâm sự bà bầu: Đối phó với tiền sản giật

Bị chứng tiền sản giật có thể là đáng sợ và mơ hồ, nhưng việc kết nối với phụ nữ trong cùng hoàn cảnh có thể giúp bạn đối phó với căn bệnh. Dưới đây là một số bí quyết, lời khuyên từ những bà mẹ khác mắc chứng tiền sản giật.
Tâm sự bà bầu: Đối phó với tiền sản giật Tâm sự bà bầu: Đối phó với tiền sản giật

Nội dung chính bài viết:

  • Kinh nghiệm của các bà bầu mắc bệnh tiền sản giật chia sẻ lại. Từ việc kiểm tra huyết áp cho tới những tác dụng phụ họ gặp phải khi dùng Magie Sulfat để chống co giật. Tâm trạng, cảm xúc của họ khi vượt qua tình trạng đáng sợ này đều được ghi lại trong bài viết.

Hãy là một người ủng hộ bản thân

“Hãy ủng hộ chính bản thân bạn và yêu cầu được làm các kiểm tra. Biết được bạn đang ở đâu sẽ tốt hơn. Tôi bị chẩn đoán mắc tiền sản giật ở tuần thứ 29. Tôi bị cao huyết áp và đã tăng 6,8 kg trong bốn tuần. Chứng tiền sản giật có thể đến nhanh và nghiêm trọng, thậm chí đe doạ đến mạng sống của bạn và bé.” - Mgc25

“Tiền sản giật có thể trở thành tình trạng gây chết người nhanh chóng. Hãy đến bệnh viện và nói với bác sĩ về tình trạng nhức đầu, tăng huyết áp hoặc phù nề của bạn. Hãy gọi cho bác sĩ của bạn. Không có lý do để chờ đợi khi nó có thể liên quan đến vấn đề sống chết của bạn.” - Rach7612

“Hãy đảm bảo huyết áp và nước tiểu của bạn là bình thường trước khi bạn rời khỏi bệnh viện. Đôi khi các vấn đề liên quan của chứng tiền sản giật có thể trở nên trầm trọng sau khi sinh - điều đó đã xảy ra với tôi và tôi đã phải nằm tại đơn vị hồi sức tích cực (ICU) trong bốn ngày. Có lẽ trường hợp của tôi sẽ không tệ như vậy nếu tôi chủ động về sức khoẻ của mình.” - JJsmommy25

Đó không phải điều dễ dàng

“Huyết áp của tôi tăng và tôi thực sự đã sống ở phòng khám của bác sĩ kể từ đó. Rõ ràng là tôi muốn chọn con đường ít nguy hiểm nhất cho em bé, nhưng bây giờ mỗi khi tôi đến cuộc hẹn với bác sĩ, tôi tự hỏi sẽ mất bao lâu và có bao nhiêu bài kiểm tra mà họ sẽ thực hiện.” - Anie01

“Tôi đã dùng thuốc cao huyết áp trong toàn bộ thai kỳ và đi khám mỗi tuần. Tôi có protein trong nước tiểu nhưng không bị nhức đầu hoặc phù nề. Khi được 36 tuần, tôi buồn nôn, huyết áp của tôi tăng quá cao và tôi phải nhập viện. Tôi đã nằm ở trên giường và rồi đứa con chào đời ở tuần 37.” - Nydia1992

Magie sulfate

“Magnesium sulfate rất kinh khủng. Tôi sử dụng nó để được hỗ trợ. Trong vài phút sau khi uống thuốc, tôi cảm thấy thật kinh khủng. Tôi đã được dặn rằng sẽ có các triệu chứng giống như cảm cúm. Tôi cảm thấy đau bụng, nhưng mất trí nhớ là tồi tệ nhất. Tôi không nhớ nhiều về việc sinh 2 đứa con của tôi hay ngày hôm sau đó bởi vì tôi phải dùng magnesium sulfate trong 24 giờ.” - Blogik

“Hãy chuẩn bị. Nó là điều tồi tệ nhất. Tôi đã dùng magnesium sulfate sau khi những đứa con gái của tôi ra đời. Thật kinh khủng. Nó giống như có bệnh cúm tồi tệ nhất. Tôi chóng mặt và mê sảng, rồi tỉnh dậy với những cơn ớn lạnh tệ đến mức tôi không thể chịu nổi. Tôi hầu như không nhớ gì về việc đã gặp các con của mình.” - Twins_coming_soon

“Tôi không có bất kỳ triệu chứng cúm nào trong khi tôi sử dụng nó. Tôi chỉ thực sự, thực sự rất mệt mỏi. Tôi ngủ hầu hết thời gian khi tôi sử dụng nó.” - Sara545

“Kỳ vọng ít sẽ hữu ích. Tôi đoán rằng magnesium sulfate sẽ rất kinh khủng, vì vậy tôi nghĩ rằng nó không tệ như dự đoán. Hãy ăn nhiều đá viên. Các y tá hạn chế lượng nước uống của bạn và magnesium sulfate làm bạn rất khát. Đá viên sẽ giúp ích nhiều hơn nước.” - Bing124

“May mắn là tôi đã không cảm thấy đau bụng, nhưng nó đã ảnh hưởng đến thị lực của tôi. Tôi hầu như không thể nhìn thấy hai chân trước mặt tôi. Và tôi rất mệt mỏi. Sự mệt mỏi khiến tôi ngủ thiếp đi trong khi nói chuyện. Nhưng đừng sợ. Mọi thứ rồi sẽ ổn thôi, và không bao lâu nữa nó sẽ trở thành một ký ức xa xôi.” - ChelsiO

Mọi thứ có thể không ổn

“Vào phút cuối cùng, huyết áp của tôi đã tăng vọt và tôi bị tiền sản giật. Tôi muốn sinh thường nhưng cảm thấy như thể cơ thể của tôi đã phản bội tôi. Và mọi thứ đã thay đổi khi tôi nghĩ mình đã cố gắng hết sức để giữ cho bản thân khoẻ mạnh trong suốt thai kỳ.” - Englishwifeandmama

“Hãy cố gắng. Tôi bị cao huyết áp mãn tính. Mặc dù tôi đang dùng thuốc, nhưng tôi không quan tâm nhiều đến bản thân vì tôi cảm thấy “khỏe mạnh”. Tôi đã đã bị chứng tiền sản bất ngờ và nghiêm trọng ở tuần thứ 28 và phải mổ lấy thai. Sau đó tôi biết được rằng mình đã suýt chết. Tôi đang cố chăm sóc bản thân mình tốt hơn và chồng tôi và tôi đang cố gắng thụ thai lần nữa.” - Một thành viên của BabyCenter

Nó đáng giá

“Sau một tuần kiểm tra, bác sĩ phụ sản quyết định đã đến lúc cho con gái của tôi phải ra đời do tôi bị tiền sản giật. Con gái tôi là một cô bé mạnh mẽ. Đối với một đứa bé ra đời khi được 35 tuần, con bé khá nhỏ nhưng đã làm tốt thực sự. Đối với tôi, tôi cảm thấy khá hơn nhiều.” - Sarahliz42792

“Tôi được cho là sẽ sanh ở tuần 37 nhưng vào khi được 35 tuần, có điều gì đó không ổn. Huyết áp của tôi vốn dĩ đã cao, nhưng tôi không có triệu chứng nào khác. Tôi đã biết rằng chứng tiền sản giật có thể xảy ra đột ngột. Tôi chỉ biết như vậy. Tôi đã chuyển từ cao huyết áp cao khi mang thai thành chứng tiền sản giật nặng. Các kết quả xét nghiệm máu của tôi nằm ngoài mức tiêu chuẩn và tôi phải mổ lấy thai khẩn cấp. Làm ơn hãy lắng nghe cơ thể bạn - bạn biết nó rõ nhất.” - Iloveyoualreadypb

“Tôi đã được chẩn đoán mắc bệnh cao huyết áp mãn tính khi mang thai đứa con đầu lòng. Tất cả đều ổn cho đến khi được 33 tuần, khi nước tiểu của tôi có kết quả dương tính với protein lần đầu tiên. Cậu con trai xinh xắn của tôi đã được ra đời bằng phương pháp sinh mổ 36 giờ sau đó. Thằng bé hiện rất vui vẻ và khỏe mạnh. Tôi muốn làm tất cả một lần nữa!” -

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: tien san giat
Tin liên quan
Kiểm soát tiền sản giật thai kỳ
Kiểm soát tiền sản giật thai kỳ

Điều gì xảy ra nếu phụ nữ mang thai được chẩn đoán bị tiền sản giật? Chứng tiền sản giật là gì và nó được kiểm soát như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Thuốc điều trị tiền sản giật
Thuốc điều trị tiền sản giật

Khi bị tiền sản giật, thuốc điều trị cao huyết áp, thuốc chống co giật và steroid có thể là các loại thuốc mà bà bầu có thể cần đến.

Tiền sản giật làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Tiền sản giật làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Những phụ nữ bị tiền sản giật thai kỳ thường có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn trong cuộc đời, so với những phụ nữ không bị tiền sản giật.

Mang thai lần sau ở phụ nữ đã bị tiền sản giật
Mang thai lần sau ở phụ nữ đã bị tiền sản giật

Đối với phụ nữa đã bị tiền sản giật, không có cách rõ ràng nào có thể dự đoán bạn có bị lặp lại hay không và cũng chẳng ai biết chắc chắn được liệu chứng bệnh này có ngăn chặn được hay không.

Rau tiền đạo
Rau tiền đạo

Nếu bạn được phát hiện có tình trạng rau tiền đạo sớm trong thai kỳ, thì tình trạng này thường không được coi là một vấn đề.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Bị tiền sản giật có nên tự kiểm tra protein nước tiểu tại nhà không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  915 lượt xem

- Bác sĩ ơi, bà bầu bị tiền sản giật có nên tự kiểm tra protein nước tiểu tại nhà không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Thai 36 tuần bị nhau tiền đạo, liệu có phải mổ sớm?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1612 lượt xem

Mang thai ở tuần 34, em bị ra huyết, đi khám, bs tiêm đủ 4 mũi rồi cho về. Đến tuần 36, em đi siêu âm, kết quả là: nhau tiền đạo bán trung tâm, độ trưởng thành độ III. Bs nói: em có thể sinh mổ sớm ở Bv huyện được, trừ trường hợp nhau cài răng lược. Bị nhau tiền đạo như vậy, liệu em có phải mổ sớm không bs?

Uống Aspirin phòng sản giật đến tháng mấy của thai kỳ?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  2353 lượt xem

Lần mang bầu đầu tiên, em có tiền sử bị tiền sản giật. Giờ, mang bầu bé thứ 2, em vẫn uống aspirin từ tuần 10 đến nay. Hiện, bé em đang ở tuần 33. Có bs bảo em uống aspirin đến hết thai kì. Nhưng có bs lại bảo chỉ uống đến hết tuần 34. Vậy, em biết nghe ai bây giờ?

Để tránh tiền căn dị tật, cần bổ sung thuốc gì trước khi mang thai?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  476 lượt xem

Em có tiền căn dị tật ống thần kinh bẩm sinh ở thai nhi ( thai vô sọ), lúc 12 tuần. Bây giờ, em nên bổ sung những loại thuốc nào trước khi mang thai lần thứ hai ạ?

Muốn khám tiền hôn nhân ngoài giờ hành chính?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  692 lượt xem

Vợ chồng em đi làm, bận suốt nên muốn cùng đến khám tiền hôn nhân ngoài giờ hành chính ở Bv Từ Dũ có được không - Và không hiểu, đến khám, vợ chồng em có phải làm xét nghiệm gì không ạ?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây