1

Thuốc điều trị cao huyết áp mạn tính cho bà bầu

Một số loại thuốc điều trị cao huyết áp được coi là an toàn cho bà bầu và một số thì không.
Thuốc điều trị cao huyết áp mạn tính cho bà bầu Thuốc điều trị cao huyết áp mạn tính cho bà bầu

Có cần thay đổi thuốc điều trị cao huyết áp khi mang thai không?

Có thể. Một số thuốc điều trị huyết áp cao không an toàn trong khi mang thai, vì vậy bác sĩ có thể kê toa một loại thuốc khác với những gì bạn đã uống trước đó.

Nó cũng phụ thuộc vào một số yếu tố khác, kể cả loại thuốc bạn đang sử dụng (nếu có) và tình trạng của bạn trầm trọng đến mức nào. Đối với hầu hết bà bầu, mục tiêu trong thời kỳ mang thai là duy trì huyết áp trong khoảng 140 đến 150 mm Hg với huyết áp tâm thu, và 90 đến 100 mmHg với huyết áp tâm trương.

Huyết áp thường giảm một cách tự nhiên vào đầu thai kỳ. Nếu nó hạ xuống mức bình thường (thấp hơn 140/90) và bạn không có bất kỳ vấn đề sức khoẻ nào khác, bác sĩ có thể sẽ cho phép ngừng thuốc mà bạn thường dùng.

Nếu bác sĩ khuyên bạn nên ngừng dùng thuốc, bạn sẽ được theo dõi chặt chẽ. Và nếu huyết áp của bạn bắt đầu tăng khi quá trình mang thai tiến triển, có thể bác sĩ sẽ đề nghị uống lại thuốc. Đừng dừng lại hoặc thay đổi thuốc mà không có sự tư vấn của bác sĩ. Huyết áp cao không kiểm soát sẽ không tốt đối với bạn và thai nhi.

Nếu huyết áp luôn ở mức cao (trên 160 mmHg hoặc 105 mmHg) và bạn chưa dùng thuốc để kiểm soát, bác sĩ sẽ kê đơn. Nếu bạn đã dùng thuốc mà huyết áp vẫn cao, bác sĩ có thể điều chỉnh liều hoặc thêm một loại thuốc khác. Thuốc hạ huyết áp và ổn định huyết áp thường được dùng qua đường uống. Tuy nhiên, nếu huyết áp của bạn quá cao hoặc không đáp ứng với thuốc, bạn có thể cần phải đi đến bệnh viện để được tiêm tĩnh mạch.

Huyết áp cao mạn tính làm cho bà bầu có nguy cơ bị tiền sản giật cao hơn, do đó bác sĩ có thể đề nghị bạn dùng aspirin liều thấp, bắt đầu từ cuối tam cá nguyệt thứ nhất. Aspirin có thể giúp làm giảm nguy cơ tiền sản giật.

Thuốc trị cao huyết áp có an toàn khi mang thai không?

Có một số loại thuốc điều trị huyết áp cao được coi là an toàn. Nhưng có một số loại thuốc lại không hề an toàn trong thời kỳ mang thai.

Những loại thuốc huyết áp được coi là an toàn khi mang thai

Nhiều loại thuốc được sử dụng để điều trị huyết áp cao được xem là an toàn bởi vì chúng không gây ra dị tật bẩm sinh. Tuy nhiên thuốc huyết áp có thể đi qua nhau thai, có nghĩa là một lượng thuốc có thể tiếp xúc với thai nhi.

Ngay cả những loại thuốc được xem là an toàn vẫn có thể làm giảm lưu lượng máu đến nhau thai và em bé. Điều này có thể làm chậm sự phát triển của thai nhi hoặc khiến thai nhi có nguy cơ gặp các vấn đề về sức khoẻ khác. Bạn sẽ được siêu âm nhiều lần hơn để bác sĩ có thể theo dõi sự phát triển của thai nhi.

Ngoài ra, trong khi đang mang thai, bác sĩ sẽ cố gắng kiểm soát huyết áp với liều lượng thuốc tối thiểu. Nếu bác sĩ nghĩ rằng bạn cần một loại thuốc và có bất kỳ mối lo ngại nào nào về sự an toàn của nó, thì thuốc sẽ được kê với liều thấp nhất có thể.

Những loại thuốc huyết áp được coi là không an toàn với bà bầu

Một số loại thuốc huyết áp không nên được sử dụng trong thai kỳ. Những loại thuốc được biết là sẽ khiến trẻ có nguy cơ mắc bệnh thận, dị tật bẩm sinh, và các vấn đề sức khoẻ khác bao gồm:

  • Thuốc ức chế ACE (thuốc ức chế men chuyển angiotensin)
  • ARBs (thuốc chẹn thụ thể angiotensin)
  • Các chất ức chế renin trực tiếp

Nếu bạn đã lên kế hoạch mang bầu, bác sĩ có thể cho bạn dùng sang một loại thuốc khác. Nhưng nếu việc mang thai của bạn không nằm trong kế hoạch, hoặc nếu bạn không chắc thuốc của mình có an toàn hay không, hãy gọi ngay cho bác sĩ. Đừng dừng lại hoặc thay đổi thuốc trước khi hỏi ý kiến bác sĩ.

Cách loại bỏ những lo lắng khi dùng thuốc huyết áp khi mang thai

Bước đầu tiên để đối phó với nỗi sợ hãi là nói chuyện với bác sĩ về loại thuốc bạn đang sử dụng. Yêu cầu họ giải thích các nguy cơ liên quan đến thuốc và so sánh với các phương pháp điều trị khác.

Bác sĩ sẽ giúp bạn cân bằng những rủi ro và lợi ích cho bạn và thai nhi. Các bạn có thể cùng nhau đưa ra một kế hoạch để kiểm soát huyết áp của mình.

Điều quan trọng cần nhớ là việc không dùng thuốc cũng có nguy cơ nghiêm trọng. Huyết áp cao không được kiểm soát có thể ngăn không cho em bé phát triển tốt và, trong những trường hợp tệ, còn có thể khiến bạn có nguy cơ bị tổn thương cơ quan hoặc tai biến mạch máu não.

Nếu phải uống thuốc, hãy tập trung vào những lựa chọn khác mà bạn có thể làm để giữ cho bạn và bé khỏe mạnh. Ăn thực phẩm bổ dưỡng, tăng cân phù hợp trong thời gian mang thai, và tập thể dục thường xuyên (sau khi bác sĩ cho phép).

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Thuốc điều trị tiểu đường thai kỳ
Thuốc điều trị tiểu đường thai kỳ

Tiêm insulin nhằm giảm lượng đường trong máu của bà bầu mắc tiểu đường thai kỳ bằng mức nồng độ đường máu của người phụ nữ bình thường. 1

Cao huyết áp mạn tính và việc lựa chọn phương pháp sinh đẻ
Cao huyết áp mạn tính và việc lựa chọn phương pháp sinh đẻ

Việc chọn phương pháp sinh tùy thuộc vào mức độ kiểm soát huyết áp của bạn tốt như thế nào cùng tình trạng của bạn và thai nhi như nào khi thai kỳ tiến triển.

Kiểm soát cao huyết áp mạn tính trong thời kỳ mang thai
Kiểm soát cao huyết áp mạn tính trong thời kỳ mang thai

Huyết áp mạn tính có thể dao động từ mức nhẹ đến nặng. Nó cũng phụ thuộc vào việc bạn có bất kỳ vấn đề sức khoẻ nào khác hay không...

Tâm sự bà bầu: Đối phó với cao huyết áp mạn tính
Tâm sự bà bầu: Đối phó với cao huyết áp mạn tính

Chẩn đoán bị cao huyết áp trong thai kỳ có thể gây căng thẳng và lo lắng. Dưới đây là một số bí quyết, lời khuyên từ những bà bầu bị huyết áp cao.

Thuốc điều trị HIV cho bà bầu
Thuốc điều trị HIV cho bà bầu

Có 6 loại thuốc ARV. Mỗi loại điều trị cho một giai đoạn khác nhau trong vòng đời của người nhiễm HIV, vì vậy việc kết hợp một số loại thuốc ARV vào một lần điều trị là cách hiệu quả nhất để điều trị HIV. Điều trị này được gọi là liệu pháp kháng retrovirus, hoặc điều trị ART.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Dùng thuốc kháng vi rút như Tamiflu để điều trị cúm ở bà bầu có an toàn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  963 lượt xem

- Bác sĩ ơi, tôi dùng thuốc kháng vi rút như Tamiflu để điều trị cúm ở bà bầu có an toàn không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Uống thuốc trị sốt xuất huyết khi mang thai có sao không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  564 lượt xem

Mang thai tuần 15, em bị nổi mẩn đỏ khắp người. Đi khám ở Trung tâm y tế huyện, bs chẩn đoán bị sốt xuất huyết, kê cho liều thuốc (gồm: pracetam 800mg+chlorpheniramin 4mg+fortec 150mg). Sau khi uống hết 1 liều, em vào Bv Nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh khám, bs bảo chỉ bị dị ứng thôi, không phải sốt xuất huyết. Vậy, liều thuốc em uống liệu có ảnh hưởng gì đến thai nhi không ạ?

Thận bị ứ nước do thai chèn ép, có nên uống thuốc điều trị?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  689 lượt xem

Em đang mang bầu 22 tuần. Thấy đau quặn bên hông phải và bụng dưới, em đi khám thì bị thận (P) ứ nước độ I. Chẩn đoán là em bị ứ nước do thai chèn ép, nhiễm trùng niệu, bs cho toa thuốc gồm: Dinpocef, Flotral, Rabicad 20mg, Pargine. Em đang phân vân chưa muốn uống vì sợ các thuốc trên ảnh hưởng đến thai nhi. Mong bs tư vấn giúp?

Uống thuốc điều trị đau bao tử, thai nhi có sao không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  501 lượt xem

Em đang mang bầu được khoảng gần 7 tuần, nhưng đau bụng quá nên đành phải sử dụng thuốc đau bao tử. Vậy, liệu thuốc có gây ảnh hưởng gì đến thai nhi không ạ?

Sau dùng thuốc phá thai, hiện tượng rong huyết kéo dài?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  458 lượt xem

Vì nhiều lý do cá nhân, em không thể giữ thai lại nên đành phải phá thai bằng thuốc. Sau khi dùng thì máu ra ít dần, nhưng vẫn rong huyết cho đến nay là nửa tháng, người mệt mỏi, không sốt, không đau bụng. Em thấy rất lo nên muốn hỏi bs là cần uống thuốc gì cho cầm máu ạ?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây