Cao huyết áp mạn tính và việc lựa chọn phương pháp sinh đẻ
Nội dung chính bài viết:
- Tùy thuộc vào mức độ kiểm soát huyết áp của bà bầu cũng như tình trạng sức khỏe của mẹ và bé mà lựa chọn phương pháp sinh đẻ.
- Khoảng 25% phụ nữ bị cao huyết áp mạn tính có tình trạng sinh non (trước 37 tuần), còn lại thường sinh trong khoảng tuần 38 – tuần 39 của thai kỳ.
- Phụ nữ mang thai bị cao huyết áp mạn tính vẫn có thể sinh thường, nhưng khả năng cao sẽ cần kích đẻ chủ động và được giám sát chặt chẽ trong suốt quá trình sinh đẻ, đặc biệt các thông số nhịp tim và huyết áp. Nếu huyết áp quá cao, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc.
Bà bầu bị huyết áp cao ảnh hưởng như nào đến chọn phương pháp sinh đẻ?
Phụ nữ bị cao huyết áp thường sinh từ tuần thứ 38 đến 39 của thai kỳ, miễn là huyết áp được kiểm soát tốt. Nhưng nếu bác sĩ lo ngại cho sức khoẻ của bạn hoặc em bé, bác sĩ có thể quyết định bạn nên sinh sớm hơn. Nghiên cứu cho thấy khoảng ¼ phụ nữ bị cao huyết áp mạn tính có tình trạng sinh non (bé chào đời trước 37 tuần). Nguy cơ cao hơn ở những phụ nữ bị huyết áp mức độ nặng (160/110 mmHg hoặc cao hơn): Khoảng 2/3 phụ nữ bị cao huyết áp mức độ nặng sinh non.
Bác sĩ sẽ theo dõi sự phát triển của thai nhi một cách thận trọng vì đôi khi huyết áp cao làm cho em bé phát triển chậm hơn và nhỏ hơn nhiều so với bình thường. Tình trạng nghiêm trọng này được gọi là hạn chế tăng trưởng trong tử cung (IUGR) và khiến bé có nguy cơ gặp nhiều vấn đề về sức khoẻ, bao gồm thai chết lưu.
Bác sĩ sẽ cân bằng giữa tình hình sức khoẻ của bạn và nhu cầu của em bé. Mặc dù họ muốn thai nhi càng có nhiều thời gian trưởng thành càng tốt, nhưng có thể bạn vẫn cần phải sinh con sớm để bảo vệ sức khoẻ của mình.
Ví dụ, khi huyết áp rơi vào tình trạng không thể kiểm soát, hoặc nếu có dấu hiệu bị tổn thương cơ quan, một em bé cần phải được sinh ra ngay. Tương tự như vậy, nếu bác sĩ lo ngại rằng thai nhi không phát triển tốt, thì việc sinh bé ra sớm có thể sẽ an toàn hơn.
Nếu bạn dưới 34 tuần thai, bác sĩ có thể sẽ cho bạn nhập viện để được chăm sóc chuyên sâu cho cả bạn và thai nhi.
Chứng "tiền sản giật trên nền cao huyết áp mạn tính" là gì?
Tiền sản giật phát triển khi bạn đã bị huyết áp cao được gọi là "tiền sản giật trên nền cao huyết áp mạn tính". Tình trạng cực kỳ hiếm gặp này đôi khi ảnh hưởng đến những phụ nữ bị cao huyết áp mạn tính (cao huyết áp trước khi có thai)
Loại chứng tiền sản giật này bắt đầu trước tuần thai thứ 20, làm cho nó nguy hiểm hơn các loại tiền sản giật khác (thường xảy ra muộn hơn). Chứng "tiền sản giật trên nền cao huyết áp mạn" có thể trở nên tồi tệ hơn một cách nhanh chóng và gây đe dọa tính mạng. Nếu bạn phát triển tiền sản giật, bạn sẽ cần được theo dõi tại bệnh viện.
Bà bầu có thể sinh thường khi bị cao huyết áp mạn tính không?
Bạn hoàn toàn có thể sinh thường khi bị cao huyết áp hoặc ngay cả khi bạn phát triển "tiền sản giật trên nền cao huyết áp mạn tính". Nhưng có rất nhiều khả năng quá trình chuyển dạ của bạn sẽ được kích thích chủ động.
Cũng có thể là bạn sẽ cần sinh mổ. Cứ 10 phụ nữ bị huyết áp cao mạn tính lại có 4 người phải sinh mổ. (Cứ 10 ca sinh tại Mỹ lại có 3 ca sinh mổ).
Cho dù bạn sinh bằng cách nào thì nhịp tim của bé cũng sẽ được giám sát chặt chẽ trong suốt quá trình sinh để đảm bảo rằng bé đang đối phó tốt với quá trình chuyển dạ. Nhịp tim và huyết áp của bạn cũng sẽ được theo dõi cẩn thận. Bạn sẽ được cho thêm thuốc nếu huyết áp quá cao, thuốc uống trực tiếp hoặc tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch.
Nếu bạn bị "tiền sản giật trên nền cao huyết áp mạn tính", bạn sẽ được cho dùng thuốc magnesium sulphate để tránh tình trạng co giật (sản giật) trong khi chuyển dạ và trong 24 giờ sau khi sinh.
Điều gì sẽ xảy ra sau khi sinh?
Bác sĩ sẽ theo dõi chặt chẽ tình hình huyết áp của bạn. Chỉ số huyết áp có thể tăng lên vài tuần sau khi sinh, vì vậy bạn sẽ cần phải điều chỉnh thuốc. Nếu ngừng dùng thuốc trong thời kỳ mang bầu, bạn có thể cần bắt đầu dùng nó ngay bây giờ.
Nói với bác sĩ nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ: Thuốc điều trị áp huyết có thể truyền vào sữa mẹ và một số có thể gây ra phản ứng phụ ở trẻ.
Mặc dù hiếm xảy ra, nhưng tình trạng đột quỵ liên quan đến huyết áp cao thường xảy ra sau khi sinh nhiều hơn so với trong thai kỳ. Đột quỵ (tai biến mạch máu não) là một tình trạng khẩn cấp đe dọa đến mạng sống, khi dòng máu chảy vào một khu vực của não bị nghẽn và các tế bào não chết vì chúng không được cung cấp oxy.
Ngoài ra, có thể phát triển chứng tiền sản giật lần đầu tiên sau khi sinh con. Liên hệ với bác sĩ ngay nếu bạn bị:
- Đau đầu nghiêm trọng
- Sưng phù nề đột ngột ở mặt hoặc tay
- Hoa mắt
- Đau ở vùng bụng trên
- Tăng cân đột ngột
- Khó thở
Một số loại thuốc điều trị cao huyết áp được coi là an toàn cho bà bầu và một số thì không.
Huyết áp mạn tính có thể dao động từ mức nhẹ đến nặng. Nó cũng phụ thuộc vào việc bạn có bất kỳ vấn đề sức khoẻ nào khác hay không...
Thiếu máu trong thai kỳ sẽ gây nguy cơ nếu tình trạng trở nên nghiệm trọng và kéo dài.
Chẩn đoán bị cao huyết áp trong thai kỳ có thể gây căng thẳng và lo lắng. Dưới đây là một số bí quyết, lời khuyên từ những bà bầu bị huyết áp cao.
Bạn hoàn toàn có thể sinh thường nếu bị Lupus ban đỏ hệ thống (SLE).
- 1 trả lời
- 504 lượt xem
Lần mang thai trước, em đã buộc phải bỏ thai (7 tháng) bằng phương pháp sinh non vì thai mắc phải hội chứng patau khá nặng. Bác sĩ có khuyên 2 tháng sau, hai vợ chồng nên đến Bv khám lại để tầm soát cho lần mang thai sau. Nhưng từ đó đến nay (khoảng 5 tháng), em chưa sắp xếp để vào khám lại được thì giờ em phát hiện ra mình đã có thai được khoảng 2 tuần. Em đang rất lo lắng, không biết nên thế nào - Mong được bác sĩ tư vấn dùm?
- 1 trả lời
- 699 lượt xem
Vòng kinh của không đều, tháng có tháng không, có khi 2-3 tháng mới có 1 lần. Ngày kinh đầu tiên của chu kì cuối là vào khoảng 20-21/1/2021 thì phải. (em không nhớ chính xác). Thế rồi, do chủ quan chu kì không đều nên em không đi siêu âm. Đến đầu tháng 6/2021, em mới đi siêu âm lần đầu thì kết quả thai đã gần 16 tuần. Bs nói do em siêu âm muộn, lại không nhớ chính xác ngày đầu kỳ kinh cuối nên ngày dự sinh sẽ có sai số đấy. Mong bs tư vấn rõ hơn cho em với ạ?
- 1 trả lời
- 804 lượt xem
Em đang mang thai ( thụ tinh ống nghiệm) được 19 tuần, kênh CTC 30mm thì nguy cơ sinh non có cao không ạ? Tuần 16 em đi đo kênh CTC được 28mm, bs cho em thuốc đặt âm đạo và thuốc dusphaton uống. Đến tuần 19, tái khám lên dược 30mm. Như vậy, em có cần phải khâu eo CTC không ạ?
- 1 trả lời
- 1716 lượt xem
Vợ em đã 2 lần mang thai. Nhưng cách đây 2 năm, trong lần mang thai thứ hai cô ấy bị gãy xương chậu (do tai nạn giao thông). Giờ, vợ em vừa mang thai được hơn 4 tuần, Vậy, vợ em có nên giữ thai không hay bỏ. Và, nếu giữ thai thì lần sinh này, việc gãy xương chậu liệu có ảnh hưởng gì khi sinh bé không ạ?
- 1 trả lời
- 1065 lượt xem
- Bác sĩ ơi, tôi không bị ốm nghén trong thời gian đầu của thai kỳ. Nhiều người bảo tôi đó là dấu hiệu của việc sinh con trai. Như vậy có đúng không, thưa bác sĩ?