Lupus sẽ ảnh hưởng như nào đến các lựa chọn sinh đẻ?
Bà bầu bị lupus có thể sinh con bằng đường âm đạo không?
Có thể. Mặc dù mổ đẻ thường phổ biến hơn ở phụ nữ có lupus, nhưng nhiều phụ nữ vẫn sinh thường được.
Tuy có thể sinh bằng đường âm đạo bình thường, nhưng việc có lupus có nghĩa là việc mang thai của bạn cần được kiểm soát cẩn thận để giảm nguy cơ biến chứng - cho bạn và con. Bác sĩ có thể khuyên bạn sinh tại bệnh viện bộ phận chăm sóc tích cực sơ sinh (NICU).
Và nếu dùng glucocorticoid (một loại corticosteroid) như prednisone để kiểm soát lupus trong thai kỳ, thì bạn có thể cần liều cao hơn trong khi sinh ("liều mạnh") để giúp cơ thể đáp ứng được nhu cầu sinh lý của cơ thể.
Những biến chứng gì của lupus có thể ảnh hưởng đến chuyển dạ và sinh con?
Đối với phụ nữ bị lupus, sinh non là biến chứng phổ biến nhất. Điều này đôi khi xảy ra nếu chứng tiền sản giật, tăng huyết áp trở nên tồi tệ, làm hạn chế tăng trưởng trong tử cung, hoặc vỡ ối sớm và trẻ sinh non tháng. Bé có chào đời sớm hay không là tùy thuộc vào sức khoẻ tổng thể của bạn và tình trạng lupus của bạn được kiểm soát tốt như thế nào. (Nếu bạn có nguy cơ sinh con sớm, bác sĩ có thể cho bạn một mũi tiêm steroid để giúp phổi trưởng thành trước khi sinh).
Một số phụ nữ cũng có những vấn đề khác ảnh hưởng đến sức khoẻ chung của họ, điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh non. Ví dụ, khoảng một nửa số phụ nữ mắc bệnh lupus và bệnh thận sẽ sinh non, khoảng 70% phụ nữ mắc bệnh lupus và tuyến giáp sẽ sinh con sớm.
Việc bị lupus và đang mang thai cũng làm bạn có nguy cơ mắc tiền sản giật cao hơn, một tình trạng nguy hiểm đến tính mạng. Sinh con ra là phương thuốc duy nhất, có nghĩa là trẻ sơ sinh phải được sinh sớm.
Cứ 5 phụ nữ bị lupus thì lại có 1 người phát triển chứng tiền sản giật và thường gặp hơn ở những phụ nữ bị bệnh lupus và thận (viêm thận lupus). Triệu chứng tiền sản giật có thể bắt chước một đợt lupus, khiến việc chẩn đoán và điều trị trở nên khó khăn. Nếu điều này xảy ra, bạn có thể cần phải sinh con.
Phụ nữ lupus có đủ khỏe để chăm sóc cho trẻ sơ sinh không?
Có, có lẽ bạn sẽ đủ khỏe để chăm sóc tốt cho bé. Nhưng hãy cho mình thời gian để phục hồi: Sinh một em bé ra đã rất mệt mỏi và sẽ mệt hơn nhiều nếu bạn bị lupus.
- Lên kế hoạch. Sắp xếp để được hỗ trợ thêm từ bạn bè và gia đình sau khi sinh con.
- Chủ động. Theo dõi bất kỳ triệu chứng nào có thể cho thấy một đợt bùng phát bệnh và thông báo cho bác sĩ ngay lập tức. Một số phụ nữ thấy rằng lupus của họ bùng phát trong vòng vài tháng đầu sau sinh. Bạn sẽ kiểm tra thường xuyên với bác sĩ sau khi sinh.
- Tìm hiểu thêm về sức khoẻ của mình. Nói chuyện với bác sĩ về sức khoẻ của bạn để tìm hiểu xem liệu việc điều trị của bạn có cần thay đổi hay vẫn giữ nguyên sau khi sinh? Ví dụ, nếu có nguy cơ bị tụ máu trong thời gian mang thai bạn sẽ cần phải tiếp tục điều trị làm loãng máu ít nhất sáu tuần sau khi sinh.
Thực tế là hơn một nửa số phụ nữ bị bệnh hồng cầu hình liềm vẫn sinh thường.
Việc chọn phương pháp sinh tùy thuộc vào mức độ kiểm soát huyết áp của bạn tốt như thế nào cùng tình trạng của bạn và thai nhi như nào khi thai kỳ tiến triển.
Mẹ bị lupus thì con cũng sẽ bị bệnh này phải không? Em bé sẽ gặp phải những vấn đề gì nếu mẹ bị Lupus? Cùng tìm hiểu rõ hơn về vấn đề bệnh lupus ban đỏ ảnh hưởng đến thai nhi trong bài viết sau đây!
Cho dù bạn đã điều trị bệnh suy thận trong một thời gian hoặc mới được chẩn đoán gần đây thì việc mang thai có thể là một thời điểm căng thẳng khi bạn gặp phải một tình trạng có nguy cơ cao.
May mắn thay, bạn có thể đã được miễn dịch với một số bệnh truyền nhiễm.
- 1 trả lời
- 1160 lượt xem
Em mới phát hiện ra mình có bầu được 7 tuần 5 ngày khi đi khám dạ dày. Đây là lần bầu thứ 3, 2 cháu đầu đều bình thường, khỏe mạnh. Vì lần này em ko biết mình đang có thai nên em đã uống thuốc điều trị trào ngược dạ dày khoảng một tháng trước đó (tức khi thai đc khoảng 3 tuần). Liều lượng như sau: Metronidazol 250mg (ngày 4 viên) và OMIC.20 (ngày 1 viên), komimag, amoxilin em uống trong khoảng 2-3 ngày. Ngoài ra, cách đây hơn nửa tháng em còn đi ép tóc. Em muốn hỏi các loại thuốc em đã sử dụng có ảnh hưởng gì xấu đến em bé không? Xác xuất gây dị tật thai nhi và em bé sau sinh là bao nhiêu? Có người khuyên em không nên giữ cái thai này vì sợ em bé sẽ gặp bệnh này bệnh nọ.
- 1 trả lời
- 1250 lượt xem
Em bị xoang mũi, sốt và đau đầu nên bs kê cho đơn thuốc kháng sinh gồm: Amoxilin, Tetraxilin, Paracetamol, Metasone betamethasone, Cimetidin Tablets về dùng. Uống xong được 3 ngày, em mua que về thử, thấy lên 2 vạch. Khi siêu âm bs nói thai nhi đã 4 tuần tuổi. Vậy, các loại thuốc trên có ảnh hưởng thế nào đến thai nhi ạ?
- 1 trả lời
- 450 lượt xem
Vợ chồng em đã có một bé trai 5 tuổi. Em đang sử dụng thuốc viên tránh thai phối hợp. Nhưng từ khi uống thuốc thì lượng kinh hàng tháng của em ít hẳn và chỉ 2 ngày là hết. Liệu thuốc này có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của em sau này không ạ?
- 1 trả lời
- 1710 lượt xem
Vợ em đã 2 lần mang thai. Nhưng cách đây 2 năm, trong lần mang thai thứ hai cô ấy bị gãy xương chậu (do tai nạn giao thông). Giờ, vợ em vừa mang thai được hơn 4 tuần, Vậy, vợ em có nên giữ thai không hay bỏ. Và, nếu giữ thai thì lần sinh này, việc gãy xương chậu liệu có ảnh hưởng gì khi sinh bé không ạ?
- 1 trả lời
- 1061 lượt xem
- Bác sĩ ơi, tôi không bị ốm nghén trong thời gian đầu của thai kỳ. Nhiều người bảo tôi đó là dấu hiệu của việc sinh con trai. Như vậy có đúng không, thưa bác sĩ?