Các bệnh truyền nhiễm có thể ảnh hưởng đến thai kỳ
Thật không vui vẻ gì khi bị bệnh, đặc biệt là trong quá trình mang thai, khi bạn luôn lo lắng về sức khoẻ của em bé đang phát triển cũng như của chính bạn. May mắn thay, bạn có thể đã được miễn dịch với một số bệnh truyền nhiễm. Và nhờ một chương trình tiêm chủng thành công, mà bệnh rubella (bệnh sởi Đức) - căn bệnh nhiễm khuẩn nguy hiểm nhất cho trẻ sơ sinh - hiện đã hiếm xảy ra hơn.
Bạn cũng có thể thoải mái hơn khi thực tế là hầu hết trẻ sơ sinh không bị tổn hại nếu mẹ của chúng bị nhiễm trùng trong khi mang thai. Nhưng một số bệnh truyền nhiễm có thể lây truyền sang trẻ sơ sinh thông qua nhau thai hoặc trong quá trình sinh, và khi điều đó xảy ra, nó có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng cho em bé. Hơn nữa, một số bệnh nhiễm trùng có thể khiến bạn cảm thấy đau hơn nếu bạn mắc phải khi đang mang thai hoặc có thể dẫn đến các biến chứng như sinh non.
Bạn không thể tránh tất cả các nguồn lây nhiễm trong khi mang thai nhưng có thể thực hiện các bước nhất định để làm ít có nguy cơ mắc bệnh và để giảm nguy cơ mắc phải các vấn đề nghiêm trọng cho bạn hoặc con nếu bị nhiễm trùng.
Việc chăm sóc trước khi sinh là điều rất quan trọng. Ví dụ, các xét nghiệm máu đơn giản có thể cho biết bạn có miễn nhiễm với một số bệnh truyền nhiễm như bệnh thủy đậu hay bệnh rubella hay không. Bạn cũng sẽ được xét nghiệm nghiệm về các nhiễm trùng mà bạn có thể không biết, bao gồm nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm Strep nhóm B, viêm gan B và HIV. Nếu bạn nghĩ rằng mình đã tiếp xúc với một nguồn nhiễm trùng nghiêm trọng hoặc bạn bị bệnh, thì việc chăm sóc kịp thời thường có thể giúp ngăn ngừa biến chứng.
Bạn cũng có thể tự làm một số việc. Các biện pháp cơ bản như rửa tay, không dùng chung ly uống, không dọn phân mèo, sử dụng găng tay khi làm vườn và tránh xa những người có bệnh truyền nhiễm sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh.
Quan hệ tình dục an toàn sẽ giúp ngăn ngừa nhiều bệnh lây truyền qua đường tình dục. Và bạn cũng có thể thực hiện các biện pháp để tránh nhiễm khuẩn lây truyền qua thực phẩm - như không ăn các loại thực phẩm nhất định, rửa trái cây và rau quả và đảm bảo thịt, cá và trứng đã chín kỹ và môi trường làm việc của bạn không bị ô nhiễm.
Dưới đây là danh sách một số bệnh truyền nhiễm có thể ảnh hưởng đến thai kỳ:
- Viêm âm đạo do vi khuẩn
- Thủy đậu
- Chikungunya
- Chlamydia
- Cytomegalovirus
- Bệnh sốt xuất huyết
- Bệnh Parvo (parvovirus)
- Cúm
- Bệnh lậu
- Strep nhóm B
- Bệnh viêm gan B
- Herpes
- HIV
- Listeriosis
- Bệnh rubella (bệnh sởi Đức)
- Các bệnh lây truyền qua đường tình dục
- Bệnh giang mai
- Toxoplasmosis
- Trichomonas
- Viêm đường tiết niệu
- Virut Zika
Nếu bạn bị bệnh hoặc nghĩ rằng mình đã tiếp xúc với một bệnh truyền nhiễm, hãy nói cho bác sĩ biết để có thể được kiểm tra và điều trị nếu cần.
Các bệnh lây truyền qua đường tình dục STIs có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng về sức khoẻ cho bà bầu và thai nhi.
Nguy cơ bạn lây truyền bệnh ban đỏ nhiễm khuẩn do parvovirus B19 cho em bé khi mang thai là thấp. Trong nhiều trường hợp, sức khỏe của thai nhi đều tốt, mặc dù vẫn có khả năng virus Parvo B19 có nguy cơ gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Nếu bạn nghi ngờ bạn phơi nhiễm với căn bệnh này, hãy thông báo với bác sĩ – người theo dõi thai kỳ của bạn.
Nếu mẹ nhiễm HIV, em bé cũng sẽ được dùng thuốc sau khi sinh như một biện pháp bảo vệ bổ sung, đề phòng trường hợp bé phơi nhiễm với HIV trong quá trình sinh.
Mẹ bị lupus thì con cũng sẽ bị bệnh này phải không? Em bé sẽ gặp phải những vấn đề gì nếu mẹ bị Lupus? Cùng tìm hiểu rõ hơn về vấn đề bệnh lupus ban đỏ ảnh hưởng đến thai nhi trong bài viết sau đây!
Phụ nữ mang thai bị hồng cầu hình liềm, liệu em bé có mắc bệnh này không? Làm sao biết được em bé có mắc bệnh hồng cầu hình liềm không? Có biến chứng nào từ bệnh hồng cầu hình liềm ảnh hưởng đến thai nhi không? Cùng đi tìm câu trả lời cho những thắc mắc trên trong bài viết dưới đây!
- 1 trả lời
- 896 lượt xem
- Bác sĩ biết không, trong thời gian mang thai tôi hay mơ hơn và những giấc mơ cũng trở nên lạ lùng hơn. Bác sĩ có thể lý giải giúp tôi tại sao lại như vậy không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1228 lượt xem
- Bác sĩ ơi, tôi nghe nói mang thai có thể chữa được bệnh lạc nội mạc tử cung và các vấn đề về kinh nguyệt. Điều đó có đúng không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 786 lượt xem
- Bác sĩ ơi, nhiều người nói mang thai có thể cải thiện các bệnh mạn tính. Điều này có đúng không, thưa bác sĩ?
- 0 trả lời
- 1471 lượt xem
Trước lúc mang thai 2 tháng em có uống viên này. Mỗi ngày 1 viên. Không biết có ảnh hưởng tới thai không hả bác sĩ? Em cảm ơn
- 0 trả lời
- 3030 lượt xem
Các bác sĩ cho em hỏi. Em bị chậm kinh 1 tuần. Cách đây 10 ngày vì không biết có thai nên em có đi xăm môi và có uống thuốc theo đơn này trong vòng 3 ngày. Hôm qua em thử que có lên 2 vạch. Vậy mong bác sĩ có thể tư vấn giúp em là thuốc này có ảnh hưởng đến thai nhi không ạ. Và giờ em cần làm những xét nghiệm gì ạ.