Bà bầu nhiễm HIV ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?
Bà bầu bị HIV thì em bé cũng sẽ bị nhiễm HIV?
Không nhất thiết. Nếu được điều trị phù hợp, nguy cơ em bé bị dương tính với HIV sẽ dưới 1%.
Phụ nữ mang thai có thể ngăn ngừa thai nhi bị nhiễm HIV không?
Có. Có rất nhiều cách bạn có thể làm để bảo vệ con bạn không bị nhiễm HIV. Điều quan trọng là tiếp tục dùng thuốc kháng retrovirus (ART) và thăm khám trước sinh đầy đủ.
Mục tiêu của điều trị ARV là giảm lượng HIV trong máu xuống mức không phát hiện được. Điều này bảo vệ con bạn tránh khỏi virut trong thời gian mang thai và sinh con. Dùng thuốc ART đòi hỏi phải có sự theo dõi cẩn thận bởi bác sĩ.
Nếu bạn nhiễm HIV, em bé cũng sẽ được dùng thuốc sau khi sinh như một biện pháp bảo vệ bổ sung đề phòng trường hợp bé phơi nhiễm với HIV trong quá trình sinh. Sau khi sinh, em bé sẽ được cho dùng một loại thuốc kháng ART gọi là zidovudine (ZDV) trong vòng từ 4 đến 6 tuần.
Một số em bé cần được dùng thêm các thuốc kháng HIV khác. Điều này thường xảy ra nếu bạn không được điều trị theo hướng dẫn trong thời gian mang bầu.
HIV lây lan sang trẻ sơ sinh như thế nào?
HIV lây truyền qua máu hoặc các chất dịch cơ thể bao gồm tinh dịch, dịch âm đạo và sữa mẹ. Có bốn cách lây truyền HIV từ mẹ sang con:
- HIV qua nhau thai và lây sang thai nhi trong suốt thai kỳ
- Em bé bị phơi nhiễm virut trong máu hoặc các dịch lỏng khác trong khi sinh. Hầu hết trẻ sơ sinh nhiễm HIV theo cách này đều bị nhiễm vào khoảng thời gian sinh.
- Em bé có thể bị nhiễm HIV từ sữa mẹ. Đó là lý do tại sao bác sĩ có thể đề nghị cho trẻ uống sữa công thức nếu mẹ có HIV dương tính.
- Em bé có thể bị nhiễm HIV nếu mẹ rách hoặc bị loét ở miệng. Khi trẻ lớn hơn, đừng cho chúng ăn thức ăn đã nhai. Mặc dù rủi ro là nhỏ, nhưng máu từ vết cắt hoặc vết loét trong miệng có thể trộn với thực phẩm khi nhai. Máu trong thực phẩm sau đó có thể lây nhiễm HIV cho bé.
Bạn không thể lây nhiễm HIV cho con bằng cách ôm, hôn, tắm cho bé hoặc chăm sóc hàng ngày cho bé.
Khi nào biết liệu em bé có bị dương tính với HIV hay không?
Bác sĩ sẽ xét nghiệm để kiểm tra tình trạng nhiễm HIV của con bạn nhiều lần trong sáu tháng đầu tiên. Các xét nghiệm này sẽ tìm virut trong máu của bé, nhưng có thể mất một khoảng thời gian mới phát hiện được virut HIV, đặc biệt là nếu bé của bạn đang dùng thuốc kháng retrovirus ART.
Xét nghiệm đầu tiên có thể thực hiện khi trẻ từ 2 đến 3 tuần tuổi với các xét nghiệm tiếp theo khi bé từ 1 đến 2 tháng tuổi và một lần nữa lúc bé 4 đến 6 tháng.
Một số em bé có nguy cơ lây truyền HIV cao sẽ được xét nghiệm lúc sinh. Nếu con bạn kiểm tra dương tính với HIV trong hai lần xét nghiệm, thì bé sẽ bị coi là có HIV dương tính.
Vì HIV có thể truyền qua sữa mẹ nên cho con bú sữa công thức là cách chắc chắn duy nhất để đứa trẻ duy trì âm tính với HIV sau khi sinh.
Ngay cả khi trẻ sinh ra âm tính với HIV, bé cũng sẽ có kháng thể kháng HIV từ khi ở trong bụng mẹ. Các kháng thể được tạo ra bởi hệ thống miễn dịch để đáp ứng với một tình trạng nhiễm trùng. Có kháng thể HIV không giống như việc có virut trong người.
Có thể mất đến 24 tháng để các kháng thể sạch sẽ khỏi máu của con bạn, do đó, bé có thể được thực hiện một xét nghiệm cuối cùng để xác định xem mình có dương tính với HIV hay không.
Em bé cần được chăm sóc như nào?
Em bé của bạn sẽ được khám sức khoẻ toàn diện ngay sau khi sinh. Việc dương tính với HIV khiến bạn có nguy cơ bị nhiễm trùng khác và một số trong đó cũng có thể lây lan sang em bé của bạn. Tùy thuộc vào sức khoẻ của mẹ mà bác sĩ có thể kiểm tra em bé với các bệnh lý khác bao gồm bệnh mụn rộp, viêm gan B và viêm gan C, giang mai, nhiễm toxoplasmosis, hoặc bệnh lao.
Điều gì xảy ra nếu em bé dương tính với HIV?
Nếu con bạn nhiễm HIV, một chuyên gia về HIV ở trẻ em sẽ bắt đầu cho bé điều trị ARV ngay lập tức.
Bác sĩ sẽ giải thích phương pháp điều trị ARV cho em bé và tư vấn cho bạn cách thực hiện nó hàng ngày. Các loại thuốc cần phải được cung cấp chính xác như hướng dẫn để ngăn chặn virus và ngăn ngừa phát triển tình trạng kháng thuốc.
Nếu con nhiễm HIV (hoặc thậm chí khi chẩn đoán của bạn không chắc chắn), bạn sẽ được yêu cầu dùng một loại thuốc khác khi bé khoảng 6 tuần tuổi để bảo vệ bé khỏi bệnh nghiêm trọng gọi là viêm phổi do nhiễm trùng bào tử (pneumocystis pneumonia - PCP). Tình trạng này là một nhiễm trùng cơ hội. Những loại bệnh này chủ yếu ảnh hưởng đến những người có hệ thống miễn dịch suy yếu, đặc biệt là những người bị HIV, có nguy cơ bị tổn hại bởi những vi trùng thường không có hại.
Tuân thủ theo một lịch trình dùng thuốc có thể rất khó khăn với một em bé mới sinh. Đó chắc chắn sẽ là một khoảng thời gian bận rộn và mọi thứ cứ rối tung lên khi bạn phải học cách chăm sóc một đứa trẻ sơ sinh. Bạn sẽ thường xuyên đến thăm bác sĩ, có thể nói về bất kỳ vấn đề hoặc thắc mắc nào mà bạn có.
Em bé sẽ được theo dõi cẩn thận để kiểm tra xem tình trạng có cải thiện hay không và hệ miễn dịch của bé có đáp ứng tốt với điều trị hay không. Bác sĩ sẽ điều chỉnh phác đồ thuốc của bé để đáp ứng kết quả xét nghiệm khi bé lớn hơn.
Nếu em bé dương tính với HIV, tương lai của bé sẽ ra sao?
Thật đau đớn khi phát hiện em bé bị nhiễm một căn bệnh nghiêm trọng là HIV. Nhưng các phương pháp điều trị HIV rất hiệu quả trong việc loại bỏ hầu hết các virut từ máu mà hệ thống miễn dịch có thể hoạt động bình thường, làm cho hầu hết những người nhiễm HIV có thể sống lâu được.
Điều trị sớm, trước khi bệnh tiến triển, nghĩa là có thể có một cuộc sống lâu dài và khỏe mạnh.
Hầu hết những người bị herpes sinh dục hoặc không có triệu chứng hoặc chỉ có các triệu chứng rất nhẹ mà thường không được chú ý. Theo CDC, gần 90% những người bị chứng mụn rộp không nhận ra.
Viêm âm đạo do vi khuẩn trong thời gian mang thai.
Các nhà nghiên cứu ước tính rằng, trong số hơn 4 triệu ca sinh ở Hoa Kỳ mỗi năm, có khoảng từ 400 đến 4.000 trẻ sơ sinh được sinh ra với chứng toxoplasmosis (được gọi là chứng toxoplasmosis bẩm sinh)
HPV là một bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục phổ biến, thường không gây dấu hiệu hoặc các triệu chứng rõ ràng. Một loại HPV đôi khi gây ra mụn rộp sinh dục, và một loại khác có thể gây đột biến tế bào và có thể chuyển thành ung thư. HPV thường không phải là một vấn đề nghiêm trọng trong suốt thai kỳ, nhưng hãy cho bác sĩ biết nếu bạn đang nghi ngờ bản thân bị nhiễm trùng.
Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, khoảng 1% trẻ sơ sinh được sinh ra với nhiễm trùng này, một tình trạng gọi là nhiễm CMV bẩm sinh.
- 1 trả lời
- 872 lượt xem
- Bác sĩ biết không, trong thời gian mang thai tôi hay mơ hơn và những giấc mơ cũng trở nên lạ lùng hơn. Bác sĩ có thể lý giải giúp tôi tại sao lại như vậy không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 0 trả lời
- 1454 lượt xem
Trước lúc mang thai 2 tháng em có uống viên này. Mỗi ngày 1 viên. Không biết có ảnh hưởng tới thai không hả bác sĩ? Em cảm ơn
- 0 trả lời
- 2975 lượt xem
Các bác sĩ cho em hỏi. Em bị chậm kinh 1 tuần. Cách đây 10 ngày vì không biết có thai nên em có đi xăm môi và có uống thuốc theo đơn này trong vòng 3 ngày. Hôm qua em thử que có lên 2 vạch. Vậy mong bác sĩ có thể tư vấn giúp em là thuốc này có ảnh hưởng đến thai nhi không ạ. Và giờ em cần làm những xét nghiệm gì ạ.
- 0 trả lời
- 560 lượt xem
Em vòng kinh 25 ngày đến này thứ 11 của chu kỳ em quan hệ và đến ngày hôm sau em bị cúm mất 4-5 ngày nhưng không uống thuốc để tự khỏi. Như vậy có ảnh hưởng gì đến sự phát triển của thai nhi không ạ ? Mong bác sĩ tư vấn giúp em ạ
- 0 trả lời
- 778 lượt xem
Bác sĩ cho em hỏi em bầu 8w mà bị ho liên tục 1 tuần chưa khỏi, cơn ho của em kéo dài cả ngày làm đau hết cơ bụng. Liệu như thế có ảnh hưởng tới thai nhi không ạ và bác sĩ cho em lời khuyên với