1

Nhiễm bệnh Herpes trong thời kỳ mang thai

Hầu hết những người bị herpes sinh dục hoặc không có triệu chứng hoặc chỉ có các triệu chứng rất nhẹ mà thường không được chú ý. Theo CDC, gần 90% những người bị chứng mụn rộp không nhận ra.
Nhiễm bệnh Herpes trong thời kỳ mang thai Nhiễm bệnh Herpes trong thời kỳ mang thai

Nội dung chính bài viết:

  • Herpes sinh dục là bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể do 2 loại VR Herpes gây ra HSV-1 và HSV-2.
  • Lây truyền nhiễm trùng cho bé trong khi chuyển dạ và sinh nở là mối lo ngại lớn nhất với chứng mụn rộp sinh dục trong thai kỳ. Nếu điều này xảy ra, em bé có thể gặp phải vấn đề nghiêm trọng: nhiễm trùng da mắt miệng, bệnh hệ thần kinh trung ương, bệnh lây lan ảnh hưởng đến nhiều cơ quan (phổi và gan).
  • Nếu như bạn đang bị bùng phát bệnh Herpes nhưng không có vết loét trên vú, bạn hoàn toàn an toàn cho con bú được. Tốt nhất là nên che các tổn thương ở các vị trí khác và luôn rửa tay cẩn thận.
  • Không có cách chữa trị hoàn toàn bệnh này. Một khi đã nhiễm bệnh, virus sẽ luôn tồn tại trong một nhóm dây thần kinh gần xương sống và có thể bùng phát bệnh bất cứ lúc nào. Do đó cần thực hiện các biện pháp phòng tránh hiệu quả.

Herpes sinh dục là gì?

Herpes sinh dục (mụn rộp sinh dục) là một bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể do hai loại virus herpes gây ra do virus herpes simplex: loại 1 (HSV-1) hoặc loại 2 (HSV-2).

  • HSV-2 thường gây ra chứng mụn rộp sinh dục, có biểu hiện như là vết loét trên bộ phận sinh dục của bạn. Bạn có thể mắc bệnh mụn rộp sinh dục nếu quan hệ tình dục với một bạn tình lây nhiễm, ngay cả khi không có vết loét có thể nhìn thấy hoặc vết rộp. Theo Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh (CDC), có đến 12% trong tổng số người từ 14 đến 49 tuổi bị mụn rộp sinh dục gây ra bởi virus HSV-2.
  • HSV-1 thường liên quan đến mụn rộp miệng, có thể gây loét hoặc các vết loét ở xung quanh hoặc bên trong miệng. Nó lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với vết loét, thường bằng cách hôn. Bạn cũng có thể bị herpes sinh dục HSV-1 nếu bạn tình của bạn bị mụn rộp ở miệng và quan hệ tình dục đường miệng với bạn. (CDC báo cáo càng ngày càng nhiều trường hợp mụn rộp sinh dục được lây truyền theo cách này).

Các triệu chứng của nhiễm herpes sinh dục là gì?

Hầu hết những người bị herpes sinh dục hoặc không có triệu chứng hoặc chỉ có các triệu chứng rất nhẹ mà thường không được chú ý. Theo CDC, gần 90% những người bị chứng mụn rộp không nhận ra.

Triệu chứng, nếu chúng xuất hiện, sẽ rất khác nhau. Triệu chứng thường nặng nhất khi bạn bị nhiễm trùng herpes sinh dục lần đầu tiên bởi vì bạn chưa có kháng thể chống lại vi rút.

Trong khoảng từ 2 đến 10 ngày sau khi tiếp xúc với virus, bạn có thể bị nổi đỏ ở âm đạo hoặc âm hộ, biến thành mụn nước và cuối cùng vỡ ra, trở thành những vết loét gây đau. Bạn có thể chỉ có một vài vết hoặc một cụm lớn, và những vết này có thể kéo dài vài tuần trong lần nhiễm bệnh đầu tiên.

Các triệu chứng khác bao gồm:

  • cảm giác ngứa, nóng rát, đau, hoặc ngứa ran ở vùng sinh dục
  • tiết dịch âm đạo
  • sưng các hạch bạch huyết gần háng
  • đau khi đi tiểu
  • các triệu chứng giống cúm, bao gồm sốt, đau đầu và đau cơ
  • và các hạch bạch huyết bị sưng hạch gần háng. Cũng có thể là đau khi đi tiểu

Một số phụ nữ mang thai bị ốm nặng khi họ bị bệnh herpes lần đầu tiên và cần phải được tiêm thuốc kháng vi-rút acyclovir.

Herpes có ảnh hưởng đến thai kỳ và trẻ sơ sinh không?

Có. Lây truyền nhiễm trùng cho bé trong khi chuyển dạ và sinh nở là mối lo ngại lớn nhất với chứng mụn rộp sinh dục herpes trong thai kỳ. Nếu điều này xảy ra, em bé của bạn có thể có vấn đề sức khoẻ rất nghiêm trọng.

Bạn có thể truyền herpes cho em bé trong khi chuyển dạ và sinh thường nếu cơ thể bạn bùng phát virus hoạt động vào thời điểm đó (có nghĩa là bạn đang giai đoạn truyền nhiễm). Nguy cơ lớn nhất là nếu bạn bị chứng mụn rộp sinh dục lần đầu tiên trong tam cá nguyệt thứ ba. Bạn cũng có thể truyền virus nếu đã bị chứng mụn rộp trước đó và bị bùng phát xung quanh thời gian chuyển dạ.

Trong một số ít trường hợp, nếu bạn bị nhiễm herpes lần đầu trong tam cá nguyệt đầu tiên, virus có thể đi qua nhau thai và gây sảy thai hoặc các dị tật bẩm sinh nghiêm trọng. Herpes cũng có thể lây sang em bé sau khi sinh, và các biến chứng có thể nặng.

Tuy nhiên, bằng một vài biện pháp phòng ngừa và được chăm sóc y tế thích hợp, bạn có thể giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh của bé. (Và dĩ nhiên, hãy cho bác sĩ biết bạn hoặc bạn tình của bạn có bị mụn rộp hay không.)

Herpes ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh như nào?

Herpes ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện theo một trong ba cách:

  • Nhiễm trùng da, mắt và miệng (SEM): Hầu hết trẻ sinh ra nhiễm herpes đều bị nhiễm trùng loại này. Một em bé bị SEM có thể bị loét khi sinh hoặc bệnh kéo dài đến 6 tuần sau đó, nhưng các vết loét thường xuất hiện khi em bé của bạn từ 1 đến 2 tuần tuổi.

Mụn rộp thường trông giống như mụn nước và có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể trẻ sơ sinh. Chúng thường xuất hiện ở nơi đã có vết thương hoặc kích ứng da nhẹ, như là trên cánh tay dưới vòng đeo tay của bệnh viện hoặc tại các vị trí đặt điện cực.

Bé sẽ không có bất kỳ vấn đề nghiêm trọng nào nếu nhiễm trùng herpes chỉ giới hạn ở da, mắt, miệng và trẻ được tiêm acyclovir ngay lập tức. Nhưng nếu không được điều trị kịp thời, bé có thể phát triển một dạng mụn rộp herpes nghiêm trọng hơn.

  • Bệnh hệ thần kinh trung ương (CNS): Herpes ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương ở khoảng 1/3 số trẻ sơ sinh mắc bệnh. Điều này thường xảy ra vào khoảng từ 2 đến 3 tuần tuổi, nhưng có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào trong 6 tuần đầu sau sinh. Trẻ sơ sinh mắc bệnh thần kinh trung ương có thể có những triệu chứng như khó chịu, sốt, hôn mê, ăn kém, hoặc co giật. Hầu hết sẽ có vết loét mụn rộp ở một số vị trí.
  • Bệnh lây lan: Khoảng ¼ trẻ sinh ra với bệnh mụn rộp mắc phải chứng bệnh này được gọi là bệnh mụn rộp lây lan. Bệnh nghiêm trọng này liên quan đến nhiều cơ quan, thường là phổi và gan. Nó thường xuất hiện trong tuần đầu sau khi sinh, và việc chẩn đoán có thể là việc làm khôn khoan vì em bé có thể không có vết loét điển hình.

Thật không may, ngay cả khi được điều trị kịp thời, một số trẻ sơ sinh bị bệnh herpes lây lan vẫn không thể sống sót, do gặp các vấn đề nghiêm trọng về phát triển và sức khỏe.

Gọi ngay cho bác sĩ nếu con bạn bị sốt, có vẻ hôn mê hoặc kích thích bất thường, ăn yếu hoặc có vẻ không bình thường. Cũng nên gọi nếu con bạn bị loét, rộp hoặc mắt đỏ hoặc bị nhiễm trùng.

Tôi có cần mổ đẻ nếu bị herpes không?

Cũng còn tùy. Bạn có thể cố gắng sinh thường nếu lần đầu tiên bị nhiễm mụn rộp sinh dục trước tam cá nguyệt thứ 3 hoặc trước khi bạn mang thai và không có triệu chứng của một cơn bùng phát bệnh nào (hoặc một ổ dịch sắp bùng phát) khi nước ối vỡ và bạn bắt đầu chuyển dạ. Tại thời điểm này, bác sĩ thường sẽ thực hiện một kiểm tra để tìm kiếm các dấu hiệu cụ thể của một ổ dịch, việc này chỉ là để đảm bảo.

Mặt khác, rất có thể bạn cần được yêu cầu mổ đẻ nếu đang bùng phát hoặc có dấu hiệu cho thấy rằng một trong những dấu hiệu bệnh sắp xảy ra khi nước ối vỡ hoặc chuyển dạ. Dấu hiệu bệnh bùng phát bao gồm vết loét có thể nhìn thấy trên cổ tử cung, âm đạo, bộ phận sinh dục bên ngoài cũng như các triệu chứng như ngứa ran, nóng rát hoặc đau. (Hiện tại, không có cách nào nhanh chóng và đáng tin cậy để kiểm tra xem liệu bạn có đang thực sự phát tán virus hay không).

Ngoài ra, nếu bạn bị mụn rộp sinh dục lần đầu tiên vào cuối thời kỳ mang thai, và các xét nghiệm máu khẳng định bạn chưa bao giờ bị nó trước đó, một số chuyên gia khuyên bạn nên mổ đẻ, ngay cả khi bạn không chưa có các triệu chứng chuyển dạ. Đó là vì khi nhiễm trùng mới, cơ thể bạn không có thời gian phát triển các kháng thể và truyền chúng cho em bé. Sự bùng phát lần đầu tiên của bệnh hec-pet thường kéo dài lâu hơn và nghiêm trọng hơn những đợt tái phát, và có nhiều khả năng là bạn sẽ bị nhiễm virus trong thời gian chuyển dạ. Nếu bạn đang bị, nguy cơ lây truyền cho con là rất cao - lên đến 50%.

Để cải thiện cơ hội sinh thường, hầu hết các chuyên gia - khuyên phụ nữ mang thai có các triệu chứng sinh dục liên tục tái phát và nặng, nên thường xuyên được cung cấp thuốc kháng vi-rút đường uống bắt đầu vào hoặc sau tuần 36 đến khi giảm nguy cơ bùng phát vào thời điểm chuyển dạ.

Con của tôi có bị herpes sau khi sinh không?

Có. Khoảng 10% trường hợp trẻ sơ sinh bị nhiễm sau khi sinh, và nó cũng có thể nguy hiểm như được truyền qua đường sinh trong lúc chuyển dạ. Nhưng bạn thường có thể ngăn chặn điều này bằng cách áp dụng một số biện pháp phòng ngừa đơn giản:

  • Đảm bảo rằng mọi người luôn rửa tay trước khi chạm vào em bé và đừng bao giờ để cho bất cứ ai hôn, dí mũi vào bé hoặc thậm chí bế bé. (Bất kỳ loại mụn rộp herpes nào cũng có thể nguy hiểm cho trẻ sơ sinh, bao gồm cả loại gây ra vết loét lạnh.)
  • Nếu bạn bị bùng phát ở bất cứ nơi nào trên cơ thể, hãy che nó cẩn thận để tránh tiếp xúc với da của bé và làm sạch toàn bộ vùng xung quanh.
  • Rửa tay thường xuyên và cẩn thận vì mụn rộp herpes có thể lây lan từ tay sang miệng.
  • Nếu bạn đã từng bị mụn rộp miệng, đừng cắn móng tay bé, ngay cả khi bạn không bị đau.
  • Bất cứ ai mắc bệnh herpes trên ngón tay (được gọi là herpetic whitlow) cũng không nên chạm vào em bé của bạn.
  • Nếu bạn đã từng bị mụn rộp miệng, đừng dùng răng cắt móng tay cho trẻ, ngay cả khi bạn không bị đau rõ ràng.

Tôi có thể cho con bú sữa mẹ nếu tôi bị mụn rộp sinh dục herpes không?

Hoàn toàn an toàn khi cho con bú trong thời kỳ bùng phát bệnh mụn rộp sinh dục nếu như bạn không bị loét vú. Nếu chỉ bị loét trên một bên vú, bạn vẫn có thể cho con bú ở vú bên kia. Đầu tiên chỉ cần vệ sinh sạch sẽ và che chắn các vết đau bằng gạc. Che tất cả các tổn thương mà bạn có ở bất cứ vị trí nào khác, và luôn luôn rửa tay cẩn thận.

Làm sao tôi có thể biết tôi hay bạn tình mình bị mụn rộp sinh dục herpes?

Nếu bạn thấy bất kỳ vết loét hoặc rộp ở khu vực sinh dục hoặc trên mông, đùi, bụng dưới hoặc lưng, hãy đến bác sĩ càng sớm càng tốt để lấy mẫu xác định xem đó có phải là mụn rộp herpes hay không.

Mẫu xét nghiệm vết loét không phải lúc nào cũng phát hiện ra virú, nhưng nó nhạy cảm nhất trong thời kỳ bùng phát, vì vậy điều quan trọng là phải thăm khám bác sĩ ngay khi bạn phát hiện ra mụn rộp đầu tiên. Các phương pháp mới hơn bằng cách sử dụng DNA nhạy hơn, nhưng việc thăm khám sớm vẫn rất quan trọng.

Bạn cũng có thể thực hiện một xét nghiệm máu để xem liệu bạn có kháng thể từ lần nhiễm trùng trước đó hay. Các xét nghiệm nhạy có thể phân biệt giữa các kháng thể HSV-1 và HSV-2, nhưng không thể xác định được thời điểm và vị trí sẽ xảy ra lây nhiễm đầu tiên.

Một xét nghiệm dương tính với kháng thể HSV-2 thường có nghĩa là bạn đã bị mụn rộp sinh dục trong quá khứ. Nếu bạn cũng có xét nghiệm dương tính với HSV-1, điều này có nghĩa là bạn đã bị mụn rộp miệng hoặc mụn cóc sinh dục. Nếu có kết quả dương tính với một trong hai loại bệnh herpes trên, bạn sẽ phải đặc biệt chú ý đến các dấu hiệu của một đợt bùng phát khi chuyển dạ.

Nếu kết quả xét nghiệm của bạn là âm tình, thì bạn tình của bạn cũng có thể được kiểm tra. Bằng cách đó, bạn có thể tìm hiểu xem mình có nguy cơ mắc chứng mụn rộp sinh dục trong khi mang thai hay không và biết cách phòng ngừa nó.

Vì bệnh mụn rộp thường là căn bệnh "thầm lặng", nên hiện các chuyên gia vẫn tranh cãi về việc liệu tất cả các phụ nữ mang thai có nên thực hiện các xét nghiệm này bất kể tình trạng của họ là gì hay không. Hiện tại cả ACOG lẫn CDC đều không đề xuất tiến hành sàng lọc thường xuyên.

Herpes được điều trị như thế nào?

Không có phương pháp chữa khỏi bệnh mụn rộp sinh dục. Một khi bạn đã bị nhiễm, nó vẫn còn ở trong một nhóm dây thần kinh gần xương sống của bạn và có thể trở lại hoạt động bất cứ lúc nào. Một số người thường xuyên bị bùng phát, nhưng một số khác thì hiếm khi.

Bạn có thể không nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào trong quá trình tái phát, vì vậy có thể không biết khi nào mình đang mắc bệnh. Tuy nhiên, cơ thể bạn vẫn sản xuất virus vào những thời điểm này, điều đó có nghĩa là bạn có thể lây siêu vi khuẩn sang con trong khi chuyển dạ và khi sinh. Thuốc kháng vi-rút có thể giúp ngăn ngừa hoặc rút ngắn thời gian bị bệnh.

Nếu tôi chưa bao giờ bị chứng mụn rộp nhưng bạn tình của tôi đã từng bị thì sao?

Ngay cả khi bạn tình của bạn đã bị chứng mụn rộp trong nhiều năm mà không lây nhiễm cho bạn, thì bạn cũng cần hết sức thận trọng khi có thai.

Hướng dẫn để theo dõi suốt thai kỳ:

  • Tránh tiếp xúc da kề da gần bộ phận sinh dục hoặc miệng của bạn đời trong thời gian bùng phát hoặc bất cứ khi nào bạn tình của bạn nhận thấy. (Một số người nhận thấy cảm giác ngứa ran hoặc đau trước khi vết loét thực sự xuất hiện.)
  • Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, ngay cả khi bạn tình của bạn không bị bùng phát. Bao cao su không phải lúc nào cũng ngăn ngừa lây truyền, nhưng chúng sẽ làm giảm nguy cơ.

Hướng dẫn theo dõi trong tam cá nguyệt thứ ba:

  • Điều quan trọng nhất là phải tránh mắc bệnh mụn rộp khi gần đến ngày dự sinh, do đó hãy ngừng giao hợp và cọ sát, tiếp xúc với bộ phận sinh dục người khác trong ba tháng cuối thai kỳ, ngay cả khi bạn tình của bạn không có vết loét hoặc triệu chứng.
  • Không quan hệ bằng miệng trong tam cá nguyệt thứ ba nếu bạn tình của bạn đã từng bị bệnh mụn rộp miệng.

Các cách khác giúp ngăn ngừa mụn rộp sinh dục herpes?

Cách tốt nhất để ngăn ngừa chứng mụn rộp herpes là chỉ quan hệ tình dục với một bạn tình lâu năm, người mà không bị nhiễm trùng và chỉ có quan hệ tình dục với bạn.

Để giảm nguy cơ mắc bệnh mụn rộp (và một số bệnh lây truyền qua đường tình dục khác), không quan hệ tình dục với bạn tình có vết loét hoặc các triệu chứng khác của bệnh mụn rộp và luôn luôn sử dụng bao cao su khi quan hệ qua đường âm đạo hoặc hậu môn cũng như sử dụng miếng bảo vệ miệng khi quan hệ bằng miệng.

Lưu ý: Thuốc ngừa thai, chích ngừa, que cấy, và màng phim không bảo vệ bạn khỏi bệnh mụn rộp hoặc các chứng bệnh lây nhiễm qua đường tình dục khác.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: nhiễm bệnh, thời kỳ
Tin liên quan
Bệnh nhiễm ký sinh trùng Toxoplasmosis trong thai kỳ
Bệnh nhiễm ký sinh trùng Toxoplasmosis trong thai kỳ

Các nhà nghiên cứu ước tính rằng, trong số hơn 4 triệu ca sinh ở Hoa Kỳ mỗi năm, có khoảng từ 400 đến 4.000 trẻ sơ sinh được sinh ra với chứng toxoplasmosis (được gọi là chứng toxoplasmosis bẩm sinh)

Mắc bệnh Chlamydia trong khi mang thai
Mắc bệnh Chlamydia trong khi mang thai

Phụ nữ mắc bệnh Chlamydia trong thời kỳ mang bầu có tỷ lệ nhiễm trùng túi ối cao hơn, sinh non hoặc vỡ ối sớm.

Mắc bệnh thủy đậu trong khi mang thai
Mắc bệnh thủy đậu trong khi mang thai

Hội chứng thủy đậu bẩm sinh được đặc trưng bởi khuyết tật bẩm sinh, hầu hết là da sẹo, chân tay bị dị dạng, đầu nhỏ bất thường, các vấn đề thần kinh (như khuyết tật về trí tuệ) và các vấn đề về thị giác

Bệnh lây truyền qua đường tình dục trong quá trình mang thai
Bệnh lây truyền qua đường tình dục trong quá trình mang thai

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục STIs có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng về sức khoẻ cho bà bầu và thai nhi.

Bệnh ban đỏ nhiễm khuẩn do parvovirus B19 trong thai kỳ
Bệnh ban đỏ nhiễm khuẩn do parvovirus B19 trong thai kỳ

Nguy cơ bạn lây truyền bệnh ban đỏ nhiễm khuẩn do parvovirus B19 cho em bé khi mang thai là thấp. Trong nhiều trường hợp, sức khỏe của thai nhi đều tốt, mặc dù vẫn có khả năng virus Parvo B19 có nguy cơ gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Nếu bạn nghi ngờ bạn phơi nhiễm với căn bệnh này, hãy thông báo với bác sĩ – người theo dõi thai kỳ của bạn.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Vú bị rỉ sữa trong thời kỳ mang thai có sao không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1039 lượt xem

- Bác sĩ ơi, vú bị rỉ sữa trong thời kỳ mang thai có phải là hiện tượng bình thường không ạ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với nhé! Cảm ơn bác sĩ!

Phải làm sao khi bị cám dỗ bởi các loại thuốc ngủ trong thời kỳ mang thai?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  995 lượt xem

- Thưa bác sĩ, từ khi mang thai, mỗi khi đi ngủ tôi lại có cảm giác vô cùng khó chịu. Lúc ấy, tôi chỉ muốn uống thuốc ngủ có được một giấc ngủ thật ngon. Bác sĩ bảo tôi phải làm thế nào bây giờ?

Có nên uống thuốc giảm cân trong thời kỳ mang thai?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  4174 lượt xem

- Bác sĩ ơi, uống thuốc giảm cân trong thời kỳ mang thai có an toàn không ạ? Theo bác sĩ tôi có nên uống thuốc giảm cân trong thời kỳ mang thai không?

Chương trình luyện tập có thể tiếp tục trong thời kỳ mang thai là gì?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  857 lượt xem

- Bác sĩ ơi, tôi có thể tiếp tục chương trình luyện tập của mình với những môn thể thao nào trong thời kỳ mang thai? Bác sĩ hãy cho tôi một số gợi ý nhé, cảm ơn bác sĩ!

Nhiễm cúm trong thời gian mang bầu
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  435 lượt xem

Mang thai được 18 tuần thì em bị cảm cúm, bs kê cho em thuốc cefuroxim 500mg và pulmofar (uống 3 ngày) và viên utrogestan 200mg đặt âm đạo, nhưng vì em không biết đặt nên uống luôn ạ. Vậy, khi uống những thuốc bs kê trên thì có ảnh hưởng gì không ạ? (Vì mỗi lần uống thuốc là em rất mệt, xây xẩm mặt mày và nằm li bì luôn).

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây