1

Bệnh hồng cầu hình liềm ảnh hưởng thế nào đến các lựa chọn sinh đẻ?

Thực tế là hơn một nửa số phụ nữ bị bệnh hồng cầu hình liềm vẫn sinh thường.
Bệnh hồng cầu hình liềm ảnh hưởng thế nào đến các lựa chọn sinh đẻ? Bệnh hồng cầu hình liềm ảnh hưởng thế nào đến các lựa chọn sinh đẻ?

Bà bầu bị bệnh hồng cầu hình liềm có thể sinh thường không?

Có thể. Bị bệnh hồng cầu hình liềm (SCD) bản thân nó không thể dẫn đến không sinh thường được – và thực tế hơn một nửa số phụ nữ bị SCD vẫn sinh theo cách này. Nhưng những lựa chọn của bạn phụ thuộc vào việc mọi thứ diễn ra như thế nào trong thai kỳ và liệu bà bầu có bất kỳ biến chứng nào khiến việc đẻ mổ sẽ an toàn hơn không. Những triệu chứng này có thể bao gồm tiền sản giật hoặc tình trạng gây ra em bé nhỏ hơn mong đợi (giới hạn tăng trưởng trong tử cung hoặc IUGR). Cả hai vấn đề này đều phổ biến hơn ở phụ nữ bị hồng cầu hình liềm.

Ngoài ra, nếu bạn đã thay khớp hông vì những vấn đề về xương (do hoại tử không có mạch máu), thì bạn có thể có những quan ngại về việc sinh thường. Đối với hầu hết phụ nữ, thay thế hông không phải là rào cản đối với việc sinh thường và bác sĩ có thể khuyên bạn về những tư thế tốt nhất để sinh con. Thảo luận với bác sĩ trước và thêm chúng vào kế hoạch sinh của mình.

Cho dù bạn có sinh thường hay đẻ mổ thì hãy chọn một bệnh viện có nhân viên giàu kinh nghiệm trong việc kiểm soát các trường hợp mang thai nguy cơ cao, đặc biệt là bệnh hồng cầu hình liềm.

Sự khác nhau giữa cơn đau do co thắt với đau do bệnh hồng cầu hình liềm (SCD)

Cả đau do chuyển dạ và đau do bệnh hồng cầu hình liềm đều xảy ra ở bụng (đau bụng). Nhưng nếu bạn đang chuyển dạ, bạn sẽ có những dấu hiệu khác như dịch nhày cổ tử cung bị bong ra (nhìn thấy máu). Cách tốt nhất là liên lạc với bác sĩ và nói về bất kỳ cơn đau liên tục hoặc trầm trọng nào mà bạn gặp trong khi mang bầu, đặc biệt là nếu ngày dự sinh vẫn còn xa.

Bác sĩ có thể đề nghị bạn đi đến bệnh viện, như vậy họ có thể đánh giá tình hình của bạn và thực hiện xét nghiệm để xác nhận xem bạn có đang chuyển dạ hay không? hoặc có một cơn đau do SCD hoặc cả hai. Bạn cũng có thể giảm đau và được chăm sóc thích hợp.

Bệnh hồng cầu hình liềm có cần chăm sóc đặt biệt trong thời gian chuyển dạ không?

Có. Nguy cơ cơn đau xảy ra ngay trước và sau khi chuyển dạ rất cao, do đó bác sĩ sẽ có biện pháp phòng ngừa bổ sung để giữ cho bạn khỏe mạnh. Chăm sóc đặc biệt trong khi chuyển dạ có thể bao gồm:

  • Hydrat hóa. Sinh con có thể gây mất nước, đặc biệt nếu bạn nôn mửa. Nếu điều này xảy ra với bạn, hoặc nếu bạn không cảm thấy muốn uống nước, bác sĩ sẽ truyền dịch tĩnh mạch cho bạn.
  • Bổ sung oxy cho cơ thể. Bạn cần thêm oxy trong khi chuyển dạ. Hồng cầu hình liềm không mang nhiều oxy như các tế bào hồng cầu thông thường, do đó mức oxy của bạn sẽ được theo dõi chặt chẽ. Nếu nó hạ xuống, bạn sẽ được cung cấp oxy thông qua một mặt nạ hoặc ống mũi..
  • Giảm đau. Bạn có thể được gây tê màng cứng để giúp đối phó với các cơn co thắt. Ngoài việc giảm đau hiệu quả, phương pháp này có thể cho phép bạn nghỉ ngơi và thư giãn trong khi sinh.
  • Theo dõi chặt chẽ. Bạn và em bé sẽ được giám sát chặt chẽ để đảm bảo rằng cả hai đều đang diễn biến ổn. Ca sinh có thể diễn ra trong một thời gian dài và việc sinh một em bé là công việc khó khăn. Điều này có thể trở thành một vấn đề, nếu bạn bị bệnh hồng cầu hình liềm vì căng thẳng và kiệt sức, đều có thể khiến bạn có nguy cơ bùng phát cơn đau.

Nếu chuyển dạ rất chậm hoặc nếu em bé dường như không dung nạp tốt, bác sĩ có thể đề nghị bạn chuyển sang mổ đẻ.

Điều gì xảy ra nếu phụ nữ cần sinh mổ?

Nếu việc sinh mổ đã được lên kế hoạch, hoặc nếu có thời gian chuẩn bị trước khi phẫu thuật, bạn có thể được truyền máu trước để giảm nguy cơ biến chứng sau khi mổ.

Nếu không, bạn sẽ cần được chăm sóc cơ bản giống như khi bạn đang sinh thường, để tránh bị mệt và gặp bất kỳ cơn đau đớn nào. Bạn có thể sẽ được truyền nước và mức oxy sẽ được theo dõi cũng như bổ sung nếu giảm xuống mức quá thấp. Bạn có thể cần gây tê màng cứng, làm tê liệt nửa dưới nhưng bạn có thể tỉnh táo và nhận biết được sự ra đời của em bé.

Điều gì sẽ xảy ra sau khi sinh?

Bạn có nguy cơ bùng phát cơn đau kéo dài vài ngày sau khi sinh bé, vì vậy bạn sẽ tiếp tục được chăm sóc thêm. Bạn sẽ được giám sát chặt chẽ và truyền dịch hoặc thở oxy nếu cần.

SCD cũng làm cho bạn dễ bị nhiễm trùng, do đó bạn sẽ được đo nhiệt độ và kiểm tra vết thương thường xuyên nếu mổ đẻ hoặc khâu sau khi sinh thường. Hãy chắc chắn nói với đội ngũ điều dưỡng ngay nếu bạn không cảm thấy khoẻ hoặc đau khi đi tiểu.

Nếu bạn sinh mổ, bác sĩ có thể cho bạn tiêm thuốc chống đông máu heparin để giảm nguy cơ bị cục máu đông (huyết khối tĩnh mạch). Bác sĩ cũng có thể sẽ khuyên bạn nên đi vớ khi bạn đi lại trở lại. (Bạn sẽ được khuyến khích đi bộ qua lại càng sớm càng tốt vì có thể ngăn ngừa biến chứng có khả năng đe dọa tính mạng).

Nuôi con bằng sữa mẹ rất tốt cho bạn và con, nhưng bạn sẽ phải cân nhắc đến sức khoẻ của chính mình cũng như những lợi ích của việc chăm sóc con và cách mà thuốc bạn uống có thể ảnh hưởng đến sữa của bạn. Ví dụ, hydroxyurea không thường được khuyến cáo khi cho con bú sữa mẹ, vì vậy nếu bạn cần nó để khỏe hơn, có thể cần cho bé ăn thức ăn thay thế. Bác sĩ có thể giúp bạn chọn những gì phù hợp với mình.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: hong cau hinh liem
Tin liên quan
Bà bầu bị HIV ảnh hưởng như nào đến các lựa chọn sinh đẻ?
Bà bầu bị HIV ảnh hưởng như nào đến các lựa chọn sinh đẻ?

Nếu đang điều trị ARV, bạn có thể sinh con bằng đường âm đạo. Lựa chọn sinh con đường âm đạo phụ thuộc vào lượng HIV trong máu của bạn vào cuối kỳ mang bầu.

Thiếu máu do thiếu sắt ảnh hưởng thế nào đến các lựa chọn sinh đẻ?
Thiếu máu do thiếu sắt ảnh hưởng thế nào đến các lựa chọn sinh đẻ?

Thiếu máu trong thai kỳ sẽ gây nguy cơ nếu tình trạng trở nên nghiệm trọng và kéo dài.

Lupus sẽ ảnh hưởng như nào đến các lựa chọn sinh đẻ?
Lupus sẽ ảnh hưởng như nào đến các lựa chọn sinh đẻ?

Bạn hoàn toàn có thể sinh thường nếu bị Lupus ban đỏ hệ thống (SLE).

Tâm sự bà bầu: Bệnh suy thận ảnh hưởng thế nào đến mang thai và sinh con?
Tâm sự bà bầu: Bệnh suy thận ảnh hưởng thế nào đến mang thai và sinh con?

Cho dù bạn đã điều trị bệnh suy thận trong một thời gian hoặc mới được chẩn đoán gần đây thì việc mang thai có thể là một thời điểm căng thẳng khi bạn gặp phải một tình trạng có nguy cơ cao.

Các bệnh truyền nhiễm có thể ảnh hưởng đến thai kỳ
Các bệnh truyền nhiễm có thể ảnh hưởng đến thai kỳ

May mắn thay, bạn có thể đã được miễn dịch với một số bệnh truyền nhiễm.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Uống thuốc kháng sinh 3 tháng đầu thai kỳ ảnh hưởng thế nào?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1181 lượt xem

Em mới phát hiện ra mình có bầu được 7 tuần 5 ngày khi đi khám dạ dày. Đây là lần bầu thứ 3, 2 cháu đầu đều bình thường, khỏe mạnh. Vì lần này em ko biết mình đang có thai nên em đã uống thuốc điều trị trào ngược dạ dày khoảng một tháng trước đó (tức khi thai đc khoảng 3 tuần). Liều lượng như sau: Metronidazol 250mg (ngày 4 viên) và OMIC.20 (ngày 1 viên), komimag, amoxilin em uống trong khoảng 2-3 ngày. Ngoài ra, cách đây hơn nửa tháng em còn đi ép tóc. Em muốn hỏi các loại thuốc em đã sử dụng có ảnh hưởng gì xấu đến em bé không? Xác xuất gây dị tật thai nhi và em bé sau sinh là bao nhiêu? Có người khuyên em không nên giữ cái thai này vì sợ em bé sẽ gặp bệnh này bệnh nọ.

Thuốc kháng sinh ảnh hưởng thế nào đến thai nhi?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1270 lượt xem

Em bị xoang mũi, sốt và đau đầu nên bs kê cho đơn thuốc kháng sinh gồm: Amoxilin, Tetraxilin, Paracetamol, Metasone betamethasone, Cimetidin Tablets về dùng. Uống xong được 3 ngày, em mua que về thử, thấy lên 2 vạch. Khi siêu âm bs nói thai nhi đã 4 tuần tuổi. Vậy, các loại thuốc trên có ảnh hưởng thế nào đến thai nhi ạ?

Bà bầu mắc bệnh Tan máu bẩm sinh, có cần bổ sung sắt?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  3838 lượt xem

Vợ tôi đang mang thai ở tuần 12. Tuần thứ 6 của thai kỳ, sang khám ở Viện Huyết học, bs chẩn đoán vợ tôi bị B-Thalessemia ở mức độ nhẹ (chỉ hơi thiếu máu so với bà bầu khác mà không thiếu sắt). Tôi thì không bị bệnh này. Vậy, liệu bà xã tôi có cần phải bổ sung sắt và can xi nhiều hơn các bà bầu khác (không mắc bệnh này) không? Một số sản phẩm bổ sung canxi có vitamin K thì vợ tôi có sử dụng trong thai kỳ, được không ạ?

"Đẻ không đau" là hình thức sinh thế nào?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  522 lượt xem

Mang thai hơn 30 tuần, em muốn hỏi bác sĩ: Thực ra, "đẻ không đau" là hình thức sinh thế nào ạ?

Viên tránh thai kết hợp có ảnh hưởng đến sinh sản?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  464 lượt xem

Vợ chồng em đã có một bé trai 5 tuổi. Em đang sử dụng thuốc viên tránh thai phối hợp. Nhưng từ khi uống thuốc thì lượng kinh hàng tháng của em ít hẳn và chỉ 2 ngày là hết. Liệu thuốc này có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của em sau này không ạ?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây