1

Bà bầu bị HIV ảnh hưởng như nào đến các lựa chọn sinh đẻ?

Nếu đang điều trị ARV, bạn có thể sinh con bằng đường âm đạo. Lựa chọn sinh con đường âm đạo phụ thuộc vào lượng HIV trong máu của bạn vào cuối kỳ mang bầu.
Bà bầu bị HIV ảnh hưởng như nào đến các lựa chọn sinh đẻ? Bà bầu bị HIV ảnh hưởng như nào đến các lựa chọn sinh đẻ?

Phương pháp đẻ nào an toàn nhất cho bà bầu bị nhiễm HIV?

Điều đó tùy thuộc vào tình trạng sức khoẻ và hoàn cảnh cá nhân của bạn. Quyết định sinh thường hay mổ đẻ là một quyết định cần phải trao đổi với bác sĩ.

Thảo luận sớm về những nguy cơ và lợi ích của mỗi kiểu sinh nở với bác sĩ trong thời kỳ mang bầu. Đó là một quyết định quan trọng vì nguy cơ lây truyền HIV sang em bé cao nhất vào khoảng thời gian sinh.

Các chuyên gia không chắc tại sao nguy cơ lây lan virus lại lớn hơn trong khi sinh. Có thể là một số máu chứa virut đi qua nhau trong suốt quá trình xảy ra các các cơn co thắt. Một khả năng khác là đứa trẻ bị nhiễm bệnh khi tiếp xúc với chất dịch cơ thể trong quá trình sinh.

Trước đây, phụ nữ dương tính với HIV thường được bác sĩ khuyên mổ đẻ. Nhưng ngày nay, việc kiểm soát HIV bằng liệu pháp kháng retrovirus (ART) đã có thể làm giảm nguy cơ lây siêu vi khuẩn sang con. Nếu bạn có một mức thấp virus trong máu, thì lợi ích từ sinh mổ hiện vẫn chưa rõ ràng.

Phụ nữ HIV mang thai có thể sinh thường không?

Nếu đang điều trị ARV, bạn có thể sinh con bằng đường âm đạo. Lựa chọn sinh con đường âm đạo phụ thuộc vào lượng HIV trong máu của bạn vào cuối kỳ mang bầu. Bác sĩ cũng có thể sẽ xem xét xem hệ thống miễn dịch của bạn đã bị ức chế hoạt động trong bao lâu.

Nó cũng phụ thuộc vào việc tình trạng mang thai của bạn có bình thường hay không. Sẽ không thể sinh thường vì những lý do không liên quan đến HIV, ví dụ như nếu bạn có rau tiền đạo.

Bác sĩ sẽ đo lượng virut thường xuyên trong suốt thai kỳ. Mức thấp hơn có nghĩa là tốt hơn cho con bạn. Tải lượng virus được tính bằng cách đếm số lượng HIV trong một mililit máu. Vào cuối thời kỳ mang thai, phép đo này giúp bạn và nhà cung cấp quyết định được phương pháp sinh con. Nếu tải lượng virus của bạn là 1.000/mL trở xuống, nguy cơ bé bị nhiễm HIV trong khi sinh là rất thấp.

Khi nào phụ nữ mang thai bị HIV cần sinh mổ?

Nếu bạn không điều trị ARV, hoặc nếu tải lượng virus của bạn lên trên 1.000 /mL thì đẻ mổ sẽ giảm nguy cơ lây truyền HIV sang em bé trong quá trình sinh. Dùng thuốc có tên zidovudine cũng có thể làm giảm nguy cơ lây truyền.

Quy trình mổ đẻ của bạn sẽ được lên kế hoạch hai tuần trước ngày dự sinh (khi bạn mang thai ở tuần 38). Điều này được thực hiện trước khi quá trình chuyển dạ tự nhiên bắt đầu bởi vì việc mổ lấy thai sẽ giảm nguy cơ lây truyền nhiều nhất khi bạn chưa sinh và trước khi túi nước ối bị vỡ. (Nếu tải lượng virus của bạn thấp và bạn đang có kế hoạch sinh mổ vì các lý do khác, thì quy trình này sẽ được lên kế hoạch cho khi ở tuần thai thứ 39).

Mổ đẻ là quy trình phẫu thuật, do đó sẽ có những rủi ro liên quan đến việc sinh con theo cách này. Tất cả phụ nữ sinh mổ đều có thể gặp phải một số biến chứng, tuy nhiên việc nhiễm HIV sẽ làm cho bạn gặp nhiều biến chứng hơn.

Bác sĩ sẽ thảo luận xem đẻ mổ sẽ có ý nghĩ gì với bạn. Nhiễm trùng từ phẫu thuật là nguy cơ lớn nhất đối với hầu hết phụ nữ nhiễm HIV. Bác sĩ của bạn có thể cho bạn thuốc kháng sinh trong quá trình phẫu thuật để ngăn ngừa nhiễm trùng.

Bà bầu có cần dùng thuốc kháng HIV trong khi đang ở trong bệnh viện không?

Có – mang theo tất cả các loại thuốc đến bệnh viện. Tiếp tục uống thuốc thường xuyên nhất có thể để giữ cho tải lượng virus của bạn ở mức thấp nhất có thể và giảm nguy cơ kháng thuốc.

Việc phải nhớ uống thuốc không phải là điều dễ dàng khi bạn ở một nơi không quen, chưa kể đến việc phải đối phó với các cơn co thắt và chuẩn bị cho một quy trình sinh mổ. Hãy nói với bạn đời và bác sĩ nơi bạn để thuốc và thời điểm bạn cần uống.

Nếu sẽ được mổ đẻ, bạn sẽ cần trao đổi với bác sĩ về cách an toàn nhất để dùng thuốc. Phụ nữ chuẩn bị sinh mổ nói chung không nên ăn bất cứ thứ gì từ 6-8 giờ trước khi phẫu thuật hoặc không uống bất cứ thứ gì trong hai giờ cuối cùng.

Bạn sẽ được phép uống thuốc bằng những ngụm nước nhỏ. Nếu cần dùng thuốc với thức ăn, hãy trao đổi với nhà cung cấp để tìm ra giải pháp tốt nhất.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: ba bau hiv sinh de
Tin liên quan
Bệnh hồng cầu hình liềm ảnh hưởng thế nào đến các lựa chọn sinh đẻ?
Bệnh hồng cầu hình liềm ảnh hưởng thế nào đến các lựa chọn sinh đẻ?

Thực tế là hơn một nửa số phụ nữ bị bệnh hồng cầu hình liềm vẫn sinh thường.

Cao huyết áp mạn tính và việc lựa chọn phương pháp sinh đẻ
Cao huyết áp mạn tính và việc lựa chọn phương pháp sinh đẻ

Việc chọn phương pháp sinh tùy thuộc vào mức độ kiểm soát huyết áp của bạn tốt như thế nào cùng tình trạng của bạn và thai nhi như nào khi thai kỳ tiến triển.

Tâm sự bà bầu: Bệnh suy thận ảnh hưởng thế nào đến mang thai và sinh con?
Tâm sự bà bầu: Bệnh suy thận ảnh hưởng thế nào đến mang thai và sinh con?

Cho dù bạn đã điều trị bệnh suy thận trong một thời gian hoặc mới được chẩn đoán gần đây thì việc mang thai có thể là một thời điểm căng thẳng khi bạn gặp phải một tình trạng có nguy cơ cao.

Các bệnh truyền nhiễm có thể ảnh hưởng đến thai kỳ
Các bệnh truyền nhiễm có thể ảnh hưởng đến thai kỳ

May mắn thay, bạn có thể đã được miễn dịch với một số bệnh truyền nhiễm.

Bệnh nhiễm ký sinh trùng Toxoplasmosis trong thai kỳ
Bệnh nhiễm ký sinh trùng Toxoplasmosis trong thai kỳ

Các nhà nghiên cứu ước tính rằng, trong số hơn 4 triệu ca sinh ở Hoa Kỳ mỗi năm, có khoảng từ 400 đến 4.000 trẻ sơ sinh được sinh ra với chứng toxoplasmosis (được gọi là chứng toxoplasmosis bẩm sinh)

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Uống thuốc kháng sinh 3 tháng đầu thai kỳ ảnh hưởng thế nào?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1176 lượt xem

Em mới phát hiện ra mình có bầu được 7 tuần 5 ngày khi đi khám dạ dày. Đây là lần bầu thứ 3, 2 cháu đầu đều bình thường, khỏe mạnh. Vì lần này em ko biết mình đang có thai nên em đã uống thuốc điều trị trào ngược dạ dày khoảng một tháng trước đó (tức khi thai đc khoảng 3 tuần). Liều lượng như sau: Metronidazol 250mg (ngày 4 viên) và OMIC.20 (ngày 1 viên), komimag, amoxilin em uống trong khoảng 2-3 ngày. Ngoài ra, cách đây hơn nửa tháng em còn đi ép tóc. Em muốn hỏi các loại thuốc em đã sử dụng có ảnh hưởng gì xấu đến em bé không? Xác xuất gây dị tật thai nhi và em bé sau sinh là bao nhiêu? Có người khuyên em không nên giữ cái thai này vì sợ em bé sẽ gặp bệnh này bệnh nọ.

Thuốc kháng sinh ảnh hưởng thế nào đến thai nhi?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1264 lượt xem

Em bị xoang mũi, sốt và đau đầu nên bs kê cho đơn thuốc kháng sinh gồm: Amoxilin, Tetraxilin, Paracetamol, Metasone betamethasone, Cimetidin Tablets về dùng. Uống xong được 3 ngày, em mua que về thử, thấy lên 2 vạch. Khi siêu âm bs nói thai nhi đã 4 tuần tuổi. Vậy, các loại thuốc trên có ảnh hưởng thế nào đến thai nhi ạ?

Viên tránh thai kết hợp có ảnh hưởng đến sinh sản?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  463 lượt xem

Vợ chồng em đã có một bé trai 5 tuổi. Em đang sử dụng thuốc viên tránh thai phối hợp. Nhưng từ khi uống thuốc thì lượng kinh hàng tháng của em ít hẳn và chỉ 2 ngày là hết. Liệu thuốc này có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của em sau này không ạ?

Xương chậu gãy, có ảnh hưởng đến việc sinh con không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1732 lượt xem

Vợ em đã 2 lần mang thai. Nhưng cách đây 2 năm, trong lần mang thai thứ hai cô ấy bị gãy xương chậu (do tai nạn giao thông). Giờ, vợ em vừa mang thai được hơn 4 tuần, Vậy, vợ em có nên giữ thai không hay bỏ. Và, nếu giữ thai thì lần sinh này, việc gãy xương chậu liệu có ảnh hưởng gì khi sinh bé không ạ?

Đầu thai kỳ không ốm nghén tức là sinh con trai?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1082 lượt xem

- Bác sĩ ơi, tôi không bị ốm nghén trong thời gian đầu của thai kỳ. Nhiều người bảo tôi đó là dấu hiệu của việc sinh con trai. Như vậy có đúng không, thưa bác sĩ?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây