Thiếu máu do thiếu sắt ảnh hưởng thế nào đến các lựa chọn sinh đẻ?
Nội dung chính bài viết:
- Tùy thuộc vào tình trạng thiếu máu nặng hay nhẹ mà ảnh hưởng đến thai kỳ và các lựa chọn sinh đẻ. Nếu thiếu máu nhẹ, thai phụ vẫn có cơ hội sinh thường.
- Một số nghiên cứu cho thấy: phụ nữ mang thai thiếu máu nhẹ không được điều trị dễ có nguy cơ sinh non.
- Nếu bạn bị thiếu máu, hãy thông báo với bác sĩ để được theo dõi sát sao hơn trong quá trình chuyển dạ và sinh đẻ.
Bà bầu bị thiếu máu do thiếu sắt vẫn có thể sinh thường phải không?
Điều đó phụ thuộc vào mức độ thiếu máu của bạn và tình trạng này có được kiểm soát tốt hay không. Thiếu máu nhẹ có thể không ảnh hưởng đến thai kỳ hoặc cơ hội sinh con bình thường. Nếu bác sĩ khuyên bạn nên bổ sung chất sắt và bạn đang dùng viên thuốc sắt theo chỉ đỉnh của bác sĩ, tình trạng sẽ cải thiện. Có thể vào thời điểm bạn sinh con, căn bệnh thiếu máu này sẽ biến mất hoàn toàn.
Thiếu máu trong thai kỳ sẽ gây nguy cơ nếu tình trạng trở nên nghiệm trọng và kéo dài. (Nồng độ hemoglobin 6 gram/deciliter được coi là thiếu máu trầm trọng). Nếu bạn bị thiếu máu trầm trọng, hãy thảo luận các lựa chọn sinh đẻ của mình trước với bác sĩ. Bạn có thể cũng muốn gặp một chuyên gia về vấn đề này.
Bà bầu bị thiếu máu trầm trọng có nguy cơ sinh con sớm hơn và cũng có thể khả năng chịu đựng được lượng máu mất trong khi sinh kém hơn. Mất máu trong quá trình sinh có nghĩa là cần truyền máu. Nhưng miễn là bác sĩ biết được tình trạng thiếu máu của bạn, thì bác sĩ sẽ theo dõi cẩn thận trong suốt thai kỳ.
Bà bầu thiếu máu do thiếu sắt có nhiều khả năng sinh non hơn không?
Thật khó có thể nói chắc chắn, nhưng một số nghiên cứu cho thấy rằng thiếu máu nhẹ không được điều trị có thể khiến phụ nữ có nguy cơ sinh non. Tuy nhiên, các vấn đề có thể xảy ra khi thiếu máu trầm trọng: Trong hai tháng đầu của thai kỳ, thiếu máu trầm trọng có liên quan đến tăng nguy cơ sinh non. Cũng có khả năng là đứa trẻ có thể được sinh ra nhẹ cân.
Nếu trẻ được sinh sớm hoặc nhẹ cân, có thể sẽ cần phải được chăm sóc ở phòng chăm sóc tích cực cho trẻ sơ sinh (NICU). Do kích thước hoặc trọng lượng nhỏ (và không nhất thiết vì tình trạng thiếu máu của mẹ), mà một đứa bé có thể sẽ không có nhiều chất sắt được lưu giữ trong cơ thể như một đứa trẻ nặng cân hơn hoặc đủ tháng. Em bé có thể cần phải được cung cấp chất sắt để bổ sung cho các kho lưu trữ sắt của mình.
Bà bầu có cần chăm sóc đặc biệt trong khi chuyển dạ và sinh con không?
Nếu tình trạng thiếu máu của bạn được xác định và điều trị, có thể bạn sẽ không có biến chứng trong khi chuyển dạ. Và nếu bác sĩ biết bạn bị thiếu máu, bác sĩ sẽ theo dõi bạn chặt chẽ và chăm sóc đặc biệt nếu cần.
Nhưng bị thiếu máu có thể làm hao hụt năng lượng của bạn và tình trạng mệt mỏi gia tăng có thể dẫn đến khả năng chịu đựng kém hơn bình thường. Bạn cũng có thể bị chóng mặt, tim đập nhanh, hoặc hụt hơi, điều này có thể làm cho ca sinh trở nên khó khăn hơn.
Nếu thiếu máu không được điều trị và trở nên nghiêm trọng, bác sĩ có thể xem xét tình trạng thai kỳ của bạn có nguy cơ cao và giới thiệu bạn đến một chuyên gia y tế về bà mẹ và thai nhi.
Bạn hoàn toàn có thể sinh thường nếu bị Lupus ban đỏ hệ thống (SLE).
Thực tế là hơn một nửa số phụ nữ bị bệnh hồng cầu hình liềm vẫn sinh thường.
Là phụ nữ, không phải bất thường khi bị thiếu máu, đặc biệt khi bạn đang ở tuổi sinh đẻ.
Điều trị sớm tình trạng thiếu máu do thiếu sắt trong khi mang thai sẽ bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé tốt hơn, giảm thiểu một số nguy cơ trong thai kỳ.
Hãy nghiên cứu để đọc hiểu các xét nghiệm máu, giúp chẩn đoán thiếu máu do thiếu sắt.
- 1 trả lời
- 452 lượt xem
Mang thai được 17 tuần, em đi xét nghiệm máu tại Bệnh viện thì bị thiếu máu. Chồng em xét nghiệm máu thì không sao. Kết quả siêu âm của em là: ĐKLĐ 35mm. CDXĐ 20mm. ĐKNB 30mm. Lượng nước ối bình thường. Vị trí nhau bám: mặt sau nhóm 2. Độ trưởng thành: 0. Cân nặng: 158g. Mẹ thiếu máu, em bé có bị ảnh hưởng nhiều không ạ?
- 1 trả lời
- 560 lượt xem
Mang thai 26 tuần. Em bị thiếu máu di truyền, còn chồng em thì bình thường. Gần đây, em hay mệt và khó thở, tối ngủ hay bị tê hết người. Em nghĩ do bị thiếu máu nên có uống bổ sung sắt và canxi mỗi ngày. Liệu tình trạng thiếu máu của em có làm ảnh hưởng đến em bé không, thưa bs?
- 1 trả lời
- 1159 lượt xem
Em mới phát hiện ra mình có bầu được 7 tuần 5 ngày khi đi khám dạ dày. Đây là lần bầu thứ 3, 2 cháu đầu đều bình thường, khỏe mạnh. Vì lần này em ko biết mình đang có thai nên em đã uống thuốc điều trị trào ngược dạ dày khoảng một tháng trước đó (tức khi thai đc khoảng 3 tuần). Liều lượng như sau: Metronidazol 250mg (ngày 4 viên) và OMIC.20 (ngày 1 viên), komimag, amoxilin em uống trong khoảng 2-3 ngày. Ngoài ra, cách đây hơn nửa tháng em còn đi ép tóc. Em muốn hỏi các loại thuốc em đã sử dụng có ảnh hưởng gì xấu đến em bé không? Xác xuất gây dị tật thai nhi và em bé sau sinh là bao nhiêu? Có người khuyên em không nên giữ cái thai này vì sợ em bé sẽ gặp bệnh này bệnh nọ.
- 1 trả lời
- 1250 lượt xem
Em bị xoang mũi, sốt và đau đầu nên bs kê cho đơn thuốc kháng sinh gồm: Amoxilin, Tetraxilin, Paracetamol, Metasone betamethasone, Cimetidin Tablets về dùng. Uống xong được 3 ngày, em mua que về thử, thấy lên 2 vạch. Khi siêu âm bs nói thai nhi đã 4 tuần tuổi. Vậy, các loại thuốc trên có ảnh hưởng thế nào đến thai nhi ạ?
- 1 trả lời
- 4052 lượt xem
Đi khám thai ở tuần thứ 24, em đưa bác sĩ xem kết quả xét nghiệm Huyết học từ tuần thứ 6 (MCHC 284g/l, MCH 24.2pg, MCV 85.3 f/l, RBC 4.63, HGB 112 g/l, HCT 39.5%, WBC 9.16, PLT 273...), bác sĩ nói: chỉ số MCH và MCV thấp nên cần xét nghiệm huyết học của cả 2 vợ chồng để biết em bé có bị bệnh máu khó đông hay không - Vợ chồng em rất lo lắng, mong bs tư vấn giúp?