Mẹ bầu thiếu máu, chồng có phải đi xét nghiệm máu không?
Theo thông tin các chỉ số bạn cung cấp thì kết quả xét nghiệm huyết đồ của bạn có tình trạng thiếu máu. Tình trạng MCV, MCH thấp, chứng tỏ có thiếu máu hồng cầu nhỏ. Nếu mẹ có tình trạng này có thể mắc bệnh thiếu máu Thalassemia dạng tiềm ẩn (hay còn gọi mang gen lặn). Và nếu bố cũng bị tình trạng như thế thì khả năng thai nhi mắc bệnh Thalassemia (thiếu máu tán huyết) là 25%, tính theo định luật di truyền Mendel.
Và bạn biết không, nếu thai nhi thực sự mắc bệnh này thì rất khó khăn cho việc nuôi dưỡng về sau. Bởi vì, như vậy là cả cuộc sống sau này của bé sẽ gắn liền với cây truyền máu. Bởi thế, khi khám thai, mẹ bầu sẽ được làm xét nghiệm huyết đồ - Nếu kết quả có bất thường như trên thì sẽ cho người bố làm xét nghiệm huyết đồ nữa. Trong trường hợp mẹ bầu cũng thiếu máu, nhưng chỉ là dạng tiềm ẩn thì thường không thực sự nguy hiểm cho cuộc sống của mẹ và bé về sau.
Nhìn chung, chồng bạn vẫn phải đến Bệnh viện làm xét nghiệm máu theo tư vấn của bác sĩ để kiểm tra xem nguy cơ thế nào. Dù sao, cũng đang ở bước kiểm tra nên vợ chồng bạn chớ nên lo lắng quá. Trước hết, bạn khuyên chồng làm theo lời khuyên của bác sĩ ngay đi nhé!
Mẹ thiếu máu, có phải làm thêm xét nghiệm gì nữa không?
Mang thai 19 tuần, em đi khám định kỳ, xét nghiệm huyết học có chỉ số MCV = 70.4fl và MCH = 22.7pg (thấp hơn chỉ số bình thường). Các xét nghiệm khác và siêu âm thai đều bình thường. Xét nghiệm máu của người chồng, chỉ số là MCV = 91,1 fl và MCH = 32,2 pg. Kết quả như vậy thì thai nhi có sao không và em có phải làm thêm xét nghiệm gì nữa không ạ?
- 1 trả lời
- 894 lượt xem
Trước khi mang bầu, vợ chồng phải làm xét nghiệm gì?
Em đã có bé trai 4 tuổi, nhưng không may bé bị hội chứng down. Bọn em có nguyện vọng muốn sinh thêm cháu nữa, nhưng rất lo cháu giống anh. Vậy, trước khi mang bầu, vợ chồng em phải khám và làm những xét nghiệm gì ạ?
- 1 trả lời
- 443 lượt xem
Có cần xét nghiệm nước tiểu chồng khi vợ mang thai không?
Em mang thai 12 tuần. đi khám ở Bệnh viện, bs ghi là bị thiếu sắt và có cho giấy để chồng đi xét nghiệm nước tiểu. Bác sĩ cho em hỏi là tại sao phải kiểm tra nước tiểu của chồng ạ?
- 1 trả lời
- 694 lượt xem
Trước khi mang thai lại, vợ chồng phải làm xét nghiệm gì?
Em năm nay 35 tuổi, chồng em cũng sắp 42 rồi. Em vừa mang thai được gần 4 tháng thì buộc phải chấm dứt thai kỳ (vì thai nhi bị đa dị tật). Vậy, mấy tháng nữa thì em có thể thụ thai được? Và trước khi mang thai, vợ chồng em phải làm những xét nghiệm gì cho thai khỏe mạnh ạ?
- 1 trả lời
- 506 lượt xem
Hít phải khói từ gỗ trong khi mang thai có an toàn không?
Bác sĩ ơi, nhà em ở vùng miền núi, thường xuyên dùng bếp củi để nấu ăn. Vừa rồi em nghe thấy thông tin là hít phải khói từ gỗ trong khi mang thai là không tốt. Em lại đang mang thai nữa, không hiểu thông tin đó có đúng không bác sĩ?
- 1 trả lời
- 3696 lượt xem
Hãy nghiên cứu để đọc hiểu các xét nghiệm máu, giúp chẩn đoán thiếu máu do thiếu sắt.
Câu hỏi: - Thưa bác sĩ, có đúng là việc sinh đôi được di truyền trong gia đình không ạ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với nhé, cảm ơn bác sĩ!
Các bác sĩ khuyên phụ nữ mang thai không nên chủng ngừa vắc-xin sống, sử dụng virus được làm suy yếu, như vắc-xin MMR (sởi, quai bị và rubella) và vắcxin thủy đậu. Nhưng có hai loại vắc xin mà bác sĩ khuyến cáo các bà bầu nên tiêm: vắc xin cúm và Tdap (uốn ván-bạch hầu-ho gà).
Là phụ nữ, không phải bất thường khi bị thiếu máu, đặc biệt khi bạn đang ở tuổi sinh đẻ.
Nếu bác sĩ yêu cầu bạn phải nằm nghỉ trên giường trong phần thời gian còn lại của thai kỳ, thì điều gì sẽ xảy ra?