1

Thiếu máu do thiếu sắt: Đọc hiểu kết quả xét nghiệm

Hãy nghiên cứu để đọc hiểu các xét nghiệm máu, giúp chẩn đoán thiếu máu do thiếu sắt.
Thiếu máu do thiếu sắt: Đọc hiểu kết quả xét nghiệm Thiếu máu do thiếu sắt: Đọc hiểu kết quả xét nghiệm

Nội dung chính bài viết:

  • Xét nghiệm công thức máu toàn phần để xác định tình trạng thiếu máu, tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân gây thiếu máu, thiếu chất sắt chỉ là một trong các nguyên nhân.
  • Xét nghiệm Ferritin huyết thanh được cho là thử nghiệm nhạy nhất để xác định và đo thiếu máu do thiếu sắt.
  • Tần suất xét nghiệm sẽ phù thuộc vào tình trạng thiếu máu nhẹ hay trầm trọng, có thể 3 tháng/lần hoặc 1 tháng/lần.
  • Ý nghĩa xét nghiệm CBC, MCV, Ferritin huyết thanh.

Bà bầu phải thực hiện những xét nghiệm nào để kiểm tra thiếu máu?

Xét nghiệm đầu tiên mà bạn có thể xác định thiếu máu được gọi là công thức máu toàn bộ (CBC). Bạn sẽ có một CBC tại cuộc thăm khám trước sinh đầu tiên và kết quả của nó sẽ xác định các xét nghiệm khác, nếu có, bạn sẽ cần phải tìm ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu máu.

Bác sĩ sẽ lấy một mẫu máu để làm công thức máu toàn bộ. Xét nghiệm này đo các khía cạnh khác nhau của máu, nhưng khi nó được thực hiện để chẩn đoán thiếu máu, công thức máu toàn bộ sẽ kiểm tra kích thước trung bình của hồng cầu cũng như nồng độ hematocrit và hemoglobin.

Hemoglobin là một protein giàu sắt trong các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy trong cơ thể. CBC cũng phân tích lượng gram hemoglobin (Hb, Hgb) có trong máu.

Đối với hematocrit (Hct), CBC sẽ đo lường tỷ lệ phần trăm tế bào hồng cầu trong một thể tích máu.

Mặc dù công thức máu có thể chỉ ra rằng bạn đang thiếu máu, nhưng xét nghiệm này không thể xác định nguyên nhân. Tuy nhiên, thiếu chất sắt trong chế độ ăn uống là nguyên nhân gây thiếu máu phổ biến nhất trong thời kỳ mang thai, vì vậy nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ của bạn có thể sẽ bắt đầu cho bạn viên bổ sung sắt ngay lập tức.

Nếu mức Hct và Hgb của bạn tăng lên sau một vài tuần bổ sung chất sắt, đó là một dấu hiệu cho thấy tình trạng thiếu máu của bạn là do thiếu chất sắt. Nếu các mức này không tăng lên, bác sĩ sẽ làm thêm xét nghiệm.

Một xét nghiệm máu khác được gọi là xét nghiệm ferritin huyết thanh được cho là thử nghiệm nhạy nhất để xác định và đo thiếu máu do thiếu sắt. Ferritin là một chất đạm giúp cơ thể bạn chứa sắt. Bằng cách đo mức protein này, nhà cung cấp của bạn có thể thấy được lượng sắt được lưu trữ trong cơ thể bạn đã được sử dụng.

Một xét nghiệm máu thông thường gọi là điện di hemoglobin có thể xác định các vấn đề liên quan đến hemoglobin bị lỗi, như thiếu máu tế bào hình liềm.

Nhiều phụ nữ không hề biết mình bị thiếu máu cho đến khi được đánh giá trong lần hẹn thăm khám đầu tiên. Nhưng nếu bác sĩ biết bạn có tiền sử thiếu máu, bác sĩ sẽ làm công thức máu và các xét nghiệm khác để đo mức ferritin và các chất khác trong máu (xem bên dưới) để xác định xem đó là có phải là IDA hay không.

Phụ nữ mang thai cần xét nghiệm máu để kiểm tra thiếu máu thường xuyên như nào?

Nếu bị thiếu máu nhẹ, bạn sẽ có một xét nghiệm máu tiếp theo trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba. Việc chăm sóc thai kỳ còn lại sẽ giống như việc chăm sóc trước sinh thông thường.

Nếu thiếu máu trầm trọng hoặc có nồng độ sắt quá thấp, bác sĩ có thể kiểm tra máu thường xuyên hơn hoặc giới thiệu bạn đến một chuyên gia. Bạn có thể kiểm tra thường xuyên mỗi tháng một lần, như thế bác sĩ có thể theo dõi bệnh thiếu máu và xem điều trị bằng viên thuốc sắt có hiệu quả hay không.

Những kết quả xét nghiệm máu có ý nghĩa gì?

Khi nhìn thấy kết quả xét nghiệm máu, số liệu có thể gây nhầm lẫn. Thảo luận về kết quả với bác sĩ có thể giúp bạn hiểu rõ ý nghĩa của những con số này cũng như tình trạng của bạn và thai nhi. Một kết quả là bình thường của người khác có thể sẽ không bình thường nếu áp dụng vào bạn.

Phân tích công thức máu toàn bộ (CBC)

Mức độ hemoglobin (Hbb hoặc Hb) được báo cáo bằng gam (g)/deciliter (dL). Vì vậy, mức Hgb là 11g /dl có nghĩa là bạn có 11 g hemoglobin trong một decilit máu.

Các kết quả xét nghiệm hematocrit (Hct) được báo cáo dưới dạng phần trăm. Điều này thể hiện lượng hồng cầu trong một thể tích máu. Vì vậy, nếu Hct của bạn là 33%, có nghĩa là khoảng 1/3 máu của bạn được tạo thành từ hồng cầu.

Trong thai kỳ, thiếu máu được chẩn đoán khi:

  • Trong ba tháng đầu, mức Hgb của bạn dưới 11g/dL, hoặc Hct của bạn ít hơn 33%.
  • Trong tam cá nguyệt thứ hai, mức Hgb của bạn dưới 10,5 g/dL, hoặc Hct của bạn nhỏ hơn 32%.
  • Trong tam cá nguyệt thứ ba, mức Hgb của bạn dưới 11g/dL, hoặc mức Hct của bạn thấp hơn 33%.

Mức độ giảm nhẹ khi quá trình mang thai của bạn tiến triển vì lượng máu trong cơ thể sẽ tăng lên đáng kể, và lượng plasma (thành phần dịch trong máu) tăng nhanh hơn số lượng và kích cỡ của hồng cầu.

Thiếu máu thường được coi là nhẹ hoặc nghiêm trọng. Tuy nhiên, không có định nghĩa chính xác về mức độ trầm trọng của tình trạng thiếu máu. Trường Cao đẳng Sản phụ và Sinh Học Hoa Kỳ chỉ định mức thiếu máu trầm trọng là mức hemoglobin dưới 6g/dL.

Các phép đo được sử dụng để xác định thiếu máu có thể không giống nhau đối với tất cả mọi người. Ví dụ, phụ nữ gốc Phi châu có mức hemoglobin thấp hơn tự nhiên so với phụ nữ người Da trắng.

Thể tích trung bình của một hồng cầu (MCV)

Thể tích trung bình của một hồng cầu (MCV) là một xét nghiệm máu giúp xác định nguyên nhân thiếu máu. MCV xác định kích cỡ của hồng cầu để phân loại các vấn đề như thalassemia (rối loạn máu), thiếu máu thiếu sắt và nhiễm trùng huyết (nhiễm trùng máu).

Kiểm tra ferritin huyết thanh

Đối với xét nghiệm ferritin huyết thanh, kết quả được hiển thị bằng micrograms (mcg) trên mỗi lít (L). Mức ferritin là 10 mcg/L có nghĩa là có 10 microgam ferritin trong 1 lít máu.

Một microgram là một phép đo trọng lượng nhỏ. Một gram bằng một triệu microgam. Bạn cũng có thể thấy mức ferritin được viết bằng ng/mL. Điều này có nghĩa là nanogram (ng) trên mỗi mililit (mL). Một đơn vị đo nano là một đơn vị nhỏ hơn của phép đo: Nó nhỏ hơn một ngàn lần so với một microgram. Mức ferritin của bạn sẽ như nhau cho dù nó được thể hiện bằng mcg/L hay ng/mL.

Nếu mức ferritin huyết thanh của bạn thấp hơn 10 đến 15 mcg/L máu, chứng tỏ bạn bị thiếu máu do thiếu sắt.

Các xét nghiệm khác có thể bạn phải thực hiện bao gồm:

Đếm tế bào Reticulocyte

Reticulocytes là các tế bào hồng cầu chưa chín. Số lượng reticulocyte sẽ cho thấy cơ thể có đang tạo đủ hồng cầu mới hay không. Mức reticulocyte thấp có thể là một dấu hiệu của thiếu máu do thiếu sắt.

Xem phết máu ngoại biên

Trong thử nghiệm này, kích cỡ và hình dạng của hồng cầu sẽ được kiểm tra dưới kính hiển vi. Nếu bạn bị thiếu máu do thiếu sắt, các tế bào máu sẽ trông nhỏ hơn và nhợt nhạt hơn bình thường.

Thử nghiệm sắt huyết thanh

Thử nghiệm này đo lượng sắt trong máu. Mức độ sắt huyết thanh bình thường là giữa 40 và 175 mcg/dL. Mức thấp hơn là cho thấy bị thiếu máu.

Xét nghiệm mức Transferrin

Transferrin mang sắt trong máu. Mức transferrin, còn được gọi là tổng công suất liên kết sắt (TIBC), đo lượng transferrin trong máu không mang sắt. TIBC bình thường là từ 216 đến 400 mcg/dL máu. Mức cao hơn là dấu hiệu thiếu máu.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Thiếu máu do thiếu sắt ảnh hưởng thế nào đến thai nhi?
Thiếu máu do thiếu sắt ảnh hưởng thế nào đến thai nhi?

Thiếu máu trầm trọng trong 2 tháng đầu của thai kỳ có liên quan đến tăng nguy cơ con sinh ra nhẹ cân...

Kiểm soát thiếu máu do thiếu sắt khi mang thai
Kiểm soát thiếu máu do thiếu sắt khi mang thai

Tùy thuộc vào cơ thể và nhu cầu của bạn, lượng sắt cần bổ sung sẽ là 60 - 120mg sắt mỗi ngày. Nếu đang mang thai, bạn cần uống thêm vitamin tổng hợp dành cho bà bầu, có chứa khoảng 30mg sắt.

Thiếu máu do thiếu sắt và việc cho con bú sữa mẹ
Thiếu máu do thiếu sắt và việc cho con bú sữa mẹ

Nếu mẹ bị thiếu máu, việc bạn lo lắng đứa trẻ cũng sẽ ít chất sắt trong người là hoàn toàn dễ hiểu, nhưng không phải lúc nào cũng thế...

Tâm sự bà bầu: Đối phó với thiếu máu do thiếu sắt
Tâm sự bà bầu: Đối phó với thiếu máu do thiếu sắt

Một số bí quyết, lời khuyên và những lời sáng suốt từ các bà bầu, những người phải đối phó với tình trạng mệt mỏi, uống viên thuốc sắt và xét nghiệm, tất cả đều là một phần của việc bị thiếu máu do thiếu sắt trong thai kỳ.

Thiếu máu do thiếu sắt ảnh hưởng thế nào đến các lựa chọn sinh đẻ?
Thiếu máu do thiếu sắt ảnh hưởng thế nào đến các lựa chọn sinh đẻ?

Thiếu máu trong thai kỳ sẽ gây nguy cơ nếu tình trạng trở nên nghiệm trọng và kéo dài.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Mẹ bầu thiếu máu, chồng có phải đi xét nghiệm máu không?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  3833 lượt xem

Đi khám thai ở tuần thứ 24, em đưa bác sĩ xem kết quả xét nghiệm Huyết học từ tuần thứ 6 (MCHC 284g/l, MCH 24.2pg, MCV 85.3 f/l, RBC 4.63, HGB 112 g/l, HCT 39.5%, WBC 9.16, PLT 273...), bác sĩ nói: chỉ số MCH và MCV thấp nên cần xét nghiệm huyết học của cả 2 vợ chồng để biết em bé có bị bệnh máu khó đông hay không - Vợ chồng em rất lo lắng, mong bs tư vấn giúp?

Mẹ thiếu máu, có phải làm thêm xét nghiệm gì nữa không?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  809 lượt xem

Mang thai 19 tuần, em đi khám định kỳ, xét nghiệm huyết học có chỉ số MCV = 70.4fl và MCH = 22.7pg (thấp hơn chỉ số bình thường). Các xét nghiệm khác và siêu âm thai đều bình thường. Xét nghiệm máu của người chồng, chỉ số là MCV = 91,1 fl và MCH = 32,2 pg. Kết quả như vậy thì thai nhi có sao không và em có phải làm thêm xét nghiệm gì nữa không ạ?

Mẹ bầu đi siêu âm, bác sĩ bảo "thiếu ối"?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  327 lượt xem

Đi siêu âm mà bác sĩ bảo bị thiếu ối. Về nhà, em đã làm mọi cách mà vẫn không hề cải thiện được tình trạng này. Vậy mình phải làm sao bây giờ?

Liệu thai nhi có mắc bệnh thiếu máu không?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  423 lượt xem

Em đi khám thai ở Bệnh viện về, kết quả khám chung là bình thường. Nhưng các chỉ số hồng cầu của em thì giảm (MCV 73.3 MCH 23.6 MCHC 32.2). Bác sĩ yêu cầu chồng em làm huyết đồ thì cho chỉ số bình thường (MCV 90.1 MCH 30.2 MCHC 33.5). Vậy, con em khi sinh ra có mắc bệnh thiếu máu không ạ?

Có nên uống Aspirin 81mg khi bị thiếu ối?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1109 lượt xem

Mang thai 28 tuần, đi khám, bs nói em bị thiếu ối, kê cho 30v thuốc aspirin 81mg (ngày uống 2v) vào buổi chiều, sau ăn. Em có uống 2v rồi, nhưng đọc trên mạng thì có nhiều thông tin nói uống aspirin không tốt cho phụ nữ mang bầu. Mong được bs tư vấn giúp ạ?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây