Sinh đôi có phải được di truyền trong gia đình không?
Bác sĩ trả lời:
- Điều này không đúng với sinh đôi cùng trứng, nhưng thực sự đúng với sinh đôi khác trứng.
Không giống như cặp song sinh cùng trứng, cả hai đều đến từ cùng một trứng được thụ tinh, cặp song sinh khác trứng phát triển từ hai trứng khác nhau rụng cùng một lúc. (Mặc dù chúng có cùng ngày sinh nhật, cặp song sinh khác trứng không giống nhau nhiều hơn bất kỳ người anh em ruột nào khác). Xu hướng rụng nhiều hơn quả trứng trong một chu kỳ đơn lẻ (hyperovulation) là một tính trạng di truyền có thể truyền từ mẹ sang con. Rụng nhiều trứng cũng xảy ra vì những lý do khác không liên quan đến di truyền. Ví dụ phụ nữ trong độ tuổi 30 thường có nhiều khả năng rụng nhiều trứng hơn một lần hơn so với những phụ nữ dưới 20. (Tuy nhiên, xu hướng này bắt đầu giảm sau tuổi 35)
Trái ngược với điều được tin tưởng rộng rãi, sinh đôi không bỏ qua một thế hệ, mặc dù đôi khi nó có thể là một đứa con kế thừa gen và truyền nó cho con gái mình. Một người đàn ông mang gen này không có cơ hội lớn hơn để có con sinh đôi vì gen của anh ta không ảnh hưởng đến sự rụng trứng của vợ.
Ngược lại, sinh đôi cùng trứng không di truyền trong gia đình. Sự phân chia của trứng đã thụ tinh dường như xảy ra một cách ngẫu nhiên. Một phụ nữ là một người sinh đôi cùng trứng không có khả năng sinh đôi nhiều hơn bất cứ ai khác.
Các nhà nghiên cứu ước tính rằng, trong số hơn 4 triệu ca sinh ở Hoa Kỳ mỗi năm, có khoảng từ 400 đến 4.000 trẻ sơ sinh được sinh ra với chứng toxoplasmosis (được gọi là chứng toxoplasmosis bẩm sinh)
Các bệnh lây truyền qua đường tình dục STIs có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng về sức khoẻ cho bà bầu và thai nhi.
Chả mấy người khuyên phụ nữ mang thai nên “nghỉ ngơi trên giường (Bedrest)”. Nhưng việc bị gò bó ở nhà hoặc tệ hơn là ở một bệnh viện để tránh chuyển dạ sớm hoặc kiểm soát huyết áp cao là tình trạng phổ biến đến mức đáng ngạc nhiên.
Không ai biết chắc chắn liệu có thể ngăn ngừa chứng tiền sản giật hay không vì vẫn chưa rõ nguyên nhân của tình trạng này. Mặc dù khó có thể đưa ra lời khuyên rõ ràng về cách ngăn ngừa tiền sản giật, nhưng có nhiều cách để giảm thiểu nguy cơ.
Hầu hết mọi phụ nữ đều lý tưởng về trải nghiệm sinh đẻ của mình. Nhưng vì bạn thuộc tình trạng mang thai nguy cơ cao, nên có thể cần sinh mổ, kích sinh sớm hoặc một phương pháp can thiệp y khóa khác mà bạn không hề muốn.
- 1 trả lời
- 3769 lượt xem
Bác sĩ ơi, nhà em ở vùng miền núi, thường xuyên dùng bếp củi để nấu ăn. Vừa rồi em nghe thấy thông tin là hít phải khói từ gỗ trong khi mang thai là không tốt. Em lại đang mang thai nữa, không hiểu thông tin đó có đúng không bác sĩ?
- 1 trả lời
- 715 lượt xem
- Thưa bác sĩ, việc ăn các sản phẩm không được trồng hữu cơ khi mang bầu có an toàn không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1216 lượt xem
- Bác sĩ ơi, tôi có thể uống nước cây cúc dại (echinacea) khi đang mang thai không ạ? Loại nước này có an toàn cho thai nhi không, thưa bác sĩ?
- 1 trả lời
- 690 lượt xem
- Thưa bác sĩ, tôi bị cận thị. Có phải khi mang thai tôi sẽ cải thiện được thị lực của mình phải không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 0 trả lời
- 999 lượt xem
Em mang thai được 34w3d, em bị nấm và viêm ngứa ạ. Em đã đặt thuốc rồi nhưng cứ hết thuốc là lại ngứa và ra dịch ạ. Mong bác sĩ tư vấn giúp giờ em phải làm như thế nào. Và trường hợp của em có sinh thường được không, vì em đọc trên mạng thấy có thông tin nói rằng nếu tháng cuối không khỏi nấm sợ bé đi qua gây ảnh hưởng bé