Trước khi mang bầu, vợ chồng phải làm xét nghiệm gì?
Cả hai vợ chồng bạn nên đến Bệnh viện đăng ký khám sức khỏe Tiền mang thai. Hai bạn có thể khám tại Khoa Chăm sóc trước sinh hay khoa khám Phụ khoa của Bệnh viện Phụ sản nào đó đều được. Đến nơi, các bác sĩ chuyên khoa sẽ khám và tư vấn cần làm xét nghiệm gì trước khi mang thai cho các bạn nhé.
Trước khi mang thai lại, vợ chồng phải làm xét nghiệm gì?
Em năm nay 35 tuổi, chồng em cũng sắp 42 rồi. Em vừa mang thai được gần 4 tháng thì buộc phải chấm dứt thai kỳ (vì thai nhi bị đa dị tật). Vậy, mấy tháng nữa thì em có thể thụ thai được? Và trước khi mang thai, vợ chồng em phải làm những xét nghiệm gì cho thai khỏe mạnh ạ?
- 1 trả lời
- 521 lượt xem
Chồng em phải dừng thuốc bao lâu trước khi muốn có con?
Năm nay em 35 tuổi, chồng em 42 tuổi. Cách đây 5 năm, chồng em bị bệnh tăng tiểu cầu phải thường xuyên dùng 2 loại thuốc Hydroxyurea 500mg và Aspiles 80mg. Bây giờ, bọn em muốn có con thì chồng phải dừng thuốc bao lâu, trước khi thụ thai cho an toàn ạ?
- 1 trả lời
- 478 lượt xem
Mẹ bầu thiếu máu, chồng có phải đi xét nghiệm máu không?
Đi khám thai ở tuần thứ 24, em đưa bác sĩ xem kết quả xét nghiệm Huyết học từ tuần thứ 6 (MCHC 284g/l, MCH 24.2pg, MCV 85.3 f/l, RBC 4.63, HGB 112 g/l, HCT 39.5%, WBC 9.16, PLT 273...), bác sĩ nói: chỉ số MCH và MCV thấp nên cần xét nghiệm huyết học của cả 2 vợ chồng để biết em bé có bị bệnh máu khó đông hay không - Vợ chồng em rất lo lắng, mong bs tư vấn giúp?
- 1 trả lời
- 4086 lượt xem
Có tiền căn phù thai, trước khi mang bầu tiếp, phải làm gì?
Em mang thai được 26 tuần thì được chẩn đoán là phù thai nhi, phải đình chỉ thai nhi, nhưng chưa rõ nguyên nhân từ đâu. Vậy, trước khi mang thai lại, em cần phải kiểm tra những gì ạ
- 1 trả lời
- 515 lượt xem
Có cần xét nghiệm nước tiểu chồng khi vợ mang thai không?
Em mang thai 12 tuần. đi khám ở Bệnh viện, bs ghi là bị thiếu sắt và có cho giấy để chồng đi xét nghiệm nước tiểu. Bác sĩ cho em hỏi là tại sao phải kiểm tra nước tiểu của chồng ạ?
- 1 trả lời
- 718 lượt xem
Chả mấy người khuyên phụ nữ mang thai nên “nghỉ ngơi trên giường (Bedrest)”. Nhưng việc bị gò bó ở nhà hoặc tệ hơn là ở một bệnh viện để tránh chuyển dạ sớm hoặc kiểm soát huyết áp cao là tình trạng phổ biến đến mức đáng ngạc nhiên.
Tất cả các thuốc điều trị trầm cảm đều đi qua nhau thai và được tìm thấy trong cả dịch màng ối và sữa mẹ. Một số loại thuốc trầm cảm được coi là có nguy cơ, và các vấn đề có thể xảy ra, mặc dù khá hiếm.
Khi bạn có thai kỳ nguy cơ cao, bạn sẽ cần thêm các cuộc thăm khám thai để kiểm soát tình trạng. Và càng nhiều xét nghiệm, càng nhiều cuộc hẹn càng có nghĩa là bạn phải đối mặt với nhiều căng thằng.
Một phụ nữ mang thai có thể phải đối mặt với sự thay đổi tâm trạng, thèm ăn, khó chịu, buôn nôn và một loạt các bệnh thai nghén khác. Nếu mọi thứ chưa đủ thì hãy tưởng tượng sẽ như nào nếu bạn đời của bạn cũng bắt đầu trải qua những triệu chứng tương tự như vậy?
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ yêu cầu các nhà sản xuất thực phẩm phải bổ sung axit folic vào các sản phẩm ngũ cốc như ngũ cốc ăn sáng, bánh mì, mì ống và gạo.