1

Kỹ thuật kích thích điện điều trị rối loạn nuốt và phát âm - Bộ y tế 2017

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật sử dụng máy điện xung để kích thích cho người bệnh bị rối loạn nuốt và phát âm, điều trị cho người bệnh có rối loạn vận động cơ và phản xạ vùng đầu mặt cổ và hầu họng, đặc biệt các vấn đề liên quan đến rối loạn nuốt và phát âm. Có tác dụng kích thích phản xạ nuốt, tăng cường khả năng co thắt cơ vùng hầu họng, giúp cải thiện khả năng di chuyển của xương móng cũng như sụn thanh thiệt.

II. CHỈ ĐỊNH

  •  Rối loạn nuốt và phát âm do tổn thương n o: tai biến mạch máu, chấn thương sọ não, u não, bệnh lý Parkinson, viêm n o, xơ cứng rải rác, hội chứng Wilson.
  •  Liệt hầu họng do nguyên nhân tổn thương thần kinh X hoặc nhánh của dây X: Hội chứng Guillan - Garcin, sau phẫu thuật các khối u vùng cổ (u tuyến giáp, u thực quản,..).
  •  Sau phẫu thuật cột sống cổ cao ngang mức C2 - 3 hoặc các trường hợp liệt dây thanh chưa rõ nguyên nhân.
  •  Rối loạn nuốt và phát âm ở người cao tuổi.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  •  Người bị tổn thương da hoặc mất cảm giác vùng điều trị.
  •  Các phẫu thuật vùng cổ chưa ổn định (phù nề, sưng, nóng, đỏ,..) hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng.
  •  Tăng trương lực cơ vùng điều trị.
  •  Người mang máy tạo nhịp tim hoặc cấy ghép kim loại vào vùng điều trị.
  •  Người bệnh bị ung thư.
  •  Người bệnh bị mẫn cảm với dòng điện một chiều.
  •  Người bệnh tinh thần kích động, mất cảm giác, động kinh, trẻ em dưới 6 tháng tuổi.
  •  Thận trọng với phụ nữ có thai.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

  • Bác sĩ phục hồi chức năng, cử nhân, kỹ thuật viên âm ngữ trị liệu.

2. Phương tiện

  •  Máy điện xung với các phụ kiện kèm theo như điện cực, băng dính cố định điện cực, kiểm tra các thông số kỹ thuật của máy. Kiểm tra dây nối đất.
  •  Dụng cụ phương tiện cấp cứu choáng.

3. Người bệnh

  •  Giải thích để người bệnh yên tâm.
  •  Tư thế thoải mái, phù hợp với vùng điều trị.
  •  Vệ sinh và lau khô vùng da trước khi đặt điện cực.

4. Hồ sơ bệnh án

  • Phiếu điều trị của chuyên khoa.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

- Thời gian thực hiện: 20 - 30 phút.

  •  Bước 1: bộc lộ vùng cần điều trị, đặt và cố định điện cực theo chỉ định.
  •  Bước 2: dán điện cực, tuỳ thuộc vào vùng điều trị có thể sử dụng 2  4 điện cực:

  •  Bước 3: chọn dòng điện xung điều trị: chọn các thông số thích hợp (dạng xung, thời gian tác dụng, thời gian nghỉ).
  •  Bước 4: tiến hành điều trị: tăng giảm cường độ từ từ tuỳ theo đáp ứng của từng người bệnh.
  •  Bước 5: hết thời gian điều trị: tắt máy, tháo điện cực, ghi phiếu điều trị.

VI.THEO DÕI

  •  Phản ứng của người bệnh: toàn thân và tại chỗ.
  •  Theo dõi hoạt động của máy.

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

  •  Điện giật: tắt máy và xử trí cấp cứu điện giật.
  •  Bỏng tại chỗ: ngừng điều trị, xử trí bỏng, kiểm tra hoạt động của máy, xử trí bỏng (do điện).
  •  Quá mẫn cảm: ngừng điều trị. Xử trí theo phác đồ.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Kỹ thuật kích thích điện thần kinh chày sau qua da (PTNS) điều trị rối loạn tiểu tiện - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

Kỹ thuật kích thích điện thần kinh cùng điều trị rối loạn tiểu tiện - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

Kỹ thuật kích thích điện thần kinh cùng điều trị rối loạn đại tiện - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

Kỹ thuật kích thích xuyên sọ bằng dòng điện một chiều đều (tDCS) - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

Kỹ thuật kích thích điện chức năng (FES) - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

Tin liên quan
Điều trị bàng quang tăng hoạt bằng phương pháp kích thích điện thần kinh chày
Điều trị bàng quang tăng hoạt bằng phương pháp kích thích điện thần kinh chày

Có nhiều phương pháp điều trị bàng quang tăng hoạt, gồm có thay đổi lối sống, dùng thuốc làm giãn cơ bàng quang hay tiêm Botox vào bàng quang. Kích thích điện thần kinh chày qua da (percutaneous tibial nerve stimulation) cũng là một phương pháp điều trị bàng quang tăng hoạt.

Kích thích điện thần kinh cùng để điều trị bàng quang tăng hoạt
Kích thích điện thần kinh cùng để điều trị bàng quang tăng hoạt

Kích thích điện thần kinh cùng hay điều hòa dây thần kinh cùng là một phương pháp điều trị hiệu quả cho hội chứng bàng quang tăng hoạt. Trong phương pháp điều trị này, một điện cực được cấy dưới da của người bệnh, điện cực sẽ phát xung điện để kích thích các dây thần kinh xung quanh bàng quang.

HIệu quả của kích thích điện thần kinh trong điều trị bàng quang tăng hoạt
HIệu quả của kích thích điện thần kinh trong điều trị bàng quang tăng hoạt

Bàng quang tăng hoạt là một tình trạng phổ biến có triệu chứng điển hình là tiểu gấp và buồn tiểu liên tục. Người bị bàng quang tăng hoạt còn có thể bị tiểu không tự chủ. Một phương pháp điều trị hội chứng bàng quang tăng hoạt là kích thích điện thần kinh. Đây là phương pháp truyền dòng điện nhẹ qua các dây thần kinh và cơ kiểm soát việc đi tiểu. Điều này có thể giúp khôi phục khả năng kiểm soát bàng quang, nhờ đó giảm triệu chứng bàng quang tăng hoạt.

Điều trị bàng quang tăng hoạt bằng kích thích điện thần kinh: Hiệu quả và rủi ro
Điều trị bàng quang tăng hoạt bằng kích thích điện thần kinh: Hiệu quả và rủi ro

Bàng quang tăng hoạt (OAB) là một vấn đề gây phiền toái. Mặc dù không thể chữa khỏi được nhưng có nhiều cách để kiểm soát các triệu chứng. Nếu đã thử thay đổi thói quen sống, dùng thuốc hoặc kết hợp cả hai mà tình trạng vẫn không mấy cải thiện thì bạn có thể cân nhắc các giải pháp điều trị khác, gồm có kích thích điện thần kinh.

Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng phương pháp kích thích điện có hiệu quả không?
Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng phương pháp kích thích điện có hiệu quả không?

Kích thích điện (electrical stimulation) là phương pháp sử dụng các xung điện nhẹ để làm giảm sự căng cơ và thúc đẩy quá trình lành vết thương. Liệu pháp kích thích điện được sử dụng để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó đó viêm khớp dạng thấp.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Thai đôi có phát triển tốt không, điều đáng lo nhất là gì?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  589 lượt xem

Mang thai lần đầu, vợ em mang song thai cùng trứng, 1 bánh nhau, 2 buồng ối, được gần 25 tuần, đi khám, cho kết quả: cân nặng 630g và 523g, chiều dài xương mũi 6,3mm, đk ngang tiểu não 26-26 mm, não thất bên: bên phải 4,6 -4 mm/ bên trái 4,3 - 4,1mm, đk gian hai hốc mắt 12-12mm., đklđ 57-53 mm, cv đầu 218-211mm. cdxd 41-41mm, cdx cánh tay 40-40mm, cv bụng 186- 170mm, 1 bánh nhau bám mặt sau, nhóm I, độ l; 2 buồng ối trung bình: bề sâu khoang ối lớn nhất thai (1) 3,3cm, thai( 2) 3 cm - Kết luận: chưa có bất thường thai. Bs cho em hỏi: Thai đôi có phát triển tốt không? Và điều đáng lo nhất là gì ạ?

18t kích thích vú có sao ko ạ
  •  1 năm trước
  •  0 trả lời
  •  340 lượt xem

Bị bệnh da liễu mạn tính có cần điều trị đặc biệt gì trước khi mang thai không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1326 lượt xem

- Thưa bác sĩ, tôi bị bệnh da liễu mạn tính. Tôi có cần điều trị đặc biệt gì trước khi mang thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Cơ hội thụ thai được bao nhiêu sau thủ thuật đảo ngược triệt sản?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  941 lượt xem

- Thưa bác sĩ, cơ hội thụ thai sẽ được bao nhiêu sau thủ thuật đảo ngược triệt sản ạ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với nhé!

Bị bệnh tuyến giáp cần biết điều gì trước khi có thai?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1145 lượt xem

- Thưa bác sĩ, tôi bị bệnh tuyến giáp. Tôi có cần biết điều gì trước khi có thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây