Bị bệnh tuyến giáp cần biết điều gì trước khi có thai?
Khoảng 3% phụ nữ ở Hoa Kỳ bị suy tuyến giáp trạng, trong đó tuyến giáp không sản sinh đủ hormone ( nội tiết). Nếu tình trạng này không được điều trị đầy đủ trong thời gian mang thai, bạn sẽ có nguy cơ mắc các biến chứng cao hơn như sẩy thai, tiền sản giật hoặc sinh non.
(Một số nghiên cứu cho thấy trẻ em có mẹ không có đủ nội tiết tuyến giáp trong thai kỳ có IQ thấp hơn có thể là do hormon tuyến giáp đóng vai trò trong sự sự phát triển não của thai nhi).
Khoảng 5 đến 15 phần trăm phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có lưu hành các kháng thể tuyến giáp, có thể gây ra chứng suy giáp. Nếu bạn kiểm tra dương tính với các kháng thể này, nên kiểm tra mức độ hormone tuyến giáp của bạn cách nhau 4-6 tuần trong thời kỳ mang thai để đảm bảo không bị chứng suy tuyến giáp trong thời gian quan trọng này.
Thuốc điều trị phổ biến nhất đối với chứng bệnh này là levothyroxine, một dạng hormone tuyến giáp tổng hợp. Nếu bạn đang dùng thuốc này, hãy khám bác sĩ trước khi thụ thai để đảm bảo bạn đang dùng đúng liều. Thông báo cho bác sĩ ngay khi bạn có thai, bởi vì hầu hết phụ nữ cần dùng liều cao hơn trong thời kỳ mang thai. (Thuốc sẽ không gây hại cho em bé của bạn)
Cường chức năng tuyến giáp (cường giáp) - là bệnh lý trong đó tuyến giáp hoạt động quá mức. Trường hợp này ít gặp hơn. Nó chỉ xảy ra ở khoảng 0,5% phụ nữ. Nguyên nhân phổ biến nhất là bệnh Graves, một tình trạng tự miễn dịch, trong đó cơ thể tạo ra một kháng thể làm cho tuyến giáp tiết ra quá nhiều hormone.
Đôi khi tình trạng bệnh này lại cải thiện trong thời gian mang thai. Tuy nhiên, nếu chứng bệnh nặng không được điều trị trong thời kỳ mang thai, nó có thể dẫn tới sẩy thai, suy tim ở người mẹ, tiền sản giật, sinh non hay thai chết lưu, do đó bác sĩ sẽ cần theo dõi cẩn thận.
Bác sĩ của bạn có thể giúp bạn quyết định xem có cần thuốc để điều trị hay không và xem bạn có thể ngừng dùng thuốc trong quá trình mang thai hay không. (Các thuốc thường được kê toa để điều trị bệnh này thường gây ra những phản ứng phụ hiếm gặp nhưng khá nghiêm trọng).
Bị bệnh da liễu mạn tính có cần điều trị đặc biệt gì trước khi mang thai không?
- Thưa bác sĩ, tôi bị bệnh da liễu mạn tính. Tôi có cần điều trị đặc biệt gì trước khi mang thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1326 lượt xem
Người bị chứng đau nửa đầu cần lưu ý những gì trước khi mang thai?
-Thưa bác sĩ, tôi bị chứng đau nửa đầu. Tôi cần lưu ý những điều gì trước khi chuẩn bị mang thai ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 891 lượt xem
Mang thai khi có các bệnh về tử cung có nguy hiểm không?
- Thưa bác sĩ, tôi đang có kế hoạch chuẩn bị mang thai. Hiện tôi có các bệnh về tử cung thì việc mang thai có gây nguy hiểm cho tôi và thai nhi không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 906 lượt xem
Bị tăng huyết nên chuẩn bị gì trước khi mang thai?
- Bác sĩ ơi, tôi bị tăng huyết áp. Tôi nên chuẩn bị những gì trước khi mang thai để có một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với nhé!
- 1 trả lời
- 849 lượt xem
Có nên ngừng uống rượu trước khi bắt đầu cố gắng thụ thai?
- Bác sĩ ơi, tôi có nên ngừng uống rượu trước khi bắt đầu cố gắng thụ thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 833 lượt xem
Nhiều bác sĩ coi việc mang bầu là quá nguy hiểm đối với bất kỳ phụ nữ nào mắc lupus ban đỏ hệ thống và họ thường không được khuyến khích sinh con vì mang thai có nguy cơ khiến cho các triệu chứng lupus tồi tệ hơn kèm theo tăng nguy cơ biến chứng.
Với việc chăm sóc tiền sản tốt, hầu hết phụ nữ bị bệnh hồng cầu hình liềm đều có thai kỳ và thai nhi khỏe mạnh.
Bạn nên biết rằng, cơ hội thụ thai và sinh con khỏe mạnh sẽ lớn hơn nếu bạn gần với mức trọng lượng lý tưởng của mình.
Bị tiểu đường nhưng không kiểm soát được trước khi thụ thai có thể tạo ra những khác biệt lớn trong kết quả thai kỳ.
Tại sao sắt lại quan trọng trong thai kỳ? Nguyên nhân gây thiếu máu do thiếu sắt là gì? Cần làm gì khi thiếu máu do thiếu sắt trong thai kỳ? Cùng tìm hiểu cụ thể những vấn đề trên trong bài viết dưới đây!