Kỹ thuật kích thích điện chức năng (FES) - Bộ y tế 2017
I. ĐẠI CƯƠNG
Kích thích điện chức năng (Functional Electrical Stimulation - FES) là kỹ thuật sử dụng xung điện tần số thấp để tạo ra các cử động của cơ thể giúp cho những người bệnh bị liệt do tổn thương thần kinh thực hiện một chức năng cụ thể. FES có thể được sử dụng để tạo ra sự co cơ trong các chi bị liệt để tạo nên các chức năng như cầm nắm, gấp duỗi, dạng khép, đứng, đi bộ, kiểm soát chức năng bàng quang... Phương pháp này ban đầu được sử dụng để thay thế các chức năng bị suy giảm ở những người bị tổn thương tủy sống, chấn thương sọ não, đột quỵ và các rối loạn thần kinh khác. Người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng thiết bị mỗi khi họ muốn tạo ra một chức năng. FES đôi khi còn được gọi là kích thích điện cơ thần kinh (Neuromuscular Electrical Stimulation -NMES). Trong những năm gần đây phương pháp FES đ được sử dụng để tập luyện, huấn luyện lại các chức năng vận động tự chủ như cầm nắm, đứng và đi bộ. Kích thích điện chức năng FES được sử dụng như là một can thiệp ngắn hạn để giúp hệ thống thần kinh trung ương của người sử dụng học lại cách thực hiện các chức năng bị suy giảm, thay vì làm cho người sử dụng phụ thuộc trong suốt quãng đời còn lại. Kích thích điện chức năng đ được sử dụng hơn 20 năm và được FDA chấp thuận vào năm 1994.
II. CHỈ ĐỊNH
- Tổn thương tủy sống: tập đứng và đi cho người bệnh liệt hai chân, tập chức năng bàn tay cho người liệt tứ chi và phục hồi chức năng ruột bàng quang.
- Đột quỵ não:
- Điều trị đau vai, bán trật khớp vai bên liệt.
- Tập chức năng vận động vai, sấp ngửa cẳng tay, gấp duỗi cổ tay và cầm nắm của chi trên bên liệt.
- Chi dưới: tập đứng và đi với bàn chân rủ.
- Các bệnh lý tổn thương thần kinh trung ương khác như xơ cứng rải rác, xơ cột bên teo cơ, viêm n o, viêm n o màng n o, chấn thương sọ não, bại n o...
- Các bệnh lý tổn thương thần kinh ngoại biên như viêm đa rễ đa dây thần kinh, bệnh lý đám rối, rễ, dây thần kinh...
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Giảm cảm giác vùng điều trị.
- Dị ứng điện cực kích thích.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Bác sĩ chuyên khoa phục hồi chức năng, cử nhân, kỹ thuật viên phục hồi chức năng.
2. Phương tiện
- Máy kích thích điện chức năng và các dụng cụ đi kèm.
3. Người bệnh
- Giải thích cho người bệnh hiểu và phối hợp trong khi thực hiện.
4. Hồ sơ bệnh án
- Bệnh án chẩn đoán, các xét nghiệm hỗ trợ chẩn đoán và phiếu chỉ định của bác sĩ.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ
- Kiểm tra lại hồ sơ bệnh án và các phiếu chỉ định.
2. Kiểm tra người bệnh
- Kiểm tra người bệnh xem đúng chỉ định không.
3. Thực hiện kỹ thuật
- Bước 1. Làm sạch chỗ đặt điện cực
- Làm sạch và khô, cạo lông chỗ đặt điện cực.
- Bước 2. Lựa chọn điện cực
- Kích thích bằng điện cực bề mặt (trên da) hoặc dưới da (kích thích điện cực kim hoặc cấy ghép).
- Bước 3. Đặt điện cực
- Điện cực âm: đặt ở trung tâm, điểm vận động của cơ.
- Điện cực dương: đặt đầu xa của cơ.
- Điện cực tham chiếu: không sử dụng để kích thích.
- Bước 4: Đặt và hiệu chỉnh các thông số máy kích thích điện chức năng
- Cường độ: tăng dần cho đến khi đạt được mục đích điều trị và người bệnh không cảm thấy khó chịu.
- Độ rộng xung: 200-300μs.
- Loại xung: hình chữ nhật.
- Thời gian điều trị 5-20 phút/lần, tùy thuộc vào thể trạng người bệnh, tình trạng bệnh mà bác sĩ có chỉ định điều trị cụ thể.
- Bước 5: Hướng dẫn tập chức năng phối hợp
- Trong khi kích thích điện, hướng dẫn người bệnh thực hiện các động tác chức năng phối hợp của chi trên như gấp dạng vai, gấp duỗi khuỷu, sấp ngửa cẳng tay, gấp duỗi cổ tay, cầm nắm đồ vật...hoặc của chi dưới như bước đi tại chỗ, đi bộ...
- Bước 6. Kết thúc điều trị
VI. THEO DÕI
- Nhân viên y tế theo dõi những phản ứng và cảm giác bất thường của người bệnh.
- Ghi chép hàng ngày vào hồ sơ bệnh án.
VII. XỬ TRÍ TAI BIẾN
- Đau mỏi cơ: nghỉ ngơi thư gi n.
- Điện giật: tắt máy, xử trí theo phác đồ.
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017
Có nhiều phương pháp điều trị bàng quang tăng hoạt, gồm có thay đổi lối sống, dùng thuốc làm giãn cơ bàng quang hay tiêm Botox vào bàng quang. Kích thích điện thần kinh chày qua da (percutaneous tibial nerve stimulation) cũng là một phương pháp điều trị bàng quang tăng hoạt.
Kích thích điện thần kinh cùng hay điều hòa dây thần kinh cùng là một phương pháp điều trị hiệu quả cho hội chứng bàng quang tăng hoạt. Trong phương pháp điều trị này, một điện cực được cấy dưới da của người bệnh, điện cực sẽ phát xung điện để kích thích các dây thần kinh xung quanh bàng quang.
Bàng quang tăng hoạt là một tình trạng phổ biến có triệu chứng điển hình là tiểu gấp và buồn tiểu liên tục. Người bị bàng quang tăng hoạt còn có thể bị tiểu không tự chủ. Một phương pháp điều trị hội chứng bàng quang tăng hoạt là kích thích điện thần kinh. Đây là phương pháp truyền dòng điện nhẹ qua các dây thần kinh và cơ kiểm soát việc đi tiểu. Điều này có thể giúp khôi phục khả năng kiểm soát bàng quang, nhờ đó giảm triệu chứng bàng quang tăng hoạt.
Bàng quang tăng hoạt (OAB) là một vấn đề gây phiền toái. Mặc dù không thể chữa khỏi được nhưng có nhiều cách để kiểm soát các triệu chứng. Nếu đã thử thay đổi thói quen sống, dùng thuốc hoặc kết hợp cả hai mà tình trạng vẫn không mấy cải thiện thì bạn có thể cân nhắc các giải pháp điều trị khác, gồm có kích thích điện thần kinh.
Kích thích điện (electrical stimulation) là phương pháp sử dụng các xung điện nhẹ để làm giảm sự căng cơ và thúc đẩy quá trình lành vết thương. Liệu pháp kích thích điện được sử dụng để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó đó viêm khớp dạng thấp.
- 1 trả lời
- 1049 lượt xem
- Thưa bác sĩ, nếu không ăn cá, tôi có thể uống thực phẩm chức năng omega-3 khi muốn có thai không? Và thực phẩm chức năng omega-3 có an toàn khi tôi đang cố gắng thụ thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 0 trả lời
- 340 lượt xem
- 0 trả lời
- 372 lượt xem
Nâng mũi được 1 thắng nhưng đầu mũi còn to, cứng
- 1 trả lời
- 1193 lượt xem
Thưa bác sĩ, có kinh nguyệt sớm quá hoặc muộn quá có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1261 lượt xem
Tôi có nghe nói, người nào mắc bệnh mạn tính sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Tôi đang chuẩn bị lên kế hoạch có em bé nên điều này làm tôi vô cùng lo lắng. Bác sĩ có thể cho tôi biết những bệnh mạn tính nào ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không ạ? Cảm ơn bác sĩ!