1

Vận động viên nên tuân thủ những hướng dẫn tập luyện nào trong thai kỳ

Câu hỏi: - Bác sĩ có thể cho tôi biết vận động viên nên tuân thủ những hướng dẫn tập luyện nào trong thai kỳ không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
Vận động viên nên tuân thủ những hướng dẫn tập luyện nào trong thai kỳ Vận động viên nên tuân thủ những hướng dẫn tập luyện nào trong thai kỳ

Bác sĩ trả lời:

- Nếu bạn là một vận động viên có trình độ hoạt động cao trước khi mang thai. Tôi khuyên bạn nên chú ý đến cảm nhận của mình nhiều hơn là nhịp tim trong quá trình tập. Luôn lắng nghe cơ thể. Và tất cả những thai phụ lần đầu mang thai nên thảo luận với bác sĩ về thói quen tập luyện của mình.

Miễn là bạn có thể nói chuyện được trong khi tập và không cảm thấy hụt hơi, thì cường độ đó rất có thể phù hợp với bạn. Có thể bạn sẽ cần phải giảm cường độ khi thai kỳ tiến triển, nhưng vẫn có thể tập thể dục đến mức bạn cảm thấy như đang trong một đợt luyện tập sức khỏe tim mạch tốt.

Năm 2002, trường Cao đẳng Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) đã sửa đổi hướng dẫn về tập thể dục cho phụ nữ mang thai và những phụ nữ lần đầu làm mẹ và khẳng định lại những hướng dẫn này trong năm 2009. Ngoài ra, các hướng dẫn mới của ACOG đã hạn chế số nhịp tim cụ thể được phép và hạn chế thời gian tập luyện cho những bà mẹ tương lai, cho phép thực hiện cường độ tập luyện nhiều hơn so với khuyến cáo trước đây.

Nếu thai kỳ của bạn khỏe mạnh không có biến chứng hoặc nguy cơ cao, bạn có thể tiếp tục tập thể dục vừa phải. Theo ACOG, phụ nữ mang thai có thể tập an toàn 30 phút hoặc nhiều hơn trong hầu hết các ngày trong tuần. Để có những hướng dẫn quan trọng về cách tập luyện an toàn, hãy xem bài viết về 13 quy tắc tập luyện an toàn cho thai kỳ.

Sau khi sinh, hãy tiếp tục tập luyện chương trình trước khi mang thai, tuy nhiên cần tập từ từ và tăng dần mức độ, đồng thời phải có sự cho phép của bác sĩ.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: van dong vien thai ky
Tin liên quan
Những loại thuốc điều trị chứng ốm nghén có thể dùng trong thai kỳ
Những loại thuốc điều trị chứng ốm nghén có thể dùng trong thai kỳ

Một số chất bổ sung và thuốc - cả dạng thuốc viên và thuốc tiêm tĩnh mạch - được coi là an toàn khi dùng để điều trị buồn nôn và nôn trong khi mang thai, mặc dù không phải tất cả đều hiệu quả.

Những điều cơ bản để có một giấc ngủ ngon trong thai kỳ
Những điều cơ bản để có một giấc ngủ ngon trong thai kỳ

Mang thai thường gây ra nhiều rối loạn giấc ngủ, bao gồm buồn nôn, ợ nóng, chuột rút, và ngáy ngủ. Và thói quen ngủ không ngon trước khi bạn mang thai có thể làm cho những vấn đề này tồi tệ hơn. Đây là một số mẹo giúp bạn ngủ ngon giấc hơn - trong thai kỳ và hơn thế nữa.

Giải mã giấc mơ thai kỳ: Những tuần cuối cùng của bạn
Giải mã giấc mơ thai kỳ: Những tuần cuối cùng của bạn

Bạn đang vui vẻ chỉ huy cho một trận đấu bóng đá ở trường. Bạn biết mình đã có con, nhưng không biết cậu bé ở đâu. Đột nhiên bạn nhớ ra rằng: bạn đã bỏ em bé lại ở phòng gym... Một số hình ảnh trong giấc mơ thường xuất hiện ở các giai đoạn nhất định của thai kỳ. Để giải mã chúng, hãy đọc tiếp. Các trích đoạn sau đây được chuyển thể từ cuốn "Women's Bodies, Women's Dreams" của nhà tâm lý học Patricia Garfield, mô tả một số ước mơ phổ biến trong những tuần cuối cùng của thai kỳ và những giải mã về chúng.

Tập luyện trong thai kỳ cho người mới bắt đầu
Tập luyện trong thai kỳ cho người mới bắt đầu

Bạn có thể bắt đầu một chương trình tập luyện trong suốt thai kỳ, ngay cả khi cho đến bây giờ bạn vẫn chưa hề tập lần nào. Chỉ cần tham vấn kế hoạch tập của bạn với bác sĩ và được bác sĩ cho phép trước khi bắt đầu.

Tập luyện trong thai kỳ: Các dấu hiệu cảnh báo cần tập chậm lại hoặc dừng lại!
Tập luyện trong thai kỳ: Các dấu hiệu cảnh báo cần tập chậm lại hoặc dừng lại!

Cơ thể của bạn đang thay đổi: Không chỉ trọng tâm của trọng lực đã thay đổi, mà bạn còn mang trọng lượng nhiều hơn, do đó sẽ nhanh mệt mỏi hơn. Đó là lý do tại sao cần kiểm tra với bác sĩ trước khi bắt đầu một phác đồ tập thể dục, tập luyện một cách cẩn thận và lắng nghe cơ thể của mình.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Lỡ uống 1 viên Fluconazol 150mg trong tuần thai kỳ?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1740 lượt xem

Em bị nấm, do không biết mình đã mang thai nên ngay trong tuần đầu của thai kỳ, em đã uống duy nhất 1 viên Fluconazol 150mg. Nay, thai đã được gần 6 tuần, nhưng em rất lo - Liệu 1 viên thuốc đó có gây tác hại gì cho em bé không ạ?

Ra huyết hồng trong tuần đầu có phải dấu hiệu động thai?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  493 lượt xem

Em thử thai 2 vạch, 5 ngày sau đi tiểu thì thấy lẫn it máu màu hồng. Đi siêu âm, kết quả: tử cung trung gian 42mm. Lòng tử cung có túi dịch d=9mm. Bs kết luận: có túi thai giai đoạn sớm, trong tử cung, hẹn tuần sau tái khám. Trong ngày đi siêu âm không còn ra huyết, nhưng em có cảm giác ê, buốt và nặng bụng dưới. Em mới có thai lần đầu nên không biết khi ra huyết hồng là máu báo có thai hay là dấu hiệu động thai ạ?

Có nên dùng thuốc chống đông máu herparin trong thai kỳ không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  923 lượt xem

- Bác sĩ ơi, tôi có nên dùng thuốc chống đông máu herparin trong khi đang mang thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Cách thai kỳ ảnh hưởng đến những giấc mơ và lý do tại sao?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  701 lượt xem

- Bác sĩ biết không, trong thời gian mang thai tôi hay mơ hơn và những giấc mơ cũng trở nên lạ lùng hơn. Bác sĩ có thể lý giải giúp tôi tại sao lại như vậy không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Chương trình luyện tập có thể tiếp tục trong thời kỳ mang thai là gì?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  686 lượt xem

- Bác sĩ ơi, tôi có thể tiếp tục chương trình luyện tập của mình với những môn thể thao nào trong thời kỳ mang thai? Bác sĩ hãy cho tôi một số gợi ý nhé, cảm ơn bác sĩ!

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây