Những hoạt động nào nên tránh khi mang thai?
Bác sĩ trả lời:
- Tốt nhất là tránh bất kỳ hoạt động nào khiến bạn có nguy cơ bị ngã hoặc nguy cơ cao chấn thương vùng bụng khi mang thai. Tất nhiên, nguy cơ thương tích của bạn phụ thuộc phần nào giai đoạn thai kỳ. Nhưng hãy cân nhắc rằng khả năng duy trì giữ cân bằng của thai phụ sẽ giảm đi khi thai kỳ phát triển và trọng tâm cơ thể thay đổi.
Bạn cũng sẽ muốn có những biện pháp phòng ngừa đặc biệt khi đi lên những nơi có độ cao, ít oxy hơn cho bạn và con. Ví dụ, địa điểm du lịch cao trên 2000 m có thể khiến bạn mệt mỏi và gây nguy hại cho con. Dưới đây là danh sách một số hoạt động có thể ảnh hưởng trong thời kỳ mang thai:
- Đi công viên giải trí: Lướt ván nước và các trò chơi khác ở công viên là các hoạt động cấm kị tuyệt đối, vì việc đáp xuống quá mạnh hoặc khởi động, dừng bất ngờ có thể gây hại cho em bé.
- Đạp xe: đạp xe không phải là ý tưởng hay cho người mới làm quen, nhưng những người đã quen với bài tập này có thể duy trình đến tam cá nguyệt thứ hai, khi trọng tâm của trọng lực cơ thể đã thay đổi và có thể khiến việc này trở nên khó khăn, nguy hiểm hơn. Đạp một chiếc xe cố định sẽ là lựa chọn an toàn hơn.
- Các môn thể thao phối hợp: Bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền và khúc côn cầu gây nguy hiểm cho bạn nếu bị chấn thương từ quả bóng hoặc gậy hay va chạm với người chơi khác hoặc ngã trong khi chơi.
- Lặn: có thể gây hại cho em bé vì bị áp lực mạnh từ nước
- Trượt tuyết đổ dốc: ACOG khuyến cáo không được tham gia trò chơi này trong bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ vì có nguy cơ bị thương nặng và bị ngã. Nếu chọn trượt tuyết, hãy bám vào các thành và lưu ý là bạn có thể bị mất thăng bằng khi bụng to hơn.
- Thể dục: bộ môn này cũng có nguy cơ khiến bạn bị ngã và tăng nguy cơ chấn thương vùng bụng
- Cưỡi ngựa: ngay cả khi là một tay đua giỏi thì bộ môn này cũng không đáng để thử, vì nếu ngã sẽ rất nguy hiểm. Nếu đã quen với hoạt động này, giai đoạn đầu thai kỳ bạn có thể cưỡi ngựa đi dạo đâu đó.
- Bồn tắm nóng và xông hơi khô: ngâm mình trong bồn tắm nóng hoặc ngồi trong phòng xông hơi có thể nguy hiểm cho em bé đang phát triển vì nóng quá mức có liên quan đến dị tật bẩm sinh.
- Chạy: nếu bạn không phải là vận động viên trước khi mang thai thì bây giờ không phải là lúc để thử. Nếu không thì có thể chạy ở mức độ vừa phải. Từ tam cá nguyệt thứ hai, nguy cơ bị té ngã sẽ cao hơn, vì thế bạn nên cẩn thận. Giống như các bài tập thể dục khác, cần tránh để cơ thể quá nóng và uống nhiều nước để thay thế lượng chất lỏng bị mất do đổ mồ hôi.
- Lặn biển: đây là hoạt động tuyệt đối không được tham gia. Khi bạn lặn, bọt khí có thể hình thành trong máu của bạn, rất nguy hiểm cho cả mẹ và bé đang phát triển.
- Trượt ván, trượt tuyết: cả hai đều cực kỳ nguy hiểm vì nó đòi hỏi tốc độ cao, khiến thai phụ bị ngã và bị chấn thương bụng.
- Quần vợt. Trò chơi này ở mức vừa phải có thể chấp nhận được nếu bạn đã quen với nó. Nhưng bạn có thể gặp vấn đề với khả năng giữ thăng bằng và dừng đột ngột, do đó hãy chú ý các bước của mình. Hầu hết phụ nữ thấy rất khó có thể theo kịp trò chơi vì bụng của họ lớn hơn trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba.
- Lướt ván: Đây cũng là hoạt động dễ làm thai phụ ngã và tăng nguy cơ chấn thương vùng bụng
Tốt nhất là nên hoạt động trong thai kỳ nhưng hãy chơi thật thông minh bằng cách gắn bó với các hoạt động an toàn trong thai kỳ.
Ngay cả khi bạn hoạt động rất tích cực trước khi mang thai, nhưng nếu có nguy cơ hoặc được chẩn đoán một số vấn đề nào khác (như sinh non hoặc giới hạn phát triển trong tử cung, tiền sản giật, vỡ màng ối, chảy máu dai dẳng, thiếu máu cổ tử cung hoặc thiếu máu trầm trọng) bạn sẽ cần phải hạn chế các hoạt động của mình. Bác sĩ có thể giúp bạn thiết kế một chương trình tập luyện phù hợp cho chính mình.
Trường Chuyên sản phụ khoa Hoa kỳ khuyên bạn nên ngừng tập ngay nếu có bất kỳ dấu hiệu cảnh báo nào dưới đây:
- Chảy máu âm đạo
- Các cơn co gây đau
- Chất lỏng bị rò rỉ từ âm đạo
- Chóng mặt hoặc ngất
- Đau đầu
- Đau ngực hoặc tim đập nhanh
- Đau bắp chân hoặc sưng (có thể là dấu hiệu của tình trạng có cục máu đông)
- Tầm nhìn mờ
- Đau bụng hoặc đau ngực
Tìm hiểu thêm về 13 quy tắc tập luyện an toàn trong thai kỳ.
Một phụ nữ mang thai có thể phải đối mặt với sự thay đổi tâm trạng, thèm ăn, khó chịu, buôn nôn và một loạt các bệnh thai nghén khác. Nếu mọi thứ chưa đủ thì hãy tưởng tượng sẽ như nào nếu bạn đời của bạn cũng bắt đầu trải qua những triệu chứng tương tự như vậy?
Ngay cả khi bạn luôn có một dạ dày sắt, khỏe mạnh thì thai kỳ cũng sẽ làm yếu hệ thống miễn dịch của bạn và khiến bạn dễ bị ảnh hưởng bởi các bệnh do thực phẩm, khiến bạn bị bệnh hoặc làm tổn hại đến em bé. Vì vậy, điều quan trọng là phải tìm hiểu những thức ăn cần phải tránh trong thời kỳ mang thai - ngay cả trong những dịp đặc biệt.
Câu hỏi: - Bác sĩ có thể cho tôi biết vận động viên nên tuân thủ những hướng dẫn tập luyện nào trong thai kỳ không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
Chúng ta đều biết rằng khả năng sinh sản khác nhau tùy theo từng người phụ nữ: Một số người phải vật lộn để thụ thai, trong khi những người khác thì rất ngạc nhiên khi mang thai trong khi họ cố gắng tránh nó. Nhưng mang thai trong khi bạn đang mang thai? Điều đó dường như vượt xa giới hạn về khả năng sinh sản của con người.
Câu hỏi: - Bác sĩ ơi, những việc nhà nào tôi cần tránh khi đang mang thai ạ? Mong bác sĩ giải đáp giúp tôi ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 379 lượt xem
Thấy chậm kinh, ra huyết nhạt, em đến siêu âm và làm xét nghiệm tại Khoa Phụ sản, Bv Trung ương Huế thì bs kết luận: vòng tránh thai bị lệch, nằm dưới cổ tử cung - em đã có thai 4 tuần. Bs cho hỏi, em muốn lấy vòng tránh thai ra có được không ạ. Bởì muồn giữ thai mà em sợ vòng còn trong đó sẽ bất lợi nhiều cho bé?
- 1 trả lời
- 849 lượt xem
Em uống thuốc tránh thai postinor 1 (levonorgestrel 1,5mg) mà vẫn dính bầu. Nếu để, liệu có nguy cơ gì cho em bé không? Mang thai được 11 tuần, độ mờ da gáy = 0,4 mm thì có bình thường không bs?
- 1 trả lời
- 630 lượt xem
Em có thai 24 tuần (song thai). Bình thường, em khám và chích ngừa tại phòng khám tư nhân ở gần nhà. Giờ, em muốn đăng kí khám thai tiếp theo tại Bv Phụ sản TW có được không? Đi khám cần mang theo những gì ạ?
- 1 trả lời
- 476 lượt xem
Em có tiền căn dị tật ống thần kinh bẩm sinh ở thai nhi ( thai vô sọ), lúc 12 tuần. Bây giờ, em nên bổ sung những loại thuốc nào trước khi mang thai lần thứ hai ạ?
- 1 trả lời
- 1200 lượt xem
Trước kỳ kinh nguyệt sắp tới 5 ngày, em có uống thuốc tránh thai khẩn cấp. Sau 6 ngày, vẫn không thấy kinh, em thử que thì 2 vạnh. Thấy bụng đau lâm râm và ra ít dịch nâu, em đi siêu âm, bs bảo còn nhỏ quá nên chưa thấy phôi thai. Giờ, bụng em đã hết đau và ra dịch. Nhưng không hiểu thuốc tránh thai có ảnh hưởng gì không ạ?