Kết thúc cuộc chiến với những việc vặt trong nhà trong suốt thai kỳ
Công việc và trách nhiệm là nguyên nhân số một gây ra những cuộc tranh cãi giữa các cặp đôi trong tam các nguyệt thứ hai. Để tránh gây căng thẳng cho mối quan hệ của mình, hãy thử thực hiện ba bước dưới đây:
- Bước 1. Ngồi xuống cùng chồng và lập một danh sách tất cả những công việc nhà cần phải làm. Xem xét chia chúng thành các công việc hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng.
- Bước 2. Đánh dấu vào bên cạnh những việc phải làm. Cùng nhau tạo một danh sách để chồng bạn không cảm thấy chỉ có bạn đang trình bày với anh ấy một danh sách các việc cần làm
- Bước 3. Khi đã hoàn thành danh sách, hãy luân phiên chọn những điều cần làm. Ví dụ: bạn giặt quần áo, anh ấy cất nó, bạn nấu ăn, anh ấy lau dọn nhà bếp, bạn hút bụi anh ấy xử lý phòng tắm.
Đây là cách tuyệt vời để tìm ra việc nào quan trọng nhất đối với mỗi người. Và bạn có thể sẽ ngạc nhiên khi chồng chọn những việc mà bạn không thể chịu được.
Không phải là bắt buộc phải có một danh sách các công việc, nhưng với danh sách này các bạn sẽ rõ ai là người chịu trách nhiệm về những gì và có thể đảm bảo các bạn không bị trì hoãn bởi những việc gây khó chịu. Nếu dọn giường là nhiệm vụ của bạn, bạn sẽ không phải mất thời gian tranh cãi xem đến lượt ai làm việc này.
Mang thai có thể là một thời gian căng thẳng và tràn đầy cảm xúc. Một ngày nào đó bạn có thể vui mừng khi nghĩ đến việc có em bé và sau đó cũng nhanh chóng tự hỏi chính mình đã làm gì?
Ngay cả khi bạn luôn có một dạ dày sắt, khỏe mạnh thì thai kỳ cũng sẽ làm yếu hệ thống miễn dịch của bạn và khiến bạn dễ bị ảnh hưởng bởi các bệnh do thực phẩm, khiến bạn bị bệnh hoặc làm tổn hại đến em bé. Vì vậy, điều quan trọng là phải tìm hiểu những thức ăn cần phải tránh trong thời kỳ mang thai - ngay cả trong những dịp đặc biệt.
Lưu ý: chỉ cần chế độ ăn hàng ngày cũng có thể đáp ứng đủ nhu cầu về hầu hết các loại chất dinh dưỡng này, nhưng đối với một số liều lượng khuyến cáo của các loại như axit folic, sắt thì chỉ riêng chế độ ăn không thể cung cấp đủ. Chất bổ sung hoặc vitamin bà bầu có thể giúp bạn lấp đầy sự thiếu hụt này. Hãy kiểm tra mức giá trị dinh dưỡng hàng ngày trên vỏ chai sản phẩm. Luôn luôn nói chuyện với bác sĩ trước khi dùng bất kỳ chất bổ sung nào ngoài vitamin bà bầu của bạn.
Nhiều thai phụ lựa chọn ăn chay trong suốt thai kỳ. Trong một số trường hợp, bạn có thể phải dùng thêm thực phẩm bổ sung (thực phẩm chức năng) để đảm bảo có đủ dưỡng chất cần thiết.
Một số chất bổ sung và thuốc - cả dạng thuốc viên và thuốc tiêm tĩnh mạch - được coi là an toàn khi dùng để điều trị buồn nôn và nôn trong khi mang thai, mặc dù không phải tất cả đều hiệu quả.
- 1 trả lời
- 412 lượt xem
Lần đầu em sinh mổ do bất xứng đầu chậu. Giờ em mang thai bé thứ 2 được 38 tuần. Nhưng trong suốt thai kỳ, em bị táo bón đến lòi trĩ. Vậy, để an toàn cho bé, em có xin mổ chủ động được không ạ?
- 1 trả lời
- 3747 lượt xem
Bác sĩ ơi, nhà em ở vùng miền núi, thường xuyên dùng bếp củi để nấu ăn. Vừa rồi em nghe thấy thông tin là hít phải khói từ gỗ trong khi mang thai là không tốt. Em lại đang mang thai nữa, không hiểu thông tin đó có đúng không bác sĩ?
- 1 trả lời
- 1449 lượt xem
- Bác sĩ ơi, em làm giáo viên, phải đứng rất nhiều. Bác sĩ cho em hỏi, đứng cả ngày trong khi mang thai có an toàn không ạ?
- 1 trả lời
- 987 lượt xem
- Bác sĩ ơi, em có "bệnh" nghiện sắp xếp đồ. Hiện tại em đang mang thai, thì thường xuyên sắp xếp đồ đạc trong nhà có an toàn không ạ?
- 1 trả lời
- 1828 lượt xem
- Bác sĩ ơi, em bé nhà tôi thường xuyên bị nấc cụt trong tử cung. Hiện tượng này có bình thường không, thưa bác sĩ?