Phác đồ điều trị nhi khoa 2013 - Bệnh viện nhi đồng 1
A. PHẦN NỘI KHOA
Chương I: Cấp cứu tai nạn
1. LỌC BỆNH VÀ XỬ LÝ CẤP CỨU
I. Đại cương
Tử vong trong bệnh viện thường xảy ra trong vòng 24 giờ đầu. Phần lớn các trường hợp tử vong này có thể ngăn ngừa được nếu trẻ bệnh nặng được lọc bệnh, phát hiện dấu hiệu cấp cứu sớm và xử trí kịp thời.
Lọc bệnh là một qui trình sàng lọc nhanh trẻ bệnh khi trẻ được đưa đến cơ sở y tế tại phòng đăng ký, ngoài ra có thể áp dụng tại phòng khám bệnh hoặc khoa cấp cứu.
II. Phân loại
Nhanh chóng phân loại trẻ thành 3 nhóm sau:
- Trẻ có dấu hiệu cấp cứu cần cấp cứu ngay hoặc chuyển vào khoa Cấp cứu.
- Trẻ có dấu hiệu ưu tiên sẽ được khám trước để đánh giá và điều trị kịp thời.
- Trẻ không có dấu hiệu cấp cứu hoặc ưu tiên sẽ được khám bệnh theo thứ tự.
III. Thứ tự các bước lọc bệnh (lưu đồ 1)
Hỏi bà mẹ lý do đưa trẻ đến khám cùng lúc quan sát và sờ tay chân trẻ.
1. Tìm những dấu hiệu cấp cứu đồng thời xử trí cấp cứu ngay hoặc chuyển vào khoa cấp cứu
Nếu trẻ có bất kỳ dấu hiệu cấp cứu nào phải cấp cứu ngay, kêu gọi giúp đỡ, sau đó tiếp tục và hoàn thành việc đánh giá và làm xét nghiệm cấp cứu: thử đường huyết bằng que (Dextrostix), dung tích hồng cầu (Hct).
Tìm các dấu hiệu cấp cứu theo thứ tự ưu tiên:
- Dấu hiệu cấp cứu hô hấp:
- Ngừng thở hoặc cơn ngừng thở.
- Tím tái.
- Rút lõm ngực nặng.
- Thở rít thì hít vào khi nằm yên.
- Trẻ thở rít, hỏi bà mẹ trẻ có hít sặc không. Nếu có trẻ bị dị vật đường thở
- Dấu hiệu sốc:
- Tay chân lạnh kèm.
- Thời gian đổ đầy mao mạch chậm ≥ 3 giây bằng cách ấn làm trắng móng tay. Thời gian đổ đầy mao mạch là thời gian làm hồng trở lại móng tay.
- Mạch cổ tay yếu, nhanh hoặc không bắt được.
- Tìm vết thương đang chảy máu để cầm máu và hỏi bà mẹ nếu xuất hiện đột ngột sau chích thuốc hay côn trùng cắn nghi sốc phản vệ.
- Dấu hiệu hôn mê hoặc co giật:
- Mức độ tri giác được đánh giá nhanh bởi thang điểm AVPU:
- A (alert): trẻ tỉnh.
- V (voice): đáp ứng với lời nói.
- P (pain): đáp ứng với kích thích đau (véo da hoặc kéo tóc vùng trán).
- U (unconscious): hôn mê. Trẻ cần cấp cứu khi không đáp ứng với kích thích đau hoặc đang co giật.
- Hỏi bà mẹ trẻ có bị chấn thương đầu cổ. Nếu có hoặc nghi ngờ, phải cố định cổ ngay.
- Mức độ tri giác được đánh giá nhanh bởi thang điểm AVPU:
- Dấu hiệu mất nước nặng ở trẻ bị tiêu chảy. Mất nước nặng khi có ≥ 2 dấu hiệu sau:
- Trẻ li bì hoặc khó đánh thức.
- Dấu hiệu mắt trũng.
- Nếp véo da bụng mất rất chậm (>2 giây).
2. Tìm các dấu hiệu ưu tiên để trẻ được khám trước, điều trị kịp thời
Trẻ có dấu hiệu ưu tiên khi có một trong các dấu hiệu sau:
- Sốt cao.
- Li bì, bứt rứt, không yên.
- Suy hô hấp: (ngưỡng thở nhanh: trẻ < 2 tháng: ≥ 60 lần/phút; trẻ 2 tháng – dưới 12 tháng: ≥ 50 lần/phút; trẻ 12 tháng – 5 tuổi: ≥ 40 lần/phút).
- Gầy mòn nặng hoặc phù 2 bàn chân.
- Lòng bàn tay rất nhợt.
- Phỏng.
- Tai nạn, ngộ độc.
- Trẻ bệnh dưới 2 tháng tuổi.
- Có giấy chuyển viện từ tuyến trước.
Những trẻ có dấu hiệu ưu tiên đều có nguy cơ diễn tiến nặng và nhanh, vì thế cần khám, đánh giá trước để xử trí kịp thời, không phải xếp chờ thứ tự khám. Nếu trẻ có chấn thương hoặc có vấn đề ngoại khoa thì cần có sự hỗ trợ của ngoại khoa.
3. Trẻ không có dấu hiệu cấp cứu, không có dấu hiệu ưu tiên
Nếu trẻ không có dấu hiệu cấp cứu cũng như ưu tiên thì chờ khám theo thứ tự. Tiêu chuẩn chuyển vào khoa cấp cứu khi trẻ có 1 trong các dấu hiệu:
- Ngừng thở hoặc cơn ngừng thở.
- Tím tái.
- Rút lõm ngực nặng.
- Thở rít thì hít vào khi nằm yên.
- Sốc.
IV. Xử trí
1. Cấp cứu hô hấp
2. Cấp cứu sốc (Lưu đồ 5)
3. Cấp cứu trẻ hôn mê, co giật
4. Cấp cứu mất nước nặng (Lưu đồ 9)
Tất cả trẻ sau khi được lọc bệnh và xử trí cấp cứu phải được hỏi bệnh sử, thăm khám toàn diện, chỉ định xét nghiệm để có chẩn đoán xác định và điều trị nguyên nhân
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em - Bộ y tế 2015
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về thận, tiết niệu - Bộ y tế 2015
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013
Thuốc đồng vận thụ thể GLP-1 (glucagon-like peptide-1) là một nhóm thuốc được sử dụng để điều trị bệnh tiểu đường type 2. Thuốc đồng vận thụ thể GLP-1 rất hiệu quả trong việc giảm lượng đường trong máu. Ngoài điều trị tiểu đường, nhóm thuốc này còn mang lại một số lợi ích cho sức khỏe tim và chức năng thận.
Bệnh động mạch vành (CAD) xảy ra khi các mảng chất béo hoặc mảng bám tích tụ trong thành mạch máu hoặc động mạch. Có thể điều trị CAD bằng cách sử dụng thuốc, thay đổi lối sống hoặc phẫu thuật nếu cần.
Bệnh động mạch vành (CAD), còn được gọi là bệnh mạch vành, xảy ra khi mảng bám tích tụ trong động mạch cung cấp máu cho tim. Bệnh động mạch vành thường được điều trị bằng cách kết hợp giữa thay đổi lối sống và sử dụng các loại thuốc như statin hoặc thuốc chẹn beta để ngăn ngừa biến chứng. Trong những trường hợp nghiêm trọng còn có thể cần phải phẫu thuật.
Có nhiều loại thuốc giúp điều trị và ngăn ngừa bệnh động mạch vành (CAD), bao gồm các loại thuốc statin để giảm mức cholesterol, thuốc ức chế men chuyển ACE để giảm huyết áp, và các loại thuốc khác giúp ngăn ngừa cơn đau tim.
- 1 trả lời
- 1079 lượt xem
Năm nay em 25 tuổi, mang thai được hơn 3 tháng. Em bị thủy đậu, vừa mới lành. Nghe nói bị thủy đậu khi mang thai rất nguy hiểm nên em muốn đi khám, nhưng không biết khám ở khoa nào của Bv Phụ sản ạ?
- 1 trả lời
- 1354 lượt xem
- Thưa bác sĩ, tôi bị bệnh da liễu mạn tính. Tôi có cần điều trị đặc biệt gì trước khi mang thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1175 lượt xem
- Thưa bác sĩ, tôi bị bệnh tuyến giáp. Tôi có cần biết điều gì trước khi có thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 0 trả lời
- 978 lượt xem
Con em đi tiêm phòng về và có bị sốt. Từ khi hết sốt thì con có triệu chứng chậm phát triển. Đến nay con 4 tuổi nhưng vẫn chưa biết nói. Cơ thể yếu rất dễ bị ốm. Chạy nhảy liên tục không thể ngồi yên được một chỗ. Không hiểu được lời người lớn nói gì. Xin bác sĩ cho em xin lời khuyên và cho e xin biẹn pháp với ạ
- 1 trả lời
- 1986 lượt xem
Em bị nhiễm nấm Candida ở lưỡi nên thường hay phải sử dụng bột rơ lưỡi có chứa Nystatin. Nhưng trong thời gian em đang mang thai, liệu điều đó có làm ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi không?