1

Bộc lộ tĩnh mạch ngoại vi để truyền dịch điều trị người bệnh bỏng - Bộ y tế 2013

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

I. KHÁI NIỆM

  • Đối với người bệnh bỏng, đặc biệt bỏng nặng, một trong những nhiệm vụ cấp thiết của người thầy thuốc là phải thiết lập được đường truyền dịch nhằm bổ sung khối lượng máu lưu hành, cũng như đưa các thuốc đường tĩnh mạch để cấp cứu & điều trị người bệnh.
  • Ưu tiên hàng đầu là các đường truyền tĩnh mạch ngoại vi, tiếp đến là các tĩnh mạch trung tâm. Có thể đặt 2 – 3 đường truyền cùng một lúc. Tuy nhiên, trong những trường hợp khó khăn (hay gặp ở trẻ em), phải bộc lộ tĩnh mạch ngoại vi, hoặc truyền qua xương xốp, thể hang … để đưa dịch và thuốc điều trị người bệnh.

II. CHỈ ĐỊNH

Người bệnh bỏng có chỉ định truyền dịch mà không thể hoặc không có điều kiện đặt được đường truyền tĩnh mạch ngoại vi hoặc tĩnh mạch trung tâm.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Không có chống chỉ định tuyệt đối. Thận trọng khi người bệnh bỏng có: phù phổi cấp, bệnh tim nặng.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện: bác sỹ, điều dưỡng.

2. Địa điểm: buồng tiểu thủ thuật.

3. Phương tiện

  • Dịch truyền theo y lệnh, cọc truyền, bộ dây truyền, kim luồn tĩnh mạch
  • Khay vô khuẩn, khay quả đậu.
  • Hộp tiểu phẫu.
  • Găng tay vô khuẩn, băng dính, băng cuộn.
  • Phiếu truyền dịch.
  • Hộp thuốc chống sốc, huyết áp kế, nhiệt kế ….
  • Hộp đựng vật sắc nhọn, hộp đựng rác thải, …

4. Người bệnh

  • Giải thích để người bệnh yên tâm và phối hợp với chuyên môn.
  • Cho người bệnh đi đại tiện, tiểu tiện trước khi truyền dịch.

5. Hồ sơ bệnh án

Chuẩn bị hồ sơ bệnh án theo quy định, các xét nghiệm liên quan.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

  • Nhân viên y tế đội mũ, rửa tay, mang khẩu trang.
  • Giải thích, động viên người bệnh.
  • Kiểm tra dịch truyền, đặt quang treo vào chai dịch, sát khuẩn nút chai, pha thuốc (nếu có).
  • Cắm dây truyền vào chai dịch, treo chai dịch, đuổi khí qua dây, khoá lại.
  • Chọn tĩnh mạch bộc lộ, thường chọn tĩnh mạch hiển ở chi dưới (hiển trong: ở trước trong mắt cá trong; tĩnh mạch hiển ngoài: trên mắt cá ngoài), tốt nhất là ở xa vùng bị bỏng.
  • Người bệnh được giảm đau, an thần hoặc tê tại chỗ.
  • Đi găng vô khuẩn, buộc dây garo trên vùng bộc lộ 3 – 5 cm.
  • Sát khuẩn vùng bộc lộ từ trong ra ngoài 2 lần. Trải xăng lỗ ở vùng bộc lộ.
  • Nếu bộc lộ ở tĩnh mạch hiển: Rạch da ngang trên phía trước mắt cá trong hoặc ngang trên mắt cá ngoài, bộc lộ tĩnh mạch.
  • Thắt đầu ngoại vi tĩnh mạch bộc lộ. Mở thân tĩnh mạch phía trên chỗ thắt, luồn kim luồn tĩnh mạch, buộc cố định.
  • Nối kim luồn tĩnh mạch với dây truyền dịch, tháo dây garo.
  • Mở khoá cho dịch chảy. Khâu che phủ tĩnh mạch và phục hồi vết rạch da, cố định kim luồn và dây truyền, che vết mổ bằng gạc vô khuẩn, cố định bằng nẹp (nếu cần).
  • Điều chỉnh tốc độ theo y lệnh, ghi phiếu theo dõi truyền dịch.
  • Theo dõi và phát hiện tai biến.
  • Thu dọn dụng cụ, tháo găng, rửa tay.
  • Thực hiện truyền dịch theo y lệnh.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Toàn thân

  • Hướng dẫn người bệnh và gia đình không được tự ý thay đổi tốc độ truyền dịch.
  • Theo dõi tình trạng ý thức, mạch, nhiệt độ, huyết áp, hô hấp của người bệnh, phát hiện các dấu hiệu bất thường như sốt, rét run, khó thở, …
  • Nếu có sốc phản vệ: Xử trí theo phác đồ cấp cứu sốc phản vệ (thở oxy, kháng histamin, corticoid, adrenalin,…).

2. Tại chỗ

  • Nhiễm khuẩn: thay vị trí truyền, điều trị kháng sinh, trích rạch ổ nhiễm khuẩn...
  • Huyết khối tĩnh mạch, tắc mạch phổi: hiếm gặp. Điều trị bằng Heparin.
  • Viêm hoặc tắc tĩnh mạch: chườm ấm, thay vị trí truyền.
  • Chệch ven: truyền dịch ra ngoài ven. Cần dừng truyền, chuyển vị trí khác
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Đặt dây truyền dịch ngoại vi điều trị người bệnh bỏng - Bộ y tế 2013
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

Đặt catheter tĩnh mạch trung tâm bù dịch điều trị sốc bỏng - Bộ y tế 2013
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

Nội soi tiêu hóa chẩn đoán và điều trị bỏng tiêu hóa và các biến chứng tiêu hóa ở người bệnh bỏng nặng - Bộ y tế 2013
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

Sử dụng giường khí hóa lỏng điều tri người bệnh bỏng nặng - Bộ y tế 2013
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

Sử dụng giường đệm tuần hoàn khí điều trị người bệnh bỏng nặng - Bộ y tế 2013
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

Tin liên quan
Những điều mà phụ nữ cần biết về bệnh lây truyền qua đường tình dục
Những điều mà phụ nữ cần biết về bệnh lây truyền qua đường tình dục

Nếu không được điều trị, các bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể dẫn đến các vấn đề về khả năng sinh sản và tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung.

Bệnh lây truyền qua đường tình dục trong quá trình mang thai
Bệnh lây truyền qua đường tình dục trong quá trình mang thai

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục STIs có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng về sức khoẻ cho bà bầu và thai nhi.

Các Bệnh Lây Truyền Qua Quan Hệ Tình Dục Bằng Miệng
Các Bệnh Lây Truyền Qua Quan Hệ Tình Dục Bằng Miệng

Mặc dù các bệnh xã hội chủ yếu lây truyền qua quan hệ tình dục đường âm đạo và đường hậu môn nhưng một số bệnh lây qua quan hệ tình dục bằng miệng.

Tăng áp tĩnh mạch cửa là bệnh gì?
Tăng áp tĩnh mạch cửa là bệnh gì?

Động mạch mang máu giàu oxy từ tim đến các cơ quan, cơ bắp và các mô khác trong khi tĩnh mạch mang máu trở lại trái tim, ngoại trừ tĩnh mạch cửa mang máu đến gan.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Bị bệnh da liễu mạn tính có cần điều trị đặc biệt gì trước khi mang thai không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1137 lượt xem

- Thưa bác sĩ, tôi bị bệnh da liễu mạn tính. Tôi có cần điều trị đặc biệt gì trước khi mang thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Trẻ bú trực tiếp sữa của người khác thì có bị lây bệnh truyền nhiễm của người đó không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  560 lượt xem

Vợ em sinh mổ 1 bé trai và 1 bé gái tại bệnh viện Từ Dũ. Khi sinh ra vì mẹ không đủ sữa nên nhà em sốt ruột đã cho 2 bé bú sữa trực tiếp của 1 chị cùng phòng sanh. Nếu chị kia bị bệnh truyền nhiễm thì hai bé nhà em có bị lây không ạ? Và khi nào thì các bé có thể làm xét nghiệm để biết bé có bị bệnh truyền nhiễm gì không?

Những bệnh mạn tính nào ảnh hưởng đến khả năng sinh sản?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1083 lượt xem

Tôi có nghe nói, người nào mắc bệnh mạn tính sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Tôi đang chuẩn bị lên kế hoạch có em bé nên điều này làm tôi vô cùng lo lắng. Bác sĩ có thể cho tôi biết những bệnh mạn tính nào ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bị bệnh tuyến giáp cần biết điều gì trước khi có thai?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  987 lượt xem

- Thưa bác sĩ, tôi bị bệnh tuyến giáp. Tôi có cần biết điều gì trước khi có thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Mang thai có thể cải thiện các bệnh mạn tính không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  666 lượt xem

- Bác sĩ ơi, nhiều người nói mang thai có thể cải thiện các bệnh mạn tính. Điều này có đúng không, thưa bác sĩ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây