1

Đặt catheter tĩnh mạch trung tâm bù dịch điều trị sốc bỏng - Bộ y tế 2013

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

I. KHÁI NIỆM

Đặt catheter tĩnh mạch trung tâm là đặt catheter ở các tĩnh mạch lớn như tĩnh mạch dưới đòn, tĩnh mạch cảnh, tĩnh mạch bẹn nhằm để đưa vào cơ thể một khối lượng dịch thể tương đối lớn, trong một khoảng thời gian nhất định để điều trị sốc bỏng. Đặt catheter tĩnh mạch dưới đòn còn cho phép đo áp lực tĩnh mạch trung tâm để đánh giá huyết động của người bệnh trong sốc bỏng.

II. CHỈ ĐỊNH

  • Người bệnh bỏng nặng: bỏng diện tích lớn, bỏng sâu diện rộng, bỏng hô hấp có sốc hoặc đe dọa sốc mà bằng đường tĩnh mạch ngoại vi không bảo đảm hoặc khó bảo đảm bù một khối lượng lớn dịch thể trong một khoảng thời gian nào đó.
  • Người bệnh sốc bỏng hoặc đe dọa sốc mà không thể truyền được bằng các đường tĩnh mạch ngoại vi hoặc các vị trí truyền ngoại vi đã bị bỏng hết.
  • Người bệnh bỏng nặng, có sốc bỏng, cần đo áp lực tĩnh mạch trung tâm

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  • Bỏng nhẹ, có thể bù dịch thỏa đáng bằng đường truyền các tĩnh mạch ngoại vi.
  • Nhân viên y tế không có kinh nghiệm.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

Bác sỹ được đào tạo. Điều dưỡng viên phụ giúp

2. Người bệnh

Được giải thích về mục đích và tính chất của kỹ thuật

3. Dụng cụ

  • Catheter các cỡ to, nhỏ tuỳ theo người bệnh.
  • Bộ dây truyền dịch và dịch truyền đã xuống dịch sẵn.
  • Găng vô khuẩn.
  • Xăng lỗ vô khuẩn.
  • Bông, gạc, cồn 700, cồn iod, băng dính.
  • Kim khâu da, chỉ lanh, kìm mang kim.
  • Thuốc gây tê: Novocain, lidocain, thuốc khác: atropin, nước cất, giảm đau...
  • Bơm tiêm 3 cái, nỉa có mấu: 01 cái.
  • Đèn gù
  • Bóng bóp ambu, máy sốc tim.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

- Tư thế người bệnh: đầu thấp ưỡn cổ nếu dùng tĩnh mạch dưới đòn hoặc cảnh trong; kê mông, dạng đùi, đầu gối thẳng nếu dùng tĩnh mạch đùi.

- Sát trùng rộng da vùng tiến hành kỹ thuật.

- Gây tê tại chỗ.

- Tĩnh mạch đùi: tìm động mạch đùi ở tam giác Scarpa, phía dưới cung đùi 2cm. Khi thấy mạch đập, lấy hai hoặc ba ngón tay giữ động mạch và chọc kim ở đầu ngón tay phía trong trong động mạch 5mm. Vừa đẩy kim vừa hút bơm tiêm cho đến khi thấy máu tĩnh mạch phụt ra, tháo bơm tiêm, đưa catheter vào tĩnh mạch, rút kim hoặc vỏ kim, khâu cố định bằng mối túi quanh chân catheter.

- Tĩnh mạch dưới đòn: chọc kim ở điểm sát bờ dới xương đòn ở 1/3 trong, đẩy kim từ từ theo hướng chếch lên trên và sang bên đối diện tạo một góc 450 với trục nằm ngang qua điểm giữa xương đòn. Vừa đẩy kim vừa hút bơm tiêm cho đến khi thấy máu tĩnh mạch phụt ra, tháo bơm tiêm, đưa catheter vào tĩnh mạch, rút kim hoặc vỏ kim, khâu cố định bằng mối túi quanh chân catheter.

- Tĩnh mạch cảnh trong: có 3 kỹ thuật

  • Kỹ thuật Mostert J,W: Đầu người bệnh quay sang một bên, tìm vị trí của động mạch cảnh bằng cách bắt mạch, lấy hai ngón tay tách động mạch cảnh và bờ trong của cơ ức đồn chũm. Chọc kim vào giữa hai ngón tay ở vị trí 5cm trên xương đòn (thường lấy sụn phễu làm điểm chuẩn) trêm một mặt phẳng dọc, hướng đầu kim về phía điểm nối 1/3 trong và 2/3 ngoài của xương đòn, và tạo thành một góc 300 với mặt phẳng của người bệnh.
  • Kỹ thuật Jernigan W. R.: Đầu người bệnh quay sang một bên, chọc kim ở vị trí 2 khoát ngón tay trên xương đòn, thẳng góc với cơ ức đòn chũm, trên bờ ngoài của cơ, phải dùng catheter mềm hoặc dùng dây dẫn vì kim chọc thẳng góc với tĩnh mạch.
  • Kỹ thuật O.Daily: Điểm chọc là đỉnh tam giác Sedillot hợp thành bởi 2 bó cơ ức đòn chũm và xương đòn. Chọc kim trên một mặt phẳng dọc, hướng mũi kim từ đỉnh xuống đáy tam giác (xương đòn) làm một góc 300 với mặt phẳng của người bệnh.

VI. CÁC TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG VÀ XỬ TRÍ

  • Người bệnh ngừng tim, ngừng thở do phản xạ: ngừng thủ thuật, tiến hành hồi sức tổng hợp (sốc tim, bóp bóng hỗ trợ hô hấp, thở máy…)
  • Chọc kim vào khí quản, màng phổi, đỉnh phổi gây tràn khí dưới da (đặt catheter tĩnh mạch dưới đòn): Rút kim, ngừng thủ thuật. Nếu tràn khí màng phổi làm ảnh hưởng tới hô hấp cần dẫn lưu khí màng phổi vô trùng; nếu tràn khí dưới da hầu hết sẽ tự hấp thu
  • Chọc kim vào động mạch: rút kim, ấn chặt vùng chọc kim 3-5 phút.
  • Nhiễm khuẩn: thao tác phải bảo đảm vô khuẩn, không sử dụng lại các catheter đã dùng rồi.
  • Đưa khí vào lòng mạch: hay gặp khi người bệnh trong trạng thái shock nặng, áp lực tĩnh mạch trung tâm âm tính. Cần tuân thủ đúng các quy trình đặt catheter.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Bộc lộ tĩnh mạch ngoại vi để truyền dịch điều trị người bệnh bỏng - Bộ y tế 2013
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

Kỹ thuật tạo vạt da có nối mạch dưới kinh hiển vi phẫu thuật điều trị bỏng - Bộ y tế 2013
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

Phẫu thuật chuyển vạt da phức tạp có nối mạch vi phẫu điều trị bỏng sâu - Bộ y tế 2013
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

Sử dụng các sản phẩm dạng dung dịch từ nuôi cấy tế bào để điều trị vết thương, vết bỏng - Bộ y tế 2013
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

Đặt dây truyền dịch ngoại vi điều trị người bệnh bỏng - Bộ y tế 2013
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

Tin liên quan
Tính ngày rụng trứng dựa vào thân nhiệt và dịch nhầy cổ tử cung
Tính ngày rụng trứng dựa vào thân nhiệt và dịch nhầy cổ tử cung

Nếu bạn đang cố gắng có thai thì nên ước tính thời điểm rụng trứng để có thể xác định những ngày tốt nhất để giao hợp (hoặc được thụ tinh).

Ứ dịch vòi trứng: Nguyên nhân và biện pháp điều trị
Ứ dịch vòi trứng: Nguyên nhân và biện pháp điều trị

Dù có triệu chứng hay không thì ứ dịch vòi trứng vẫn ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Do đó mà nhiều phụ nữ chỉ phát hiện ra mình bị ứ dịch vòi trứng khi cố gắng thụ thai trong nhiều năm mà không thành công.

Có thể điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu bằng tinh dầu không?
Có thể điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu bằng tinh dầu không?

Ngày càng có nhiều người tìm đến các phương pháp tự nhiên để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát. Một trong những phương pháp đó là sử dụng tinh dầu.

Nhiễm trùng đường tiết niệu mạn tính: Triệu chứng và cách điều trị
Nhiễm trùng đường tiết niệu mạn tính: Triệu chứng và cách điều trị

Nhiễm trùng đường tiết niệu mạn tính là nhiễm trùng đường tiết niệu không đáp ứng với điều trị hoặc tiếp tục tái phát sau điều trị.

Có thể điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu bằng tinh dầu không?
Có thể điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu bằng tinh dầu không?

Sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh có thể dẫn đến tình trạng vi khuẩn kháng kháng sinh. Vì lý do này nên ngày càng có nhiều người muốn tìm các biện pháp tự nhiên để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát và một trong những cách đó là sử dụng tinh dầu.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Hút thuốc lá có ảnh hưởng đến số lượng tinh trùng không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1158 lượt xem

Thưa bác sĩ, đối với nam giới đang muốn sinh con, liệu thuốc lá có ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng tinh trùng không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bị bệnh da liễu mạn tính có cần điều trị đặc biệt gì trước khi mang thai không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1347 lượt xem

- Thưa bác sĩ, tôi bị bệnh da liễu mạn tính. Tôi có cần điều trị đặc biệt gì trước khi mang thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Có cách nào chữa dứt điểm tình trạng tiết dịch màu trắng đục và có mùi hôi tại bộ phận sinh dục của bé gái 9 tuổi không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  846 lượt xem

Em có bé gái được 9 tuổi. Dạo gần đây âm đạo của bé tiết ra dịch có mùi khó chịu như trứng ung và màu trắng đục như nước vo gạo. Có khi còn bị đau rát và đỏ tấy bên dưới bộ phận sinh dục. Bé đi khám tại bệnh viện Nhi Đồng 2 mấy lần, nhưng bác sĩ không cho siêu âm hay xét nghiệm chỉ chẩn đoán viêm phụ khoa rồi cho thuốc về uống. Bé uống thuốc hết 1 thời gian lại bị lại. Hàng ngày em vẫn vệ sinh nước muối cho bé. Em có tới bệnh viện Từ Dũ để khám cho bé nhưng ở đây không khám bệnh trẻ em. Bé nhà em bị dị tật không hậu môn và đã phẫu thuật. Hiện tại bé đang bị ứ nước thận ở 2 bên. Có cách nào để chữa dứt điểm bệnh ở bộ phận sinh dục cho bé không ạ?

Bé 7 tháng 7 ngày nặng 8kg khó ngủ và hay tỉnh giấc về đêm có cân điều chỉnh lịch sinh hoạt cho hợp lý hơn không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1120 lượt xem

Em sinh bé trai nặng 3,7kg. Hiện giờ bé được 7 tháng 7 ngày và nặng 8kg, dài 67,7kg. Bé bú sữa mẹ kết hợp sữa công thức. 4 tháng đầu trộm vía bé ăn ngoan, ngủ ngoan. Nhưng đến tháng thứ 5 bé biếng bú và ít ngủ hẳn đi. Đến nay 7 tháng thì bé ăn 2 bữa bột và 2 bữa sữa. Mỗi bữa tầm 80ml sữa, nhưng ngủ mới chịu bú, thức là bé không bú bình. Đút thìa cũng nhè ra. Em đã thay đổi 3 loại sữa là meiji, morinaga, nan mà vẫn không thay đổi. Cả ngày mà bỉm của bé vẫn nhẹ tênh, nước vàng khè. Em phải làm gì để bé có thể ti bình lúc thức ạ? Còn một vấn đề nữa là bé nhà em bị rụng tóc vành khăn. Từ nhỏ đến giờ bé rất khó ngủ và khi ngủ thì hay thức dậy về đêm. Khi bé được 4 tháng em cho bé đi khám thì bác sĩ cho uống Relacti Extra và kê bổ sung magie, canxi. Bé uống Relacti Extra đã dễ ngủ hơn nhưng đêm vẫn thức dậy. Em cho bé uống Relacti Extra 5 hôm là dừng vì sợ có hại cho bé. Giờ em muốn tiếp tục cho bé uống Relacti Extra trở lại được không ạ? Giờ bé vẫn đang uống ostelin loại canxi kết hợp D3. Lịch sinh hoạt của bé nhà em như sau: Sáng: 7-9h: chơi. 9-10h: ngủ và đút cho ăn 80ml sữa công thức (tỉnh dậy là không ăn). 10-11h30: chơi và tắm. 11h30: ăn dặm 150-200ml cháo. 12h30: ngủ (có hôm không ngủ) 2h-3h: canh cho uống 80ml sữa. 3h: bữa phụ hoa quả (hôm có hôm không) . 6h: ăn 150ml cháo. 9h-10h: ti mẹ. Từ lúc này là lục đục ti mẹ cả đêm và trằn trọc để ngủ. Lịch sinh hoạt của bé như này có cần điều chỉnh gì không ạ?

Mẹ bầu 26 tuần bị suy giãn tĩnh mạch có đáng lo?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  546 lượt xem

Em mang thai bé thứ hai được 26 tuần. Gần đây, em chợt thấy xuất hiện 1 mảng tím bầm gần đầu gối. thỉnh thoảng hơi nóng trong da và đau nhức. Có phải em bị suy giãn tĩnh mạch rồi, phải không bác sĩ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây