1

Sử dụng các sản phẩm dạng dung dịch từ nuôi cấy tế bào để điều trị vết thương, vết bỏng - Bộ y tế 2013

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

I. KHÁI NIỆM

  • Tấm (màng) tế bào nuôi cấy là một trong những sản phẩm quan trọng và thông dụng của quá trình nuôi cấy tế bào. Tuy nhiên quá trình nuôi cấy tế bào còn tạo ra nhiều sản phẩm trung gian khác dưới dạng dung dịch. Các sản phẩm này cũng được sử dụng hiệu quả trong điều trị vết thương, vết bỏng.
  • Sử dụng các sản phẩm từ nuôi cấy tế bào, dạng dung dịch để điều trị vết thương, vết bỏng với mục đích làm liền vết thương hoặc hỗ trợ, kích thích quá trình liền vết thương thông qua việc kích thích hình thành tổ chức hạt và biểu mô hoá.

II. CHỈ ĐỊNH

  • Các loại vết thương, vết bỏng chậm liền đã sạch hết hoại tử, đã khống chế được hiện tượng viêm nhiễm nhằm kích thích hình thành tổ chức hạt.
  • Các vết thương ngay sau ghép da mắt lưới, sau ghép da tem thư hay ghép da kiểu mảnh siêu nhỏ nhằm kích thích biểu mô hoá từ các khe mắt lưới, từ mảnh tem thư hay mảnh da siêu nhỏ của da ghép.
  • Các loại vết thương mãn tính như: Loét tỳ đè, loét do tiểu đường, các vết loét do viêm tắc động tĩnh mạch chi, vết loét do phóng xạ….

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  • Vết thương còn hoại tử.
  • Vết thương do ung thư, và các biểu hiện tăng sinh của các dòng tế bào.
  • Vết thương còn đang viêm nhiễm, dị ứng, sốt cao, nhiễm trùng, nhiễm độc.
  • Vết thương tiết quá nhiều dịch.

IV. CHUẨN BỊ

1. Chuẩn bị các sản phẩm

  • Chuẩn bị các sản phẩm dạng dung dịch từ nuôi cấy tế bào theo yêu cầu của điều trị về số lượng, chất lượng và thời gian ghép
  • Phối hợp chặt chẽ giữa Bác sĩ điều trị với LaBo nuôi cấy tế bào

2. Chuẩn bị người bệnh

  • Kiểm tra toàn trạng người bệnh, chỉ sử dụng sản phẩm đạng dung dịch từ nuôi cấy tế bào khi hết nhiễm trùng nhiễm độc nặng và hết sốt cao
  • Theo dõi nhiệt độ, mạch, huyết áp trước ghép 1-2 ngày
  • Tắm toàn thân người bệnh 1-2 lần trước ghép dung dịch nuôi cấy .Đối với vết thương sử dụng nước muối sinh lý vô trùng.
  • Thay quần áo, chăn, ga, gối, đệm bằng loại đã hấp sấy.
  • Có thể sử dụng kháng sinh 1 đợt bắt đầu trước ghép tấm tế bào nuôi cấy 1 ngày.

3. Chuẩn bị dụng cụ

  • Hộp vận chuyển dạng sản phẩm dung dịch nuôi cấy: 01
  • Bộ dụng cụ thay băng: Nỉa có mấu, không mấu; kéo thẳng, kéo cong, xăng ga vô trùng; khay quả đậu.
  • Đầy đủ các thuôc men và trang thiết bị cấp cứu khác như thủ thuật thay băng sau ghép da.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

  • Kiểm tra hồ sơ
  • Kiểm tra người bệnh
  • Thực hiện kỹ thuật
  • Thay băng chuẩn bị nền ghép theo quy trình.
  • Loại bỏ hết hoại tử, giả mạc, máu mủ, dịch tiết. Rửa sạch vết thương 2-3 lần bằng nước muối sinh lý vô trùng
  • Thấm khô bằng gạc vô trùng
  • Đắp gạc có thấm chế phẩm tế bào trực tiếp lên vết thương.
  • Đắp lên trên 1 lớp gạc vaselin
  • Đắp tiếp 4 lớp gạc vô trùng lên trên, băng lại
  • Băng ép lên vết thương với áp lực 28- 30 mmHg
  • Thay băng sau 1-2 ngày qui trình thay băng giống như thay băng sau ghép da tự thân.

VI. CHĂM SÓC, THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Toàn thân

  • Theo dõi trạng thái toàn thân, mạch, nhiệt độ, huyết áp…sau thay băng chặt chẽ, kịp thời phát hiện trạng thái sốc, đe dọa sốc để xứ lý.
  • Người bệnh choáng, ngất trong và sau thay băng: Tạm dừng thay băng, đặt nằm chỗ thoáng, mát, cho thở oxy, thuốc trợ tim. Khi người bệnh tỉnh, trở lại trạng ổn định cho phép mới thay băng tiếp.
  • Theo dõi tác dụng phụ của thuốc giảm đau toàn thân hoặc theo dõi chung sau gây mê để xử trí kịp thời như tình trạng ngừng thở ngừng tim, nôn…
  • Tình trạng đau đớn sau thay băng như kêu đau, rét run hoặc sốt cao: tiếp tục dùng giảm đau, ủ ấm, hạ sốt…

2. Tại chỗ

  • Tụt băng gạc để lộ vết thương: tiến hành băng bó bổ xung.
  • Tình trạng băng quá chặt gây phù nề, chèn ép vùng bỏng: nới bớt băng.
  • Chảy máu: Thay băng lại vùng chảy máu, đắp nước muối ấm, băng ép hoặc khâu cầm máu nếu cần, lấy sạch máu cục, đắp lại gạc thuốc, gạc vaseline và gạc khô, băng ép.
  • Dị ứng: mẩn ngứa, nổi sản đỏ vùng da lành: ít gặp, nhẹ chỉ cần lấy bỏ các gạc tẩm dung dịch nuôi cấy, nếu cần dùng các thuốc kháng histamin. Thậm chí: ngừng sử dụng.
  • Nhiễm trùng: rửa sạch vết bỏng bằng dung dịch PVP 3%, rửa lại bằng dung dịch NaCl 0,9%, đắp bổ xung tấm tế bào khác.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Sử dụng thuốc tạo màng điều trị vết thương bỏng nông - Bộ y tế 2013
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

Ghép màng nuôi cấy tế bào các loại điều trị vết thương, vết bỏng - Bộ y tế 2013
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

Sử dụng giường khí hóa lỏng điều tri người bệnh bỏng nặng - Bộ y tế 2013
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

Sử dụng giường đệm tuần hoàn khí điều trị người bệnh bỏng nặng - Bộ y tế 2013
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

Sử dụng oxy cao áp điều trị người bệnh bỏng - Bộ y tế 2013
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

Tin liên quan
Insulin thường (insulin người) dạng dung dịch tiêm dưới da
Insulin thường (insulin người) dạng dung dịch tiêm dưới da

Insulin thường (insulin người) dạng dung dịch tiêm dưới da kê đơn được kết hợp cùng với chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục để kiểm soát tình trạng đường trong máu cao do bệnh tiểu đường type 1 hoặc type 2.

7 tác dụng phụ thường gặp của thuốc điều trị rối loạn cương dương
7 tác dụng phụ thường gặp của thuốc điều trị rối loạn cương dương

Rối loạn cương dương, hay còn được gọi là bất lực, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống tình dục cũng như là chất lượng cuộc sống của nam giới. Có nhiều loại thuốc để điều trị vấn đề này nhưng đa số đều có đi kèm tác dụng phụ.

Những điều cần biết khi dừng các biện pháp tránh thai
Những điều cần biết khi dừng các biện pháp tránh thai

Nếu bạn đang nghĩ đến việc cố gắng mang thai sớm, thì đây là một vài điều bạn cần biết về việc dừng các biện pháp tránh thai.

Tiêm PRP trong điều trị rối loạn cương dương: Hiệu quả và tác dụng phụ
Tiêm PRP trong điều trị rối loạn cương dương: Hiệu quả và tác dụng phụ

Liệu pháp huyết tương giàu tiểu cầu hiện nay được ứng dụng vào nhiều mục đích khác nhau, bao gồm cả điều trị chứng rối loạn cương dương.

Mọi điều cần biết về cách sử dụng bao cao su
Mọi điều cần biết về cách sử dụng bao cao su

Để tránh mang thai ngoài ý muốn và ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục, đeo bao cao su dành cho cả nam và nữ là một lựa chọn thích hợp.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Phân biệt thuốc dạng hỗn dịch và dạng dung dịch
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  2610 lượt xem

Bác sĩ có thể phân biệt giúp tôi thuốc dạng hỗn dịch và thuốc dạng dung dịch được không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Dùng thuốc kháng vi rút như Tamiflu để điều trị cúm ở bà bầu có an toàn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  807 lượt xem

- Bác sĩ ơi, tôi dùng thuốc kháng vi rút như Tamiflu để điều trị cúm ở bà bầu có an toàn không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Khi nào bắt đầu cho trẻ dùng thuốc dạng nhai?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  609 lượt xem

- Bác sĩ ơi, bé nhà tôi được 1,5 tuổi. Bác sĩ cho hỏi, khi nào có thể bắt đầu cho bé dùng thuốc dạng nhai ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Nên dùng quạt gió, quạt điều hòa hay máy lạnh để chống nóng cho trẻ?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  567 lượt xem

Bé nhà em hiện đang 3 tháng 13 ngày. Em sử dụng quạt điều hòa làm mát bằng chế độ hơi nước cho bé có ảnh hưởng gì đến bé không ạ? Và thời tiết nắng nóng thì máy lạnh, quạt gió và quạt điều hòa thì em nên dùng cái nào là tốt nhất cho bé ạ?

Có được dùng chung sản phẩm hỗ trợ ngủ ngon với thuốc bổ sung canxi cho trẻ 8 tháng tuổi không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1164 lượt xem

Cháu nhà em hiện giờ đã được 8 tháng tuổi. Từ lúc sinh ra đến giờ cháu có tình trạng là khó ngủ. Khi ngủ cháu rất khó vào giấc và ngủ không sâu cứ trằn trọc suốt. Tổng thời gian ngủ của cháu cũng không đủ tiêu chuẩn. Em có cho cháu đi khám thì bác sĩ chẩn đoán thiếu canxi, sắt, kẽm và có kê thuốc cho uống nhưng không đỡ. Em định cho cháu uống sono bimbi hoặc soki tium để hỗ trợ cháu ngủ ngon hơn được không ạ? Và sản phẩm hỗ trợ ngủ ngon này có được dùng chung với canxi được không ạ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây