Sử dụng oxy cao áp điều trị người bệnh bỏng - Bộ y tế 2013
I. KHÁI NIỆM
- Oxy cao áp là một liệu pháp điều trị bệnh tương đối phổ biến ở các nước tiên tiến trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Oxy cao áp được áp dụng để điều trị nhiều bệnh nội, ngoại khoa khác nhau.
- Trong điều trị bỏng, oxy cao áp có tác dụng làm giảm viêm, giảm nề, giảm tiết dịch, kích thích biểu mô hóa giúp vết thương bỏng nhanh liền. Oxy cao áp còn làm tăng nồng độ oxy tổ chức tổn thương, do đó góp phần thúc đẩy quá trình tái tạo và biểu mô hóa.
II. CHỈ ĐỊNH
- Vết bỏng nông chậm liền.
- Bỏng sâu có mô hạt xấu, da ghép bám kém, vết thương bỏng chậm liền.
- Kết hợp điều trị với phẫu thuật tạo hình sau ghép da, chuyển vạt da trong điều trị sẹo sau bỏng.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Tiền sử có cơn động kinh, tăng huyết áp, có các nang, hang, abces ở phổi.
- Tắc vòi eustach, polip mũi, viêm tai, mũi, họng nặng, viêm phổi hai bên, tràn khí, tràn dịch màng phổi.
- Chứng sợ khoang kín, mẫn cảm với oxy, khi đang dùng thuốc tại chỗ Sunfamylon.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
Bác sĩ chuyên khoa bỏng, chuyên khoa vật lý trị liệu được đào tạo về oxy cao áp.
2. Phương tiện
Buồng oxy cao áp đơn (giành cho một người bệnh), các trang thiết bị an toàn kèm theo.
3. Người bệnh
- Hồ sơ bệnh án và các xét nghiệm liên quan
- Giải thích cho người bệnh biết ý nghĩa phương pháp điều trị và những vấn đề gặp phải trong quá trình điều trị để người bệnh hợp tác tốt với thầy thuốc.
- Thay băng làm sạch vết bỏng, đắp gạc tẩm nước muối sinh lý lên vết thương.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
- Thay băng theo quy trình. Sau khi thay băng, người bệnh được đưa xuống phòng điều trị bằng oxy cao áp.
- Người bệnh được đo mạch, nhiệt độ, huyết áp.
- Người bệnh thay quần áo, khử bỏ tĩnh điện bằng dụng cụ chuyên dùng.
- Quy trình có thể khác nhau với mỗi loại máy khác nhau, tuy nhiên cơ bản gồm một số bước sau:
- Đặt thông số cho mỗi người bệnh: áp suất, thời gian, nhiệt độ, nồng độ oxy Người bệnh được đưa vào buồng oxy cao áp
- Đóng cửa buồng
- Dùng oxy 100% nén từ từ vào buồng để nâng áp suất của buồng lên mức mong muốn (thông thường 150 kpa, dao động khoảng 120- 160 kpa, tùy thuộc đáp ứng của từng người bệnh). Thời gian nén khoảng 5 – 7 -10 phút.
- Duy trì áp suất mong muốn khoảng 50 phút.
- Sau đó, giảm áp lực từ từ trong buồng oxy cao áp cho bằng áp suất bên ngoài, thời gian giảm áp suất khoảng 5 – 7 – 10 phút.
- Đưa người bệnh ra khỏi buồng oxy cao áp, đo lại mạch, nhiệt độ, huyết áp.
- Liệu trình điều trị oxy cao áp khoảng 1 lần/ngày, trong khoảng 7-10 ngày
VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
- Người bệnh sợ hãi, đặc biệt với hệ thống máy oxy cao áp có lồng thủy tinh kín hoặc lồng sắt: giải thích, động viên để người bệnh an tâm, hợp tác điều trị.
- Ngộ độc oxy: hiếm gặp. Cần tuân thủ chặt chẽ quy trình thao tác, kiểm soát áp lực nồng độ oxy chính xác.
- Người bệnh có thể vã mồ hôi khi mới vào buồng: hay gặp ở buồng oxy cao áp chưa có hệ thống điều hòa trong buồng. Khi người bệnh ra khỏi buồng: sẽ hết tình trạng này.
- Người bệnh có cảm giác ù tai, đau tai: hướng dẫn cách cân bằng áp lực trước khi vào buồng oxy cao áp.
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013
Những người nhiễm HIV sẽ bị bệnh zona thần kinh nặng hơn bình thường và cũng có nguy cơ gặp biến chứng cao hơn.
Dầu dừa có nhiều đặc tính có thể giúp điều trị bệnh trĩ. Dầu dừa có đặc tính chống viêm mạnh, có thể làm giảm tình trạng viêm và sưng tấy. Đặc tính giảm đau của loại dầu này có thể giúp giảm bớt cảm giác khó chịu do bệnh trĩ gây ra, đồng thời đặc tính kháng khuẩn giúp cho búi trĩ lành nhanh hơn.
Duy trì lượng đường trong máu ổn định là điều rất quan trọng để kiểm soát bệnh tiểu đường. Bên cạnh các phương pháp điều trị truyền thống như tiêm insulin hay dùng thuốc đường uống, người mắc bệnh tiểu đường còn có thể lựa chọn các phương pháp điều trị bổ sung và thay thế. Các phương pháp điều trị này giúp cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần cho người bệnh.
Loét bàn chân là một biến chứng phổ biến của bệnh đái tháo đường khi không được kiểm soát tốt bằng các phương pháp như điều chỉnh chế độ ăn, tập thể dục, thuốc đường uống và liệu pháp insulin. Các vết loét hình thành do mô da bị phân hủy và để lộ các lớp mô bên dưới.
Thuốc đồng vận thụ thể GLP-1 (glucagon-like peptide-1) là một nhóm thuốc được sử dụng để điều trị bệnh tiểu đường type 2. Thuốc đồng vận thụ thể GLP-1 rất hiệu quả trong việc giảm lượng đường trong máu. Ngoài điều trị tiểu đường, nhóm thuốc này còn mang lại một số lợi ích cho sức khỏe tim và chức năng thận.
- 1 trả lời
- 1343 lượt xem
- Thưa bác sĩ, tôi bị bệnh da liễu mạn tính. Tôi có cần điều trị đặc biệt gì trước khi mang thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1158 lượt xem
- Thưa bác sĩ, tôi bị bệnh tuyến giáp. Tôi có cần biết điều gì trước khi có thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 951 lượt xem
- Bác sĩ ơi, tôi dùng thuốc kháng vi rút như Tamiflu để điều trị cúm ở bà bầu có an toàn không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 687 lượt xem
Bé nhà em hiện đang 3 tháng 13 ngày. Em sử dụng quạt điều hòa làm mát bằng chế độ hơi nước cho bé có ảnh hưởng gì đến bé không ạ? Và thời tiết nắng nóng thì máy lạnh, quạt gió và quạt điều hòa thì em nên dùng cái nào là tốt nhất cho bé ạ?
- 1 trả lời
- 695 lượt xem
Vợ em sinh mổ 1 bé trai và 1 bé gái tại bệnh viện Từ Dũ. Khi sinh ra vì mẹ không đủ sữa nên nhà em sốt ruột đã cho 2 bé bú sữa trực tiếp của 1 chị cùng phòng sanh. Nếu chị kia bị bệnh truyền nhiễm thì hai bé nhà em có bị lây không ạ? Và khi nào thì các bé có thể làm xét nghiệm để biết bé có bị bệnh truyền nhiễm gì không?