Sử dụng giường đệm tuần hoàn khí điều trị người bệnh bỏng nặng - Bộ y tế 2013
I. KHÁI NIỆM
Giường đệm tuần hoàn khí là loại giường có sử dụng một loại đệm khí đặc biệt: Đệm có chứa một hệ thống mút đặc biệt có cấu trúc sẻ rãnh, tạo lỗ để dòng khí có thể tuần hoàn lưu thông liên tục trong đó. Đệm đặc biệt này được nối với một mô tơ đẩy và hút khí liên tục. Lượng khí tuần hoàn liên tục trong đệm nhằm giảm thiểu áp lực tỳ đè lên bề mặt vết bỏng. Khi trọng lượng người bệnh đè vào một vùng hay một vị trí nào đó thì lượng khí phía dưới lại được dồn sang vị trí khác do đó nhằm giảm áp lực tỳ đè. Đây là loại giường được sử dụng trong hồi sức cấp cứu và bỏng để chống loét và chống áp lực lên vết bỏng cho người bệnh
II. CHỈ ĐỊNH
Người bệnh bỏng nặng với diện bỏng lớn, độ sâu nhiều, hoại tử ướt. Người bệnh nằm lâu nguy cơ loét điểm tỳ.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Người bệnh đang có các nguy cơ ngừng tim, ngừng thở cần phải hồi sức tổng hợp
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
Bác sỹ khoa hồi sức cấp cứu, chuyên khoa bỏng, điều dưỡng hồi sức cấp cứu, bỏng
2. Phương tiện, trang thiết bị
- Giường đệm tuần hoàn khí
- Monitor theo dõi các chức năng sống của người bệnh
- Máy hút dịch, máy truyền dịch, bơm tiêm điện
- Máy thở
- Các trang thiết bị, dụng cụ hồi sức cấp cứu và chăm sóc người bệnh khác
3. Người bệnh
- Người bệnh được tắm rửa, thay băng, làm các thủ thuật, cân nặng trước.
- Người bệnh được giải thích về chế độ điều trị và nội quy cho người bệnh và người nhà.
- Cắm dây điện nguồn giường vào ổ cắm điện trên tường.
- Chuẩn bị giường, chuẩn bị đệm khí và ga trải giường vô khuẩn.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
- Bật công tắc khởi động mô tơ khí
- Kiểm tra hoạt động của mô tơ và tình trạng khí lưu thông không tải
- Hạ bậc thang bên cạnh giường để thuận tiện cho chuyển người bệnh
- Đưa người bệnh từ cáng lên giường nhẹ nhàng
- Đặt người bệnh nằm ngửa chính giữa giường, đảm bảo ga trải giường và lớp ga bảo vệ đệm phía dưới phải được đặt phẳng, không bị nhăn, không bị gấp. Chân người bệnh ở phía bảng điều khiển chính của giường.
- Treo các túi nước tiểu hoặc túi khác (nếu có) vào các móc có sẵn dọc theo thành giường.
- Điều chỉnh mức độ lưu thông khí của mô tơ khi có tải
- Ấn phím tắt mô tơ khi chuẩn bị cho người bệnh ra khỏi giường
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013
Câu hỏi: - Bác sĩ ơi, việc dùng kem nhuộm da hoặc giường phơi nắng trong thai kỳ có an toàn cho em bé của tôi không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
Những người nhiễm HIV sẽ bị bệnh zona thần kinh nặng hơn bình thường và cũng có nguy cơ gặp biến chứng cao hơn.
Để da tiếp xúc với tia cực tím (UV) trong ánh nắng mặt trời quá lâu sẽ khiến da bị bỏng nắng. Có nhiều cách tự nhiên để làm dịu làn da đang bị tổn thương do ánh nắng và một trong những cách đó là sử dụng dầu dừa. Dầu dừa có công dụng dưỡng ẩm và và điều trị mọt số vấn đề về da nhưng liệu dầu dừa có thực sự giúp phục hồi da bỏng nắng hay không?
Dầu dừa có nhiều đặc tính có thể giúp điều trị bệnh trĩ. Dầu dừa có đặc tính chống viêm mạnh, có thể làm giảm tình trạng viêm và sưng tấy. Đặc tính giảm đau của loại dầu này có thể giúp giảm bớt cảm giác khó chịu do bệnh trĩ gây ra, đồng thời đặc tính kháng khuẩn giúp cho búi trĩ lành nhanh hơn.
- 1 trả lời
- 1416 lượt xem
Tôi bị á sừng 10 năm nay, đã từng đi khám rất nhiều nơi. Có nơi thì nói bị viêm da cơ địa. Vậy 2 bệnh đó có giống nhau không? Tôi bị ở bàn chân, các ngón chân, vào mùa đông, da khô, bong tróc từng mảng có khi bắn máu, rất đau, xót, đi lại khó khăn. Tôi từng đi chữa nhiều nơi, cả thuốc bắc thuốc nam mà chưa khỏi được dứt điểm. Bệnh này có khỏi hẳn được không?
- 1 trả lời
- 1261 lượt xem
Tôi có nghe nói, người nào mắc bệnh mạn tính sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Tôi đang chuẩn bị lên kế hoạch có em bé nên điều này làm tôi vô cùng lo lắng. Bác sĩ có thể cho tôi biết những bệnh mạn tính nào ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1108 lượt xem
- Thưa bác sĩ, nếu tôi rơi vào tình trạng khô hạn và tôi muốn thụ thai thì sử dụng chất bôi trơn có ảnh hưởng đến tỉ lệ có thai không? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1326 lượt xem
- Thưa bác sĩ, tôi bị bệnh da liễu mạn tính. Tôi có cần điều trị đặc biệt gì trước khi mang thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1144 lượt xem
- Thưa bác sĩ, tôi bị bệnh tuyến giáp. Tôi có cần biết điều gì trước khi có thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!